Chuyên gia hướng dẫn cách bảo vệ trẻ em trên không gian mạng theo độ tuổi

Sau một thời gian dài ảnh hưởng bởi dịch bệnh, thời lượng tiếp xúc với các thiết bị điện tử và truy cập mạng internet của trẻ em tăng đáng kể. Bên cạnh những tác động tích cực, không gian mạng cũng mang tới nhiều tiêu cực.

Hiện nay có nhiều trường hợp trẻ "nghiện" mạng xã hội để lại hậu quả rất lớn, nhất là đối với trẻ vị thành niên, khi trẻ đang có sự phát triển mạnh mẽ về thể chất và tinh thần. Điển hình là tình trạng trẻ bỏ ăn uống, không ngủ, thậm chí chơi game, sử dụng mạng thâu đêm suốt sáng dẫn tới cơ thể gầy gò, ốm yếu, suy kiệt, mệt mỏi, bơ phờ... Trẻ còn có thể có một số biểu hiện về mặt tâm lý, tâm thần như bị rối loạn cảm xúc, hay cáu gắt, mệt mỏi, hay buồn ngủ, thờ ơ với mọi thứ xung quanh.

Hầu hết các trẻ "nghiện" mạng xã hội, sử dụng mạng thâu đêm suốt sáng hay bị rối loạn giấc ngủ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến trí nhớ, việc học tập sa sút, dễ bỏ học, trốn học… Ở một số trường hợp nặng, tình trạng nghiện mạng xã hội kéo dài, có thể dẫn tới rối loạn tâm thần như lo âu, trầm cảm. Lúc này việc điều trị sẽ khó khăn hơn rất nhiều. 

Một số trường hợp trẻ xem các nội dung tiêu cực trên mạng xã hội nhiều nên các hình ảnh, thông tin đó sẽ tác động đến tâm lý của trẻ khiến trẻ bắt chước làm theo, học theo những hành động kích động, bạo lực.

Trước vấn đề nguy hiểm trên, bà Đinh Thị Như Hoa – Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết, ở giai đoạn 0 – dưới 3 tuổi, trẻ em không cần và không nên tiếp xúc với các thiết bị kỹ thuật số dù với bất kỳ lý do gì. Đây là giai đoạn trẻ cần được sự quan tâm, yêu thương, tương tác thực tế để phát triển ngôn ngữ, giao tiếp và vận động.

Trẻ em dưới 3 tuổi không nên tiếp xúc với thiết bị kỹ thuật số, cần tương tác thực tế. (Ảnh minh họa)

Trong giai đoạn 3 – dưới 6 tuổi, trẻ khám phá thế giới xung quanh một cách nhanh chóng, tiếp xúc với thế giới bằng các giác quan khác nhau, phát triển ngôn ngữ. Đây được coi là độ tuổi vàng để phát triển trí tuệ, kỹ năng cho trẻ. “Ở giai đoạn này nếu vô tình tiếp cận thông tin không phù hợp, nội dung độc hại trên mạng thì cực kỳ nguy hiểm”, bà Đinh Thị Như Hoa cho hay.

Do đó bà Như Hoa khuyến nghị, cần dạy trẻ kỹ năng lắng nghe hoặc kỹ năng báo cáo. Còn với cha mẹ trẻ thì có thể thiết lập tài khoản trên mạng cho trẻ và kết nối với tài khoản của cha mẹ, thiết lập thời gian tiếp xúc màn hình không quá 1 tiếng/ngày và quản lý hành vi rủi ro.

Cha mẹ nên hạn chế thời gian trẻ tiếp xúc màn hình, đồng thời tìm kiếm các sân chơi lành mạnh khác. (Ảnh minh họa)

Độ tuổi 6 - dưới 11 tuổi, đây là lứa tuổi trẻ em đã bắt đầu học tập và tìm hiểu tương tác trên môi trường mạng trong một giới hạn nhất định, bắt đầu hình thành các kỹ năng số.

Tuy nhiên, khi sử dụng mạng xã hội ở độ tuổi này trẻ cũng có thể gặp rủi ro như bị rò rỉ, lộ lọt thông tin cá nhân; tiếp cận thông tin không phù hợp, nội dung độc hại; bị kết bạn xấu; bị bắt nạt trên mạng, thậm chí có thể đối diện với nguy cơ bị xâm hại tình dục trên môi trường mạng.

Chính vì thế, theo bà Như Hoa thì kỹ năng trẻ cần có ở giai đoạn này là quản lý danh tính số, nhận biết danh tính số an toàn, quản lý quyền riêng tư, tự cài đặt mật khẩu, không chia sẻ thông tin. Cùng với đó là quản lý thời gian tiếp xúc, biết tuân thủ theo kế hoạch, quản lý rủi ro như: nhận biết, cảnh báo hoặc nhờ sự trợ giúp.

Khuyến nghị dành cho cha mẹ khi có con ở tuổi này là cùng thiết lập quy tắc sử dụng internet: Đào tạo, hướng dẫn trẻ nhận biết rủi ro trên môi trường mạng, đưa ra biện pháp phòng tránh cũng như cài đặt một số ứng dụng theo dõi, giám sát, hỗ trợ.

{keywords}
Ảnh minh họa

Ở độ tuổi 11 – 16 tuổi, đây là lứa tuổi trẻ em đã học tập và tìm hiểu tương tác trên môi trường mạng trong một giới hạn nhất định, hình thành các kỹ năng số.

Lúc này trẻ có thể bị đối mặt với một số nguy cơ như rò rỉ, lộ lọt thông tin cá nhân, tiếp cận thông tin không phù hợp, nội dung độc hại, kết bạn xấu, bị bắt nạt và có nguy cơ bị xâm hại tình dục trên môi trường mạng.

Tiếp xúc với mạng xã hội nhiều có thể khiến trẻ bị nghiện internet, nghiện game, Selfie, Livestream hoặc tham gia các thử thách nguy hiểm. Trẻ cũng phải đối mặt với tin giả, tin sai sự thật...

Vì vậy kỹ năng trẻ cần có ở giai đoạn này là quản lý danh tính số: Biết sử dụng danh tính số an toàn, phân biệt sống ảo, sống thật; Quản lý quyền riêng tư, tự cài đặt mật khẩu, không chia sẻ thông tin tùy tiện.

Ngoài ra, trẻ cần tự thiết lập thời gian biểu sử dụng internet an toàn phù hợp cũng như quản lý rủi ro bằng cách nhận biết, biết cách phòng tránh, có tư duy phản biện và có khả năng báo cáo tìm kiếm nhờ sự trợ giúp.

Khuyến nghị dành cho cha mẹ là tôn trọng quyền sử dụng internet của trẻ nhưng cũng cần dạy trẻ cách thức đảm bảo an toàn tại nhà, bên cạnh đó là đồng hành tìm cách giải quyết vấn đề khi trẻ gặp phải.

Hoàng Thanh

Các trường đại học 'mạnh tay' rót tiền, trải thảm đỏ thu hút tiến sĩ, giáo sư

Nhiều trường đại học trả lương cao, tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp để thu hút nguồn nhân lực có trình độ tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư về làm việc.

Nữ sinh giành học bổng Chính phủ Hàn Quốc từ lời can 'học ở Việt Nam rồi tính'

Khi tham khảo ý kiến mọi người, Mai Anh thường nhận được câu trả lời: “Hồ sơ không đủ mạnh”, “Em nên theo học đại học ở Việt Nam rồi sau này học cao lên tính tiếp”… Tuy nhiên, cô gái đã không bỏ cuộc.

Tranh cãi việc ký túc xá cấm sinh viên nằm nệm

Quy định mới của ký túc xá Trường ĐH Sư phạm TP.HCM cấm sinh viên nằm nệm gây nhiều ý kiến trái chiều.

Diễn biến mới vụ phụ huynh tố trường 'ăn bớt' giờ chính khóa để dạy ngoại khóa

Sau phản ánh của VietNamNet về việc phụ huynh tố trường bớt giờ chính khóa để dạy chương trình ngoại khóa, Trường Mầm non Tam Hưng A (huyện Thanh Oai) đã thông báo dừng tổ chức các hoạt động ngoại khoá.

'Mẹ ơi, các bạn học thêm ở nhà cô điểm cao hơn'

Chị T. chia sẻ, vì tâm lý lo lắng con không được quan tâm nên khi biết cô giáo mở lớp học thêm tại nhà, dù con chỉ mới học lớp 1, chị cũng đã đăng ký.

‘Không học thêm, con tôi khó đỗ vào trường top’

“Để chuẩn bị cho kỳ thi vào lớp 6 trường chất lượng cao, các bạn trong lớp của con đã theo thầy cô chuyên luyện thi suốt từ năm lớp 4. Nếu không cho con đi ôn luyện, tôi sợ rằng cháu rất khó đỗ vào trường tốt”.

Mặc lời đàm tiếu, người phụ nữ sáng mải miết bán vé số, chiều 'đứng lớp' dạy học

Đi qua hơn nửa đời người, bà giáo Nguyễn Thị Ba hàng ngày vẫn mải miết trên khắp các con hẻm của TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương bán từng tờ vé số, tích góp tiền lo con chữ cho học trò nghèo ở lớp học tình thương.

'Bác sĩ mở phòng khám tư thì giáo viên dạy thêm là chính đáng'

ĐB Nguyễn Văn Huy phân tích, nếu bác sĩ có thể mở phòng khám tư sau giờ hành chính và nhiều người ở các ngành nghề khác có thể bôn ba ngoài giờ làm việc để tăng thu nhập thì việc nhà giáo dạy thêm là quyền lợi chính đáng.

Điều kỳ diệu mang tên cô hiệu trưởng: 'Cô đã cho con tôi một cuộc đời mới'

“Gia đình chúng tôi vô cùng cảm động và biết ơn cô B. Tôi đã sinh ra con nhưng chính cô mới là người cho con một cuộc đời bình thường như các bạn”, phụ huynh của một trẻ mắc chứng tự kỷ nói về nữ hiệu trưởng.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: 'Muốn học tốt thì hãy hỏi nhiều hơn'

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói rằng lời cảm ơn thầy cô luôn ở trong tim mỗi học sinh. Cách cảm ơn thầy cô tốt nhất là học tốt hơn, thực chất hơn để thành người, để làm việc.

Đang cập nhật dữ liệu !