Chuyên gia dinh dưỡng Nga tiết lộ thực phẩm ít chất béo tiềm ẩn nguy cơ gì?

Chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ tiêu hóa Nuria Dianova mới đây đã chia sẻ thực phẩm ít chất béo tiềm ẩn mối nguy gì và tại sao không nên lạm dụng?

Theo bà Dianova, mọi người thường nghĩ rằng những thực phẩm ít béo hoặc đã loại bỏ chất béo thì có thể ăn với số lượng lớn. Tuy nhiên, không phải vậy vì một số yếu tố khác cũng rất quan trọng, chứ không chỉ là tỷ lệ chất béo. Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng cảnh báo không nên ăn theo những thực phẩm như vậy, vì sẽ dẫn đến việc ăn quá nhiều.

“Nếu một sản phẩm ít chất béo hoặc đã loại bỏ chất béo, điều này không có nghĩa là bạn có thể ăn thoải mái ba lần trong ngày từ sáng đến tối, vì như thế sẽ dẫn đến tình trạng ăn quá nhiều”, bà Dianova nói.

{keywords}
Để đảm bảo sức khỏe, mỗi người cần xây dựng và tuân thủ một chế độ ăn uống lành mạnh, nên thay thế các chất béo bão hòa bằng các chất béo không bão hòa nhằm cải thiện mức cholesterol tốt trong máu. (Ảnh: RIA)

Chuyên gia dinh dưỡng lưu ý rằng, trong trường hợp này con người có thể nhận được một lượng dư thừa không phải là các thành phần hữu ích nhất. Khi quá trình loại bỏ chất béo diễn ra, thực phẩm có thể mất mùi vị, độ đặc của nó cũng thay đổi, điều này phải được bù đắp bằng các chất phụ gia khác nhau.

“Kiểm soát hàm lượng chất béo là một vấn đề quan trọng, nhưng cái chính là không được thay chất béo tự nhiên bằng những loại bằng chất béo thực vật, không rõ trong đó có chất béo chuyển hóa hay không”, chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ.

Bà Dianova cho rằng, trong các sản phẩm ít chất béo người ta thường cho thêm đường, muối, tinh bột, chất điều vị, vì vậy nếu tiêu thụ loại đồ ăn này trong một thời gian dài có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe.

“Theo thời gian, một lượng quá nhiều các chất phụ gia sẽ ảnh hưởng đến đường ruột, sắc đẹp, độ sáng của làn da. Hình ảnh siêu âm có thể cho thấy tình trạng viêm tụy, tức là khi không có rối loạn chức năng rõ ràng, nhưng có những thay đổi trong tuyến tụy. Rồi tình trạng tăng cân, khi một người rõ ràng không ăn nhiều chất ngọt, nhưng lại tiêu thụ rất nhiều thực phẩm”, bà Dianova nói.

{keywords}
Chất béo là chất dinh dưỡng đa lượng quan trọng đối với cơ thể. Tuy nhiên, không phải tất cả các chất béo đều có lợi như nhau. (Ảnh minh họa)

Bác sĩ tiêu hóa khuyên những người đang muốn giảm lượng chất béo trong khẩu phần ăn hàng này nên chọn các sản phẩm tự nhiên, ít có chất béo và được chế biến công nghiệp ở mức thấp nhất có thể.

Chất béo trong cơ thể người được chia thành 2 loại là chất béo tốt và chất béo xấu. Chất béo tốt cung cấp năng lượng cho cơ thể, chất béo xấu khiến cơ thể sản sinh ra cholesterol, dẫn tới nhiều vấn đề về sức khỏe.

Chất béo tốt: còn gọi là chất béo không bão hòa, không đông đặc ở nhiệt độ thường, tồn tại dưới 2 dạng là không bão hòa đơn và không bão hòa đa. Omega-3 và Omega-6 là 2 chất béo không bão hòa đa. Ngoài ra, chúng cũng là loại axit béo phổ biến mà cơ thể cần hấp thụ từ thực phẩm. Đây là chất béo tốt vì có khuynh hướng làm giảm cholesterol trong máu, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, sản sinh ra cholesterol tốt truyền đi khắp cơ thể, ngăn ngừa các bệnh tim mạch,...

Chất béo xấu: còn gọi là chất béo bão hòa, đông đặc ở nhiệt độ bình thường, khiến cơ thể sản sinh ra cholesterol xấu, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

Nếu đang thừa cân, Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyên rằng nên ăn ít hơn 30% tổng lượng calo từ chất béo. Vì vậy, nếu cơ thể bạn cần 2.000 calo một ngày, bạn có thể ăn tối đa 65 gam chất béo mỗi ngày là phù hợp nhất.

Chất béo là một trong những dưỡng chất dinh dưỡng cần thiết cung cấp cho cơ thể, nhưng chỉ nên sử dụng chất béo ở mức vừa phải và hợp lý để không ảnh hưởng đến sức khỏe và dinh dưỡng của cơ thể.

3 thủ phạm gây nên căn bệnh ung thư ở nam giới, biết trước để phòng

3 thủ phạm gây nên căn bệnh ung thư ở nam giới, biết trước để phòng

Ung thư 'cậu nhỏ' có tỷ lệ tử vong cao, trong khi đó người bệnh thường e dè không đến khám, một số khác thì chữa theo 'bác sĩ Google' dẫn tới nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Vũ Phong (lược dịch)

Hai người bất ngờ hôn mê sâu sau bữa ăn trưa

Hai bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) trong tình trạng suy hô hấp, hôn mê sâu.

Cuộc gọi lúc nửa đêm cứu 2 trẻ nhỏ nguy kịch vì tay chân miệng

Trẻ bị tay chân miệng quá nặng, bác sĩ ở tỉnh gọi điện giữa đêm cho chuyên gia tại TP.HCM xin chuyển lên tuyến trên. Tuy nhiên, trẻ có nguy cơ tử vong rất cao trên đường cấp cứu.

Cách phân biệt huyết áp thấp và hạ đường huyết

Người bị huyết áp thấp cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, thiếu tập trung; trong khi nếu hạ đường huyết, bệnh nhân lại có cảm giác đói, run rẩy, đổ mồ hôi.

Trẻ 17 tháng tuổi phải lọc máu khi mắc tay chân miệng

Chỉ trong 4 giờ chuyển viện lên TP.HCM, trẻ chuyển nặng từ bệnh tay chân miệng độ 3 sang độ 4, suy hô hấp.

Bí quyết giúp cụ bà 91 tuổi vẫn chơi thể thao, ăn kem mỗi ngày

Cụ bà người Mỹ đam mê thể thao, đặc biệt là bóng ném. Ngoài ra, bà còn dành thời gian chăm sóc ngôi nhà, cắt cỏ, cào tuyết và cưa cây.

Cho điều hòa, quạt điện phả thẳng vào mặt: Thói quen cần bỏ ngay

Thói quen đang ở ngoài nóng về bật quạt mạnh, điều hòa lạnh sâu thậm chí thổi thẳng gió vào người gây ra rất nhiều nguy hiểm cho sức khỏe.

Nguy cơ dịch chồng dịch, TP.HCM ra văn bản khẩn

UBND TP.HCM yêu cầu ngành y tế thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng, đặc biệt ở các điểm trông giữ trẻ, trường mầm non, tiểu học.

Bộ Y tế: Sắp nhập thuốc điều trị các ca mắc tay chân miệng nặng

Dự kiến, tháng 7 và 8 tới, các loại thuốc điều trị bệnh tay chân miệng nặng sẽ được nhập về Việt Nam.

Mùa vải đã đến, ăn thế nào để không gây hại sức khỏe?

Quả vải có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng lại không nên ăn quá nhiều. Một số trường hợp có thể bị đau bụng, nổi mề đay, nôn nao sau khi ăn loại quả này.

Không muốn rước bệnh, tuyệt đối không ăn dưa muối xổi

Dưa muối xổi là món được nhiều người yêu thích nhưng ăn nhiều không tốt, có thể gây ung thư dạ dày.

Đang cập nhật dữ liệu !