Chuyên gia chỉ cách an toàn khi di chuyển về các địa phương
Với Nghị quyết mới của Chính phủ, nhu cầu đi lại của người dân tăng lên, đặc biệt người dân ở các vùng dịch về quê. Chuyên gia y tế cho rằng nếu cần di chuyển phải đảm bảo vì chúng ta chưa có miễn dịch cộng đồng.
Từ ngày 13/10, người Hà Nội về các tỉnh Thái Bình, Hải Phòng như thế nào?
Thái Bình, Hải Phòng có yêu cầu cụ thể đối với các trường hợp về từ Hà Nội hoặc các địa phương khác để đáp ứng yêu cầu phòng dịch.
Cần khai báo y tế, đảm bảo an toàn cho địa phương
Chính phủ vừa ra Nghị quyết ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” theo các cấp độ khác nhau. Quy định này áp dụng thống nhất trên toàn quốc, có thể áp dụng linh hoạt các biện pháp bổ sung nhưng không được trái với quy định của trung ương, không gây ách tắc hàng hóa, sản xuất kinh doanh, đi lại của người dân.
Theo đó, dịch bệnh chia ở các độ như: Cấp 1: nguy cơ thấp (bình thường mới) tương ứng với màu xanh; cấp 2: nguy cơ trung bình tương ứng với màu vàng; cấp 3: nguy cơ cao tương ứng với màu cam; cấp 4: nguy cơ rất cao tương ứng với màu đỏ.
Theo BS Trương Hữu Khanh – nguyên Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM, cho biết với Nghị quyết mới của Chính phủ đã cụ thể hoá các Chỉ thị trước đó. Điều này phù hợp hơn, mức độ cấp độ dịch cũng khoanh vùng nhỏ hơn.
BS Khanh cho biết thời gian tới, nhu cầu đi lại, trở về quê của người dân vẫn còn nhiều. Vì vậy việc kiểm soát điểm đi, điểm đến rất quan trọng.
Người dân khi đi lại giữa các địa phương cần tuân thủ phòng chống dịch theo các cấp độ đã được Nghị quyết thông qua.
Khi đi lại, người dân có thể mang nguồn lây về địa phương, cho gia đình. Hiện nay, khu vực tỉnh lẻ tỷ lệ tiêm chủng thấp hơn ở các thành phố lớn. Vì vậy, khi về nhà người dân cần theo hướng dẫn của địa phương. Ngay cả ở khu cách ly tập trung thì nguy cơ phát tán virus ra khu cách ly cũng rất lớn.
Vì vậy, bản thân người ở vùng dịch về cần biết khả năng nhiễm của mình có thể đang ủ bệnh, lây nhiễm trên đường đi. Khi về quê dù có test nhanh vẫn khoan tiếp xúc với người nhà, nên tuân theo hướng dẫn của y tế địa phương. Nếu không thực hiện đúng hướng dẫn thì sẽ nguy hiểm cho cộng đồng, cần khai báo y tế nghiêm túc.
Đối với bản thân và gia đình, dù thương nhớ người thân như thế nào thì vẫn phải đảm bảo khoảng cách an toàn. Bởi vì hiện nay tỷ lệ tiêm chủng ở địa phương ít hơn, nếu trong nhà có người già, bệnh nền thì hết sức cẩn trọng. Tốt nhất nên cách ly đủ thời gian mới đi ra ngoài cộng đồng.
Ảnh minh hoạ. |
Còn ở các khu vực không phải vùng nguy cơ, khi di chuyển từ nơi này sang nơi khác có thể mang nguy cơ từ vùng đỏ sang vùng xanh, từ vùng đỏ sang vùng vàng hoặc ngược lại từ vùng xanh sang vùng đỏ có thể mang virus về. Vì vậy, khi bạn di chuyển cần xem xét thật kỹ bản thân có khả năng mang virus không.
Tới khu vực nguy hiểm phải cẩn trọng từ việc mang khẩu trang, rửa tay. Tốt nhất, bác sĩ Khanh nhấn mạnh, khi cần mới đi, việc đi lại hợp lý, không nên có tâm lý được đi lại thoải mái thì đi lại nhiều bù cho những ngày tháng giãn cách không được đi đâu.
Khi nào đại dịch kết thúc?
Hiện chưa đủ vắc xin, miễn dịch cộng đồng chưa đạt để bất cứ ai cũng có thể tự do như những năm chưa xuất hiện Covid-19.
Ví dụ ngay tại TP.HCM là nơi có số ca mắc hàng ngày vẫn cao, bác sĩ Khanh cho rằng, việc mở cửa trở lại là tất yếu và mọi người cũng không nên quá lo lắng. Với những người đã là F0 nên an tâm đi làm.
Còn người chưa F0 tâm lý ai cũng lo lắng không biết xung quanh mình có ai mang mầm bệnh không. Nhưng nếu người nào đã tiêm ngừa đủ 2 mũi vắc xin cần hãy bình tĩnh, nếu không may là F0 thì cũng không nên quá lo lắng, liên hệ cơ sở y tế để hỗ trợ.
Ngoài ra, bác sĩ Khanh cho biết có thể một số người đã trở thành F0 mà không hay biết vì không có triệu chứng. Nguyên tắc của bệnh lý đa số không triệu chứng thì sẽ giống như “tảng băng chìm” một người mắc biết thì có 4 -5 người mắc mà không biết.
Trong tương lai, đại dịch kết thúc chỉ khi vắc xin được bao phủ đủ, các đối tượng được tiêm hết, ca bệnh nặng chiếm tỷ lệ rất nhỏ thì bệnh Covid-19 coi như bệnh truyền nhiễm, bệnh Covid-19 sẽ được chữa trong khoa Covid-19 hay trong vài phòng của khoa truyền nhiễm hay khoa hô hấp.
Người dân giữ thói quen đeo khẩu trang vì khẩu trang có nhiều vai trò của từng loại, chống ô nhiễm, y tế nhiều mức độ. Bệnh truyền nhiễm mới đầu thì tâm lý ai cũng hoảng loạn giống với bệnh HIV, Ebola, MersCov…
K.Chi
Ký ức ở tâm dịch TP. HCM đủ để khiến 'người đàn ông rơi nước mắt'
Thời gian chống dịch ở TP.HCM có lẽ các nhân viên y tế đều có đủ cung bậc cảm xúc khác nhau, 1 ký ức quá lớn và không ai muốn gợi nhớ lại những ký ức đó.