Vệ tinh “Make in Vietnam” và khát vọng “làm chủ” bầu trời

Vệ tinh là một “cuộc chơi” tốn kém về nguồn lực không nhiều nước theo đuổi. Nhưng sở hữu vệ tinh lại là mơ ước của nhiều quốc gia trong việc chiếm lĩnh không gian, làm chủ bầu trời và công nghệ trong đó có Việt Nam.

Những bước đi… chập chững

Sáng 7/11/2021, vệ tinh NanoDragon của Việt Nam, cùng 8 vệ tinh của các nước khác đã được phóng thành công tại Nhật Bản. Theo Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (VNSC), sau khoảng 52 phút được tên lửa đưa lên quỹ đạo, các vệ tinh đã được thả vào không gian theo các quy đạo đã được đăng ký sẵn.

{keywords}
 

Cũng giống như các lần phóng trước đây, buổi phóng các vệ tinh của các nước được được phát trực tiếp trên các kênh thông tin của Cơ quan Hàng không vũ trụ Nhật (JAXA). Trong buổi phóng này, vệ tinh RAISE-2 được thả đầu tiền, trong khi vệ tinh NanoDragon của Việt Nam được thả cuối cùng.

9 vệ tinh của các quốc gia khác nhau, với các sứ mệnh riêng được phóng hôm 9/11 nằm trong lộ trình phóng hàng ngàn vệ tinh mỗi năm của các quốc gia trong sứ mệnh chinh phục không gian tùy theo tiềm lực kinh tế và trình độ khoa học công nghệ của mỗi nước. Riêng vệ tinh NanoDragon của Việt Nam sẽ hoạt động ở quỹ đạo đồng bộ Mặt trời, trên độ cao khoảng 560km so với bề mặt Trái đất và hoàn toàn do Việt Nam nghiên cứu, chế tạo.

Nói về chức năng, vệ tinh được các quốc gia phóng lên quỹ đạo không gian (của Trái đất) mỗi năm mang theo mình nhiều nhiệm vụ khác nhau. Trong hàng nghìn vệ tinh được đưa lên quỹ đạo hàng năm, 60% vệ tinh được phục vụ cho hoạt động thông tin liên lạc, dự báo thời tiết, viễn thám, phục vụ hàng hải….; 40% còn lại phục vụ các mục đích an ninh, quốc phòng, tác chiến không gian mạng… Vệ tinh của Việt Nam mới nằm ở nhóm đầu và chủ yếu là vệ tinh… siêu nhỏ.

Thực tế, cuộc đua làm chủ không gian ngày càng trở lên nóng bỏng khi những năm gần đây, các nước với tiềm lực kinh tế và khoa học chưa đủ mạnh để có thể tham gia các dự án không gian (như: Trạm vũ trụ; Trạm thiên văn…), nhưng lại đang đẩy mạnh nghiên cứu, chế tạo và phóng các loại vệ tinh trinh sát, vệ tinh quan sát Trái Đất phục vụ cho các mục đích quân sự hay tình báo (dù vẫn phải thuê nước khác phóng lên quỹ đạo).

Hiện tại, vệ tinh nhân tạo của Trái đất (không tính các Trạm không gian) đều thuộc 2 dạng: vệ tinh địa tĩnh và vệ tinh địa cực. Vệ tinh “Make in Vietnam” đa phần là vệ tinh địa tĩnh và chúng ta mới làm chủ được một phần công nghệ chế tạo vệ tinh nhỏ (dưới 2kg), nên có thể coi mới bắt đầu những bước đi… chập chững.

 

 

Khát vọng làm chủ không gian của người Việt

Lật lại lịch sử, từ khi loài người phóng vệ tinh đầu tiên vào không gian (ngày 4/10/1957) với tên gọi Sputnik 1, do Liên Xô phóng lên. Tính đến tháng 10/2021, trên không gian của Trái đất đã có hàng triệu vệ tinh đã được đưa lên quỹ đạo (nếu tính cả các vệ tinh dừng hoạt động; các vệ tinh quân sự không được thống kê chính thức). Nói về khả năng phóng vệ tinh, thế giới hiện mới có 11 quốc gia làm chủ công nghệ này – một con số không nhiều so với hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ của Trái đất. Nói vậy để thấy, sở hữu vệ tinh nó “khó” thế nào chứ không đơn thuần là chuyện tốn kém.

Còn nếu phân theo công năng của vệ tinh, chúng ta dễ thấy có 2 loại phổ biến: 1-Vệ tinh vũ trụ - có chức năng quan sát, nghiên cứu các hành tinh xa xôi, các thiên hà, các vật thể bay trong vũ trụ (sao chổi, thiên thạch…); 2-Vệ tinh quan sát Trái Đất - là các vệ tinh được thiết kế với nhiệm vụ chính là quan sát Trái Đất từ quỹ đạo không gian. Nếu các vệ tinh vũ trụ thường chỉ được các siêu cường mới có đủ khả năng làm chủ công nghệ chế tạo và vận hành như: Nga, Mỹ, Trung Quốc…; thì các vệ tinh quan sát Trái đất (với các nhiệm vụ kiểm tra môi trường, thời tiết, viễn thám, hàng hải, thiết lập bản đồ…) được đa số các quốc gia còn lại muốn sở hữu và đang chạy đua nghiên cứu chế tạo trong đó có Việt Nam.

Quay lại giấc mơ không gian của Việt Nam, việc làm chủ công nghệ vệ tinh không chỉ giúp Việt Nam nghiên cứu tốt hơn các vấn đề mang tính quốc gia sống còn của mình như: Viễn thám, Hàng hải, Thủy vực, Thiết lập bản đồ, Dự báo phòng cháy rừng… Đây cũng là những vấn đề chung mà nhân loại đang quan tâm về chống biến đổi khí hậu, nghiên cứu nước biển dâng (Việt Nam là 1 trong 5 quốc gia được dự báo bị tác động nặng nề của biến đổi khí hậu); tự do an ninh, an toàn hàng hải; phục vụ các mục đích an ninh quốc phòng và an ninh không gian mạng. Chính vì vậy, dù các dự án không gian của Việt Nam đã được ra đời từ hơn chục năm qua, nhưng số lượng vệ tinh của Việt Nam sở hữu trên quỹ đạo Trái đất mới dừng ở mức trên đầu ngón tay.

Riêng với NanoDragon (vệ tinh dạng cubesat lớp nano, nặng chỉ 3,8kg - kích thước tiêu chuẩn 3U) do VNSC nghiên cứu chế tạo, phóng hôm 7/11 nhưng đã hơn 20 ngày vẫn chưa bắt được tín hiệu. Vệ tinh này thuộc đề tài “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, phóng và vận hành thử nghiệm vệ tinh siêu nhỏ cỡ nano”; được nghiên cứu, thiết kế, chế tạo 100% tại Việt Nam và là một sản phẩm nằm trong lộ trình phát triển vệ tinh nhỏ “Made in Vietnam”. NanoDragon có thể coi là những sản phẩm khởi đầu của tham vọng vệ tinh, và chuyện nó bị “gạch đá” về sự tốn kém, hiệu quả kinh tế cho tới các lí do bên lề khác.

Nhưng các bạn thử hình dung, nếu không có những bước khởi đầu chập chững trong chế tạo và sở hữu vệ tinh, liệu người Việt có bước ra được “bên ngoài”  Trái đất khi phải nhìn không gian hay chính hình hài xứ sở Tổ quốc mình qua “con mắt vệ tinh” của nước khác? Tốn kém liệu có đáng hay giấc mơ lớn nhưng có quá “xa xỉ” hay không lại tùy thuộc vào góc nhìn của mỗi người Việt!

Chế tạo, sản xuất được vệ tinh cũng chỉ là 1 trong 3 “cấu phần” quan trọng để sở hữu vệ tinh gồm: Nghiên cứu, chế tạo vệ tinh; Phóng vệ tinh và Quản lý/giám sát/ vận hành vệ tinh.

Việt Hoàng

Đà Nẵng: 10 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao

Theo kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm thuộc chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) TP Đà Nẵng đợt 1/2022, có 10 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao và 4 sao.

Yên Bái xây dựng sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng của từng địa phương

Thực hiện chương trình: Mỗi xã một sản phẩm (chương trình OCOP), tỉnh Yên Bái tập trung chỉ đạo phát triển các sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, gắn với nhu cầu thị trường.

Giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hoá các tỉnh Nam Bộ tại Hà Nội

Sáng 21/12, Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới TP Hà Nội đã khai mạc sự kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ.

Hà Tĩnh: Đưa sản phẩm OCOP tham gia các hội chợ, triển lãm thúc đẩy kết nối giao thương

Thời gian qua, các sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh thường xuyên có mặt tại các sự kiện, hội chợ, hội thảo trong và ngoài tỉnh nhằm kết nối giao thương, trưng bày sản phẩm từ đó quảng bá thương hiệu, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm của tỉnh.

Doanh nghiệp chia sẻ ‘bí quyết’ để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP

Để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, doanh nghiệp cho biết phải làm thật, làm sạch và làm chuẩn. Tất cả các sản phẩm đều theo tiêu chí xanh, sạch và khỏe.

Hà Nội phân hạng, đánh giá 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện

Trong đợt phân hạng, đánh giá cho 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện này huyện Đan Phượng có nhiều sản phẩm nhất là 23 sản phẩm. Tiếp đến, quận Bắc Từ Liêm có 10 sản phẩm, huyện Hoài Đức có 10 sản phẩm và huyện Ứng Hoà có 2 sản phẩm.

Hà Nội sẽ mở thêm 20 đến 30 điểm giới thiệu OCOP trong năm 2023

Theo kế hoạch phát triển các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với các địa điểm kinh doanh, du lịch làng nghề, du lịch nông thôn trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2023, Thành phố sẽ phát triển thêm 20 – 30 điểm giới thiệu sản phẩm OCOP.

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình có từ 1-3 sản phẩm OCOP 5 sao

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình sẽ tổ chức đánh giá, phân hạng thêm 65-70 sản phẩm, trong đó phấn đấu từ 1-3 sản phẩm đạt 5 sao, 3-5 sản phẩm đạt 4 sao, 45-50 sản phẩm đạt 3 sao.

Sau 4 năm thực hiện chương trình OCOP, Thanh Hoá có gần 300 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên

Sau 4 năm triển khai thực hiện chương trình OCOP, đến nay toàn tỉnh Thanh Hoá đã có 292 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Trong đó, có 1 sản phẩm 5 sao, 56 sản phẩm 4 sao và 235 sản phẩm 3 sao.

Chương trình OCOP giúp nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm của người dân Thủ đô

Phát triển sản phẩm OCOP chẳng những giúp người dân các quận, huyện ở Hà Nội có thêm cơ hội để nâng cao thu nhập mà còn là cách để bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của Thủ đô.

Đang cập nhật dữ liệu !