Người Việt tăng tiêu dùng hàng Việt trong thời gian dịch bệnh

Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” bền bỉ, liên tục trong hơn 11 năm qua là một trong những giải pháp quan trọng để người Việt tăng tiêu dùng hàng Việt trong thời gian dịch bệnh.

Việc phát triển thị trường trong nước đã tạo nền tảng vững chắc, xây dựng nên những chuỗi cung ứng hàng hóa với sự kết nối chặt chẽ giữa các chủ thể, có khả năng cung ứng cho thị trường ngay cả trong tình huống có nhiều địa phương cùng lúc áp dụng giãn cách xã hội.

Minh chứng rõ nhất của sự thành công trong việc giữ vững chuỗi cung ứng là việc tiêu thụ nông sản của Bắc Giang.

Phó Giám đốc Sở Công Thương Bắc Giang Phạm Công Toản, chia sẻ, đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát đã khiến Bắc Giang trở thành một trong những tâm dịch lớn nhất cả nước, đặc biệt, tỉnh Bắc Giang đã quyết định tạm dừng hoạt động của 4 khu công nghiệp để phòng, chống dịch.

Tuy nhiên, với nhiều giải pháp linh hoạt, quyết liệt và đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, những mặt hàng nông sản chủ lực của Bắc Giang vẫn được tiêu thụ rất tốt.

{keywords}
Nông sản Bắc Giang được trưng bày tại hội nghị trực tuyến “Xúc tiến tiêu thụ cam, bưởi và các nông sản chủ lực, đặc trưng của Bắc Giang 2021”.

Ông Toản cho biết, đến thời điểm này, mặt hàng cam và bưởi của Bắc Giang đang được tiêu thụ tốt với giá bán bình quân tương đương, thậm chí cao hơn năm 2020. Các sản phẩm khác như thịt lợn, thịt gà... cũng đang được tiêu thụ ổn định, 100% sản phẩm của tỉnh đều tiêu thụ trong nước.

Về phía các doanh nghiệp, bà Phạm Thị Huân, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty CP Ba Huân cho biết, trong thời gian giãn cách xã hội căng thẳng ở các tỉnh thành phía Nam, Ba Huân luôn bảo đảm cung ứng hàng hóa, đặc biệt là mặt hàng trứng. Sản phẩm của Ba Huân bảo đảm chất lượng, song luôn được bán với giá thấp hơn giá thị trường.

Song, chính trong lúc dịch bệnh, người Việt tăng tiêu dùng hàng Việt hơn. Cụ thể, theo Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước Lê Việt Nga, tính chung 11 tháng năm 2021, ngành bán lẻ hàng hóa vẫn chiếm tỷ trọng lớn (83,1%) trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước. Trong đó, nhóm hàng lương thực, thực phẩm vẫn tăng 8,6% so với cùng kỳ năm 2020 do là nhóm hàng thiết yếu hàng ngày của người dân kể cả giai đoạn dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Theo bà Lê Việt Nga, có được kết quả này là nhờ vào sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, sự phối hợp, liên kết chặt chẽ của các Bộ, ngành đã nỗ lực triển khai các biện pháp bảo đảm nguồn cung, hỗ trợ lưu thông, phân phối hàng hoá để đáp ứng nhu cầu cơ bản của người dân và doanh nghiệp, hợp tác xã.

Đặc biệt, việc triển khai Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” bền bỉ, liên tục trong hơn 11 năm qua là một trong những giải pháp quan trọng.

Nêu rõ 7 mối liên kết đã được triển khai trong bối cảnh Việt Nam chịu tác động và phải ứng phó với 4 làn sóng dịch Covid-19, bà Nga khẳng định tính hiệu quả của mối liên kết giữa các cơ quan quản lý nhà nước thông qua công tác chỉ đạo, phối hợp tổ chức các chương trình bình ổn thị trường, kết nối cung cầu, xúc tiến thương mại, bảo đảm chuỗi cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu của gần 100 triệu dân và hàng trăm nghìn doanh nghiệp.

Đại diện Vụ Thị trường trong nước cũng khẳng định, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, vận động để người tiêu dùng trong và ngoài nước biết, hiểu, đánh giá đúng về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, khả năng sản xuất, kinh doanh; tiếp tục thực hiện các giải pháp thích hợp để khuyến khích, định hướng tiêu dùng và vận động nhân dân tích cực sử dụng hàng Việt Nam.

Theo đó, đa dạng hóa các hoạt động tuyên truyền về cuộc vận động bằng nhiều hình thức, nội dung phù hợp tới các cơ quan, đơn vị và tổ chức chính trị - xã hội, nhằm khuyến khích và ưu tiên thực hiện mua hàng Việt Nam khi có nhu cầu mua sắm bằng nguồn kinh phí thuộc ngân sách nhà nước.

Tiếp tục tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp Việt Nam nhận thức rõ vai trò, lợi ích và hiệu quả của việc tham gia cuộc vận động, trách nhiệm nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ; thực hiện các cam kết bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng; từng bước xây dựng, bảo vệ và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm, hàng hóa Việt Nam không chỉ tại thị trường trong nước mà còn từng bước vươn ra thị trường khu vực và thế giới. Vận động các doanh nghiệp, người sản xuất, kinh doanh trong nước khi thực hiện các dự án, công trình thì ưu tiên mua sắm, sử dụng máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu trong nước đã sản xuất được và dịch vụ trong nước bảo đảm chất lượng.

Cùng với đó, rà soát các chính sách, đẩy mạnh công tác hỗ trợ doanh nghiệp trong các hoạt động xúc tiến thương mại, kích thích tiêu dùng hàng Việt Nam; thiết lập các kênh phân phối hàng hóa, phát triển thị trường nội địa; ứng dụng thương mại điện tử trong công tác mở rộng thị trường trong và ngoài nước; kiểm tra, kiểm soát thị trường; tăng cường các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng...

Thảo Nguyên

Đà Nẵng: 10 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao

Theo kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm thuộc chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) TP Đà Nẵng đợt 1/2022, có 10 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao và 4 sao.

Yên Bái xây dựng sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng của từng địa phương

Thực hiện chương trình: Mỗi xã một sản phẩm (chương trình OCOP), tỉnh Yên Bái tập trung chỉ đạo phát triển các sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, gắn với nhu cầu thị trường.

Giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hoá các tỉnh Nam Bộ tại Hà Nội

Sáng 21/12, Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới TP Hà Nội đã khai mạc sự kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ.

Hà Tĩnh: Đưa sản phẩm OCOP tham gia các hội chợ, triển lãm thúc đẩy kết nối giao thương

Thời gian qua, các sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh thường xuyên có mặt tại các sự kiện, hội chợ, hội thảo trong và ngoài tỉnh nhằm kết nối giao thương, trưng bày sản phẩm từ đó quảng bá thương hiệu, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm của tỉnh.

Doanh nghiệp chia sẻ ‘bí quyết’ để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP

Để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, doanh nghiệp cho biết phải làm thật, làm sạch và làm chuẩn. Tất cả các sản phẩm đều theo tiêu chí xanh, sạch và khỏe.

Hà Nội phân hạng, đánh giá 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện

Trong đợt phân hạng, đánh giá cho 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện này huyện Đan Phượng có nhiều sản phẩm nhất là 23 sản phẩm. Tiếp đến, quận Bắc Từ Liêm có 10 sản phẩm, huyện Hoài Đức có 10 sản phẩm và huyện Ứng Hoà có 2 sản phẩm.

Hà Nội sẽ mở thêm 20 đến 30 điểm giới thiệu OCOP trong năm 2023

Theo kế hoạch phát triển các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với các địa điểm kinh doanh, du lịch làng nghề, du lịch nông thôn trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2023, Thành phố sẽ phát triển thêm 20 – 30 điểm giới thiệu sản phẩm OCOP.

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình có từ 1-3 sản phẩm OCOP 5 sao

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình sẽ tổ chức đánh giá, phân hạng thêm 65-70 sản phẩm, trong đó phấn đấu từ 1-3 sản phẩm đạt 5 sao, 3-5 sản phẩm đạt 4 sao, 45-50 sản phẩm đạt 3 sao.

Sau 4 năm thực hiện chương trình OCOP, Thanh Hoá có gần 300 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên

Sau 4 năm triển khai thực hiện chương trình OCOP, đến nay toàn tỉnh Thanh Hoá đã có 292 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Trong đó, có 1 sản phẩm 5 sao, 56 sản phẩm 4 sao và 235 sản phẩm 3 sao.

Chương trình OCOP giúp nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm của người dân Thủ đô

Phát triển sản phẩm OCOP chẳng những giúp người dân các quận, huyện ở Hà Nội có thêm cơ hội để nâng cao thu nhập mà còn là cách để bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của Thủ đô.

Đang cập nhật dữ liệu !