Phòng, chống tội phạm: Phải nỗ lực từ Trung ương đến địa phương

PTT Trương Hòa Bình - Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ (BCĐ 138/CP) vừa có ý kiến chỉ đạo các đơn vị từ Trung ương đến địa phương phải nỗ lực phấn đấu rất cao, quyết tâm rất lớn để hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ của năm 2017.

Công an tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức tuyên truyền phòng chống ma túy, tội phạm tại trường THPT Đoàn Thị Điểm. (Ảnh: qtv.vn)

Tội phạm hoạt động rất phức tạp

Theo Báo cáo của Ban Chỉ đạo 138/CP, 6 tháng đầu năm 2017, toàn quốc xảy ra 25.850 vụ phạm pháp hình sự, giảm 3,8% so với cùng kỳ năm 2016, tuy nhiên, hoạt động của các loại tội phạm vẫn diễn biến hết sức phức tạp.

Một số loại hình tội phạm nguy hiểm nổi lên trong 6 tháng đầu năm như: Hoạt động của các băng nhóm tội phạm có tổ chức, lưu manh, côn đồ, sử dụng vũ khí, hung khí, manh động, liều lĩnh, có sự gắn kết đan xen giữa tội phạm hình sự với kinh tế, ma túy và núp bóng doanh nghiệp; đe dọa lực lượng thực thi pháp luật, thi hành công vụ; Một số vụ chống người thi hành công vụ mang tính chất tập thể, lôi kéo, tụ tập đông người tham gia, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình an ninh trật tự ở cơ sở, liên quan đến tôn giáo, đền bù đất đai, trong đó có sự tham gia tích cực của một số đối tượng bất mãn, cơ hội chính trị, phản động.

Đáng chú ý là hoạt động của các nhóm thanh-thiếu niên tụ tập, thanh toán lẫn nhau, gây rối trật tự công cộng, thậm chí vào bệnh viện để truy sát nạn nhân; Tình trạng sử dụng ma túy tổng hợp có biểu hiện tâm thần, giết người vô cớ, giết người do nguyên nhân xã hội tăng, thủ đoạn man rợ, vô nhân tính; Tình trạng bạo lực, xâm hại trẻ em xảy ra ở nhiều địa phương gây bức xúc dư luận, có vụ xảy ra thời gian dài mới phát hiện, điều tra, xử lý; Tiếp tục xảy ra các vụ cướp tài sản tiệm vàng, ngân hàng, quỹ tín dụng, trong đó một số vụ đặc biệt nghiêm trọng; Tình trạng trộm cắp, cố ý gây thương tích chiếm trên 50% tổng số vụ xảy ra.

Trong lĩnh vực kinh tế, hành vi phạm tội xảy ra chủ yếu trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng với như: tham ô, lợi dụng chức vụ, quyền hạn, cố ý làm trái các quy định của Nhà nước; lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, vi phạm các quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; mua bán, sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng để trốn thuế;… Ngoài ra, còn có các sai phạm trong một số dự án BOT giao thông gây bức xúc trong nhân dân.

Bên cạnh đó, tội phạm sử dụng công nghệ cao để trộm cắp thông tin tài khoản ngân hàng, chiếm đoạt tài sản của chủ thẻ hoặc sử dụng thẻ ngân hàng giả để rút tiền tại các cây ATM vẫn hoạt động tinh vi; hành vi huy động vốn trái phép, bán hàng đa cấp, các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, tội phạm ma túy, mua bán người cũng diễn biến rất phức tạp.

Xiết chặt quản lý, đẩy mạnh công tác tuyên truyền

Trước diễn biến phức tạp của tội phạm, Bộ Công an đã chỉ đạo tổ chức có hiệu quả đợt cao điểm tấn công, trấn áp để bảo đảm an ninh, trật tự; bảo vệ tuyệt đối an toàn các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trước, trong, sau Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017 và các lễ hội đầu năm; Đưa vào diện quản lý nghiệp vụ hơn 100.000 hồ sơ đối tượng, xác lập mới 2.260 chuyên án, khám phá và kết thúc 1.421 chuyên án; quần chúng nhân dân cung cấp trên 800.000 tin có giá trị phục vụ công tác phòng, chống tội phạm; đã điều tra, khám phá 20.595 vụ phạm pháp hình sự, bắt 42.785 đối tượng, đạt tỷ lệ 79,67% (cao hơn 1,2% so với cùng kỳ năm 2016), triệt phá 843 băng nhóm tội phạm. Các cơ quan chức năng cũng phát hiện 9.314 vụ phạm tội về kinh tế; 77 vụ phạm tội về tham nhũng, chức vụ; 2.053 vụ buôn lậu, gian lận thương mai; Phát hiện 9.846 vụ vi phạm pháp luật về môi trường, xử phạt hành chính 6.574 vụ; Bắt giữ 11.324 vụ, 17.210 đối tượng phạm tội về ma túy…

Trong công tác phòng ngừa tội phạm, công tác thông tin, tuyên truyền được Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với các cơ quan đơn vị chỉ đạo tăng cường, thực hiện có hiệu quả. Bộ Thông tin và Truyền thông đã chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí, phát thanh, truyền hình xây dựng nhiều phóng sự, tọa đàm, phim tài liệu, câu chuyện truyền thanh, chuyện cảnh giác, bài viết phản ánh, tổ chức nhiều buổi giao lưu với các chuyên gia để tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng, chống tội phạm; định kỳ phát sóng trên các kênh phát thanh, truyền hình, phản ánh các mảng đề tài về phòng, chống tội phạm, giáo dục ý thức pháp luật; thực hiện các kênh thông tin mang tính cảnh báo, phòng, ngừa tội phạm; điều tra, truy tố xét xử người phạm tội, giáo dục, giúp đỡ người phạm tội tại cộng đồng dân cư… Các chương trình có sức truyền cảm lớn đến mọi tầng lớp nhân dân, giúp người dân nêu cao tinh thần cảnh giác.

Công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội được xiết chặt, đồng thời đẩy mạnh công tác cảm hóa giáo dục cho người phạm tội tại cộng đồng dân cư, thu hồi vũ khí vật liệu nổ, tập trung kiểm tra nhân hộ khẩu tạm trú tạm vắng, các ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự, tại các địa bàn trọng điểm; tổ chức tuần tra, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông…

Nhìn chung, 6 tháng đầu năm 2017, các Bộ, ngành, đoàn thể, địa phương đã quan tâm triển khai quyết liệt các Chỉ thị, Nghị quyết, Chương trình, Kế hoạch của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Ban Chỉ đạo 138/CP về phòng, chống tội phạm ngay từ những tháng đầu năm. Tham mưu cho lãnh đạo các cấp ban hành nhiều chủ trương, chính sách pháp luật mang tính chiến lược về công tác phòng, chống tội phạm trong thời gian tới. Công tác truyền thông phòng, chống tội phạm được triển khai mạnh mẽ, rộng khắp, tăng cả tần suất, thời lượng, nội dung, hình thức biện pháp tuyên truyền, tạo được lòng tin và sự tham gia tích cực của nhân dân. Những kết quả đó đã góp phần kiềm chế sự gia tăng tội phạm, bảo vệ trật tự xã hội và cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân. Tuy nhiên, công tác phòng, chống tội phạm còn nhiều tồn tại, thiếu sót.

Theo ý kiến của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, để khắc phục những hạn chế trong phòng, chống tội phạm, Ban Chỉ đạo 138/CP cần bám sát vào chương trình, kế hoạch công tác của Ban Chỉ đạo đã đề ra từ đầu năm. Trong đó, tổ chức thực hiện quyết liệt các giải pháp phòng ngừa tội phạm, chú trọng phòng ngừa xã hội, tập trung tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân về phòng, chống tội phạm; khẩn trương xây dựng, ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện các đạo luật liên quan đến phòng, chống tội phạm vừa được Quốc hội thông qua.

Các địa phương tập trung giải quyết dứt điểm các vụ khiếu kiện, mâu thuẫn trong nhân dân ngay tại cơ sở, không để phát sinh điểm nóng về an ninh, trật tự trên địa bàn. Tiếp tục mở các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm để bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ các sự kiện văn hóa, chính trị, ngoại giao của đất nước, đặc biệt là Hội nghị cấp cao APEC và các hoạt động liên quan. Nâng cao chất lượng công tác điều tra, phát hiện, củng cố tài liệu, chứng cứ; xử lý nghiêm minh các đối tượng chủ mưu, cầm đầu; kịp thời truy tố, xét xử những vụ án nghiêm trọng mà dư luận xã hội quan tâm; tăng cường xét xử lưu động để răn đe tội phạm. Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao phẩm chất, đạo đức lối sống cho đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống tội phạm…

Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả

Ban Chỉ đạo 138/CP nhận định: 6 tháng cuối năm 2017, theo tình hình thế giới, khu vực và trong nước, hoạt động của các loại tội phạm sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp và nghiêm trọng, nhất là tội phạm liên quan đến bạo lực, chiếm đoạt tài sản, tội phạm có tổ chức; các loại tội phạm kinh tế, tham nhũng, ma túy, môi trường, sử dụng công nghệ cao. Quốc hội đã thông qua Bộ luật Hình sự sửa đổi và Bộ luật Tố tụng hình sự; Luật Tổ chức cơ quan hình sự, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam,… cũng có hiệu lực thi hành, cùng với những thuận lợi về hành lang pháp lý là không ít khó khăn, thách thức trong triển khai thực hiện công tác phòng, chống tội phạm.

Để chủ động phòng ngừa tội phạm, ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả, Ban Chỉ đạo 138/CP cũng đã yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tập trung vào các nhóm nhiệm vụ trọng tâm: Khẩn trương xây dựng, phê duyệt và tổ chức triển khai các đề án, dự án thuộc Chương trình phòng, chống tội phạm; Đẩy mạnh công tác truyền thông phòng ngừa tội phạm; Tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam, Luật Quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ khi có hiệu lực.

Bộ Công an phối hợp với Hải quan, Quân đội và các lực lượng liên quan triển khai các kế hoạch nghiệp vụ, điều tra cơ bản, nắm chắc tình hình, xác định tuyến, địa bàn, đối tượng, lĩnh vực nổi lên để chủ động tham mưu lãnh đạo các cấp ban hành kế hoạch, giải pháp đấu tranh. Triển khai các cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, bảo vệ tuyệt đối an toàn các sự kiện chính trị của đất nước, trọng tâm là bảo vệ APEC 2017 tại Việt Nam. Phối hợp Viện Kiểm sát, Tòa án nhân dân các cấp đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố xét xử nghiêm minh; đặc biệt tổ chức xét xử án điểm, xét xử lưu động nhằm răn đe tội phạm và phát động quần chúng…

Bên cạnh đó, mở rộng hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh chống các loại tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, tội phạm có yếu tố nước ngoài; tội phạm rửa tiền, ma túy, mua bán người; tội phạm sử dụng công nghệ cao; vi phạm pháp luật về môi trường, an toàn thực phẩm. Thực hiện cam kết quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia về phòng chống tội phạm. Tranh thủ các nguồn tài trợ quốc tế về tài chính, khoa học, kỹ thuật phục vụ phòng, chống tội phạm.

Lực lượng chức năng Việt Nam và Lào phối hợp bắt giữ 2 đối tượng trong đường dây vận chuyển ma túy xuyên quốc gia. (Ảnh: csnd.vn)

Tổ chức triển khai, sơ kết, tổng kết các chương trình, quy chế phối hợp trong công tác phòng, chống tội phạm đã ký giữa các Bộ, ngành, cơ quan, đơn vị. Triển khai các đoàn kiểm tra theo Kế hoạch của Ban Chỉ đạo 138/CP và các đoàn khảo sát liên ngành theo Kế hoạch của Tổng cục Cảnh sát tại một số địa phương trọng điểm.

Nâng cao hiệu quả thông tin, tuyên truyền

Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc thông tin tuyên truyền trong công tác phòng, chống tội phạm, Bộ Thông tin và Truyền thông đã thường xuyên, liên tục chỉ đạo công tác tuyên truyền tại các cuộc họp giao ban báo chí định kỳ. Hàng năm, Bộ cũng đã ký các văn bản gửi các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyên truyền về phòng, chống tội phạm.

Trước diễn biến phức tạp của các loại tội phạm với tính chất ngày càng nghiêm trọng và thủ đoạn ngày càng tinh vi, trong lĩnh vực hoạt động, quản lý của ngành, tại Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác phòng, chống tội phạm 6 tháng đầu năm 2017, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả tuyên truyền, giáo dục phòng, chống tội phạm. Cụ thể, Bộ sẽ tiếp tục chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương; các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông và internet thông tin, tuyên truyền một cách có hiệu quả theo các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tội phạm; Lồng ghép các nội dung tuyên truyền về phòng, chống tội phạm với các nội dung chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương; Phối hợp chặt chẽ hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền giữa các Bộ, ngành, các cấp với các cơ quan thông tin đại chúng bằng hình thức xây dựng cơ chế phối hợp, tránh trùng lặp, chồng chéo dẫn đến kém hiệu quả; Chỉ đạo các nhà mạng viễn thông, cung cấp internet phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm soát chặt chẽ, ngăn chặn hoạt động phạm tội bằng công nghệ cao; Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ phóng viên, biên tập viên nâng cao kỹ năng viết tuyên truyền về phòng, chống tội phạm, bên cạnh đó, thực hiện chính sách bảo vệ các phóng viên, biên tập viên trong quá trình tác nghiệp đấu tranh phòng, chống tội phạm; Thường xuyên tiến hành kiểm tra, đánh giá hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền phòng chống, tội phạm để đưa ra những giải pháp phù hợp và hiệu quả; Xây dựng và nhân rộng mô hình tuyên truyền phòng, chống tội phạm có hiệu quả, kịp thời động viên khen thưởng tập thể, cá nhân đóng góp tích cực trong công tác tuyên truyền phòng, chống tội phạm.

Đăng Minh

Nhiều tư liệu quý hiếm khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam

Bộ sách gồm 6 cuốn với nhiều tư liệu quý khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam vừa được Nhà xuất bản TT&TT giới thiệu nhân dịp kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2023).

Điều khoản 'cấm' tiết lộ với người đòi tiền 'gửi tiết kiệm thành mua bảo hiểm'

Trong khi nhiều khách hàng gửi tiết kiệm ngân hàng bị biến thành hợp đồng mua bảo hiểm nhân thọ Manulife vẫn chật vật đi đòi tiền, có một số người đã được trả lại tiền nhưng buộc phải ký cam kết không được tiết lộ với bên thứ ba.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO

Ngày 8/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025:2017 với hàng trăm chỉ tiêu phân tích đạt chứng nhận Vilas.

Chạy bộ tiếp sức xuyên Việt gây quỹ phẫu thuật nụ cười trẻ em

Một nhóm các VĐV chạy bộ phong trào gồm 10 người đang thực hiện chạy bộ xuyên Việt từ cột cờ Lũng Cú (Hà Giang) đến mũi Cà Mau với mục đích gây quỹ phẫu thuật nụ cười, đồng hành cùng Tổ chức Phẫu thuật nụ cười (Operation Smile).

Ba bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành năm 2022 của NHNN

Tại Hội nghị Chính phủ với địa phương diễn ra hôm 03/01/2023, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ năm 2022.

Chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương năm 2022, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định quan điểm điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.

Hỗ trợ 28 địa phương khắc phục hậu quả thiên tai

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 1661/QĐ-TTg ngày 31/12/2022 hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai 10 tháng đầu năm 2022.

Cậu sinh viên có duyên với những tủ sách thiện nguyện

Những ngày đầu một mình đạp xe đi gom sách ủng hộ, Thái Hải Đăng, cậu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chẳng dám nghĩ hành trình “Sách đến tay em” lại có thể kéo dài và được nhiều người ủng hộ như bây giờ.

Năm 2022, đội tàu cá ở Đà Nẵng khai thác đạt trên 33.000 tấn tổng sản lượng

Năm nay do ảnh hưởng của thời tiết trên biển phức tạp, chi phí chuyến biển tăng cao…nhưng sản lượng khai thác thuỷ sản của Đà Nẵng vẫn đạt trên 33.000 tấn.

Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu từ ngày 1/1/2023

Từ 1/1/2023, thuế bảo vệ môi trường với xăng là 2.000 đồng một lít, các mặt hàng dầu (trừ dầu hoả) và mỡ nhờn là 1.000 đồng, theo Nghị quyết vừa được thông qua.

Đang cập nhật dữ liệu !