Cảnh giác thủ đoạn lừa đưa người qua Campuchia làm việc lương cao

Thời gian qua, trên địa bàn Quảng Nam liên tiếp xảy ra các vụ dụ dỗ, lừa đưa người sang Campuchia làm “việc nhẹ lương cao”, người dân cần cảnh giác để tránh bị lừa bán.

Mới đây, ngày 13/7, Công an huyện Thăng Bình (tỉnh Quảng Nam) đã ra quyết định truy tìm chị H.T.Tr. (SN 2004, trú thôn Bình Tịnh, xã Bình Minh) sau khi nhận được đơn thư của gia đình.

Theo trình báo của gia đình chị Tr., ngày 21/3, cô gái trẻ rời gia đình ra TP Đà Nẵng, sau đó sang Campuchia làm việc, đến nay chưa về nhà, trong khi gia đình không hề liên lạc được. Đến thời điểm này, gia đình không biết Tr. ở đâu nên gửi đơn cầu cứu cơ quan chức năng.

{keywords}
Chị H.T.Tr. (ở giữa) mất tích sau khi sang Campuchia làm việc.

Tương tự, hôm 7/1, Công an huyện Thăng Bình cũng tiếp nhận đơn trình báo của bà V.T.K.L. (trú xã Bình Quý) về việc con trai bà là V.P.H. đi là ăn tại Campuchia từ ngày 21/12/2021. Đến ngày 6/1/2022, H. gọi điện về cho gia đình báo đang bị nhốt trong căn phòng tại thị xã Bavet tỉnh Svay Rieng và yêu cầu gia đình nộp số tiền 58,9 triệu đồng thì mới được về, nếu không sẽ bị bán sang chủ khác.

Hay ngày 1/3, Công an huyện Tiên Phước (tỉnh Quảng Nam) cũng tiếp nhận đơn trình báo của bà N.T.C. (trú xã Tiên Hà) về việc con trai bà là T.Q.H. đi TP.HCM từ ngày 16/2, sau đó sang Campuchia làm ăn. Đến ngày 28/2, H. gọi điện về cho gia đình qua Facebook messenger nói đang bị nhốt trong một căn phòng tại Campuchia và yêu cầu gia đình nộp 4.000 USD thì mới được về, nếu không sẽ bị bán qua chủ khác.

{keywords}
Một số lao động Việt Nam bị lừa đưa sang Campuchia làm việc.

Phương thức thủ đoạn của bọn tội phạm là dùng mạng xã hội Facebook, Zalo đăng thông tin tuyển người sang Campuchia lao động với mức lương cao ngất ngưởng. Tuy nhiên, sau khi qua đến Campuchia thì “vỡ mộng”, nạn nhân bị bán vào các khu liên hợp để làm việc. Nếu không thực hiện theo yêu cầu của các đối tượng sẽ bị nhốt, đánh đập, bỏ đói... và yêu cầu gọi điện thoại về cho gia đình, người thân nộp tiền vào tài khoản mới cho về, nếu không sẽ bị bán.

Một trong những nạn nhân từng bị đưa sang Campuchia cho biết, tại Campuchia, người này làm việc cho công ty có chủ là người Trung Quốc. Công việc được giao là thực hiện chiêu trò lừa đảo người Việt Nam đến các sòng casino chơi hoặc sử dụng mạng viễn thông, máy tính nhắn tin, điện thoại về Việt Nam để lừa đảo như: nhắn tin trúng thưởng, tham gia sàn chứng khoán...

Nạn nhân bị ép làm việc 12 giờ mỗi ngày và sẽ bị phạt nếu không đủ doanh số. Công ty có người canh gác, bảo vệ, khi vào làm không cho ra ngoài, công ty không trả lương như cam kết hoặc trả tiền lương chỉ đủ để chi tiêu. Muốn về nước thì phía công ty yêu cầu nộp số tiền 3.000 USD mới cho về. Sau khi nộp đủ số tiền cho công ty, nạn nhân được thả về nước tại khu vực biên giới Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh.

{keywords}
Không chịu được cảnh bị bóc lột, người lao động ở Campuchia xông ra cửa bỏ trốn về nước.

Theo thống kê, từ đầu tháng 12/2021 đến nay, trên địa bàn Quảng Nam đã xảy ra 10 vụ người sang Campuchia báo tin cần được giải cứu.

Liên quan đến thủ đoạn này, vừa qua, Công an tỉnh Quảng Nam đã bắt khẩn cấp đối tượng Trương Công Duy (SN 1992, trú xã Quế Châu, huyện Quế Sơn) để điều tra hành vi "Tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép". Duy được xác định đã móc nối, đưa 7 người sang Campuchia cũng với thủ đoạn "việc nhẹ lương cao" nói trên.

{keywords}
Đối tượng Trương Công Duy vừa bị bắt để điều tra hành vi "Tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép".

Thượng tá Lê Tự Pháo - Phó Trưởng phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Quảng Nam cho hay: “Dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trong thời gia dài, nhiều người không có việc làm ổn định, thu nhập thấp; hơn nữa do hạn chế về nhận thức pháp luật cũng như không nắm biết thông tin tội phạm, khi thấy các thông tin việc làm có thu nhập cao ở Campuchia được đăng tải trên mạng xã hội nên đã đăng ký và bị dụ dỗ xuất cảnh trái phép, ép làm việc như các trường hợp trên. Người dân cần nâng cao cảnh giác trước thủ đoạn hứa hẹn công việc có thu nhập cao nhưng thực tế đây là thủ đoạn của tội phạm mua bán người, để phòng tránh không mắc bẫy lừa của các đối tượng”.

Hồ Ca

Quảng Ninh nỗ lực hỗ trợ nạn nhân mua bán

Những hỗ trợ sát sườn, thiết thực không chỉ là liều thuốc tinh thần giúp các nạn nhân thêm vững tin khi biết mình không bị bỏ lại phía sau.

Đường biên kéo dài, địa hình hiểm trở… tội phạm mua bán người lợi dụng

Nước ta với đường biên kéo dài, nhiều đường mòn, lối tắt, kênh rạch chằng chịt ...là những cơ hội để đối tượng mua bán người lợi dụng đưa người vượt biên trái phép.

Nghe theo lời hứa "việc nhàn, thu nhập cao", người phụ nữ bị đồng hương lừa bán

Lợi dụng lòng tin của người phụ nữ trú cùng địa phương, Lương Thị Năm (SN 1983, trú huyện Tương Dương, Nghệ An) đã lừa bán nạn nhân sang xứ người với giá 4 vạn nhân dân tệ (tương đương 120 triệu đồng).

Thủ đoạn tội phạm buôn người ngày càng tinh vi, xảo quyệt

Tội phạm mua bán người có chiều hướng gia tăng ở tất cả các tỉnh, thành trong cả nước. Trọng điểm là tuyến biên giới Việt Nam-Trung Quốc, Việt Nam-Campuchia.

Giúp học sinh, sinh viên tránh xa cạm bẫy của kẻ buôn người

Bộ Công an cho biết, trước hết bản thân cần nêu cao tinh thần cảnh giác, tự bảo vệ mình và người thân. Đây là yếu tố cần thiết trong công tác phòng ngừa, tránh tạo môi trường thuận lợi để bọn tội phạm hoạt động.

Hà Giang: Phụ nữ và trẻ em dễ sa vào cạm bẫy buôn người

Đa số các vụ án mua bán người trên địa bàn tỉnh Hà Giang nạn nhân là phụ nữ dân tộc thiểu số, nhận thức, học vấn còn hạn chế, một số trường hợp không nói được tiếng phổ thông nên rất khó khăn cho việc khai thác thông tin.

Quyết liệt phòng chống tội phạm mua bán người ở Sơn La

Sơn La là tỉnh vùng cao biên giới với nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, các đối tượng tội phạm mua bán người thường lợi dụng địa bàn này để hoạt động.

Công an Đồng Tháp tăng cường phòng, chống buôn bán phụ nữ, trẻ em

Công an tỉnh Đồng Tháp đã làm tốt công tác phòng ngừa, phối hợp với các ngành đoàn thể tuyên truyền về phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm mua bán người.

Có nên miễn trừ trách nhiệm pháp lý với nạn nhân bị mua bán vượt biên trái phép?

Nên miễn trừ trách nhiệm hình sự, xử phạt hành chính đối với nạn nhân bị mua bán trong các trường hợp cụ thể như xuất cảnh trái phép, bán dâm...

Sơn La tăng cường truyền thông phòng, chống mua bán người

Hoạt động của tội phạm buôn người có một số chiêu trò không mới nhưng số nạn nhân vẫn tiếp tục bị sập bẫy.

Đang cập nhật dữ liệu !