Hà Nội tăng cường kết nối cung cầu sản phẩm OCOP qua hình thức trực tuyến

Nhờ cách làm sáng tạo, tích cực triển khai các hoạt động kết nối cung cầu sản phẩm OCOP qua hình thức trực tuyến, nhiều thương hiệu sản phẩm OCOP của Hà Nội đã được khách hàng trong và ngoài nước đón nhận.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội, hết năm 2020, thành phố Hà Nội đã đánh giá, phân hạng và công nhận được 1.054 sản phẩm của 72 doanh nghiệp, 82 HTX và 101 hộ sản xuất kinh doanh, giải quyết được trên 5.000 lao động khu vực nông thôn.

Thành phố đã quan tâm, tổ chức các sự kiện, hội chợ, hội thảo kết nối giao thương, trưng bày sản phẩm nhằm quảng bá, xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP giúp cho các chủ thể giới thiệu sản phẩm OCOP đến người tiêu dùng, qua đó sản phẩm OCOP và các đặc sản vùng miền từng bước được người tiêu dùng nhận diện, đánh giá cao về chất lượng, mẫu mã bao bì, phong phú về chủng loại, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Xây dựng được 14 điểm giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch làng nghề, du lịch nông thôn; xây dựng “Đề án Trung tâm thiết kế sáng tạo và giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch sinh thái của quốc gia tại thành phố Hà Nội”.

{keywords}
Hà Nội đã tích cực triển khai các hoạt động kết nối cung cầu sản phẩm OCOP qua hình thức trực tuyến. Ảnh: Mạnh Hùng

Đặc biệt, vào tháng 6/2021, Văn phòng điều phối nông thôn mới Thành phố đã phối hợp với Trung tâm xúc tiến Thương mại nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Viện nghiên cứu chuyển đổi số ASEAN, Truyền thông VTC Now và Trung tâm hỗ trợ phát triển Phụ nữ Hà Nội mời một số văn nghệ sĩ, nhà khoa học, nhân sĩ, trí thức tiêu biểu, người có ảnh hưởng cộng đồng làm Đại sứ Truyền cảm hứng của sự kiện tổ chức “Ngày hội Livestream đặc sản OCOP Hà Nội”, với 10 chủ thể tham gia là chương trình đầu tiên tại Việt Nam, có ý nghĩa tích cực đối với các chủ thể OCOP Hà Nội trong bối cảnh thiếu đầu ra cho các sản phẩm cũng như sự ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

Tiếp nối thành công tổ chức thí điểm “Ngày hội Livestream đặc sản OCOP Hà Nội”, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Thành phố đã phối hợp với Viện Nghiên cứu chuyển đổi số ASEAN, Trung tâm Hỗ trợ nghiên cứu và Phát triển cộng đồng tổ chức được 3 lớp học trực tuyến bán hàng online, Livestream miễn phí cho 114 học viên của 90 đơn vị sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy sản và sản phẩm OCOP trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh thành phố trên cả nước. Kết thúc khóa học, với sự hướng dẫn theo phương châm “dắt tay, chỉ việc” của các giảng viên, chuyên gia các chủ thể đã chủ động xây dựng kịch bản, quay clip bán hàng trực tuyến theo hướng chuyên nghiệp.

Để tăng cường hỗ trợ các nhà sản xuất, đơn vị kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm OCOP và nông sản thực phẩm an toàn kết nối tiêu thụ sản phẩm, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Thành phố đã phối hợp tổ chức mô hình thí điểm “Chợ đêm trên mây” nhằm giúp các chủ thể sản xuất chuyển đổi số trong hoạt động kinh doanh, tiếp thị, quảng bá tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 diễn biến phức tạp.

Trước tình hình dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp, đặc biệt trong những ngày Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành văn bản số 2687/VPĐPNTM -TT về việc tổ chức Diễn đàn trực tuyến Hà Nội năm 2021 kết nối cung cầu sản phẩm OCOP và nông sản, thực phẩm an toàn gửi các quận, huyện, thị xã lựa chọn các sản phẩm OCOP và nông sản thực phẩm an toàn chủ lực, thiết yếu cần tiêu thụ ngay giới thiệu tại Diễn đàn diễn ra vào đầu tháng 9. Đến ngày 27/8/2021 đã có 18 quận, huyện (16 huyện, 02 quận) đăng ký kết nối tiêu thụ tại Diễn đàn của 52 chủ thể có sản phẩm OCOP và 75 chủ thể có sản phẩm ATTP với tổng số 169 sản phẩm.

Các nhóm sản phẩm chủ yếu là sản phẩm nông nghiệp thiết yếu bao gồm: Gạo, thịt gia súc, gia cầm; rau các loại,quả, sữa, sản phẩm chế biến… Đặc biệt là sản phẩm nhãn (huyện Quốc Oai, Gia Lâm); Trứng gà, trứng vịt (các huyện Thanh Oai, Quốc Oai, Ba Vì,…) là 2 nhóm sản phẩm đang khó khăn nhất tại thời điểm hiện nay trong quá trình tiêu thụ do ảnh hưởng đại dịch Covid -19.

Nhờ cách làm sáng tạo, tích cực triển khai các hoạt động kết nối cung cầu sản phẩm OCOP qua hình thức trực tuyến, nhiều thương hiệu sản phẩm OCOP của Hà Nội đã được khách hàng trong và ngoài nước đón nhận. Bên cạnh đó, nhiều sản phẩm nông nghiệp của thành phố Hà Nội đã được tiêu thụ kịp thời mà không cần dùng đến hình thức “giải cứu”.

Mạnh Hùng

Làm gì để giá lợn hơi ổn định, mang lại lợi nhuận cho các HTX?

Giá lợn hơi duy trì ở mức dưới 60.000 đồng/kg trong thời gian dài trong khi chi phí chăn nuôi ở mức cao.

HTX bán hàng qua kênh online, đơn hàng tăng gấp 3-4 lần

Giờ đây các HTX đã được hỗ trợ đưa sản phẩm lên sàn, livetream bán hàng, xuất khẩu nông sản qua kênh thương mại điện tử vô cùng tiện lợi

Tiền Giang: Tích cực hỗ trợ kinh tế tập thể phát triển bền vững

Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh Tiền Giang luôn phát huy tốt vai trò nòng cốt trong phát triển kinh tế tập thể (KTTT), tích cực hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các HTX thành viên.

Hà Nội chọn 19 HTX thí điểm tham gia đề án mô hình HTX kiểu mới hiệu quả

UBND Thành phố Hà Nội chọn 19 hợp tác xã thí điểm tham gia đề án lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới hiệu quả tại các địa phương trên cả nước giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử, xúc tiến thương mại và đầu tư cho HTX

Các hoạt động tập huấn, thông tin về ứng dụng thương mại điện tử, xúc tiến thương mại và đầu tư cho hợp tác xã (HTX) tạo cơ hội cho HTX và doanh nghiệp, nhà đầu tư hợp tác, liên kết sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm

Sơn La: Đẩy mạnh phát triển hợp tác xã nông nghiệp

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, năm 2022 Sơn La đặt mục tiêu có thêm 5 xã về đích NTM, tăng 5 xã so với đầu năm 2021.

Hà Nội đặt mục tiêu 100% HTX nông nghiệp đăng ký xây dựng NTM nâng cao

Hà Nội vừa ban hành kế hoạch củng cố, kiện toàn HTX nông nghiệp trong đó đặt mục tiêu đến năm 2025,  100% HTX ở xã đăng ký xây dựng nông thôn mới nâng cao.

Bắc Giang: HTX thể hiện tốt vai trò cầu nối cho nông dân

Nhiều HTX  trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thực hiện tốt việc liên doanh, liên kết các hộ nông dân với nhau để chuyển đổi từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất tập trung quy mô lớn.

Quảng Ninh đẩy mạnh phát triển các mô hình HTX nông nghiệp

Nhờ những chủ trương kịp thời, nhiều HTX nông nghiệp tại tỉnh Quảng Ninh đã ứng dụng khoa học kỹ thuật cung cấp ra thị trường những sản phẩm được người tiêu dùng đón nhận.

HTX - nền tảng xây dựng Nông thôn mới vượt bậc ở Bắc Giang

Trong những năm qua, tỉnh Bắc Giang luôn chú trọng củng cố, kiện toàn và phát triển mạng lưới các HTX trên địa bàn tỉnh. Đây là một trong những tiêu chí trong xây dựng NTM mới tại địa phương.

Đang cập nhật dữ liệu !