Hai huyện, thị của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới

 Lần lượt thị xã Sơn Tây và huyện Thạch Thất (TP Hà Nội) đã có báo cáo kết quả xây dựng nông thôn mới (NTM) năm 2019. Theo đó, các địa phương này đều đã đủ điều kiện đạt chuẩn NTM.

{keywords}
Huyện Thạch Thất chú trọng phát triển nông nghiệp công nghệ cao


Thạch Thất đủ điều kiện về đích NTM

Trong nội dung Công văn số 572/UBND-KT vừa ban hành, UBND huyện Thạch Thất đã đăng ký với UBND thành phố về huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020.

Đến hết năm 2017, huyện Thạch Thất có 21/21 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, đạt 100%; có 7/9 tiêu chí đạt tiêu chí huyện NTM, gồm: Quy hoạch, giao thông, thủy lợi, điện, sản xuất, an ninh trật tự, chỉ đạo xây dựng NTM; 2/9 tiêu chí cơ bản đạt tiêu chí huyện NTM, gồm: Tiêu chí y tế - văn hóa - giáo dục và tiêu chí môi trường.

Để phấn đấu huyện đạt chuẩn NTM năm 2020, ngay từ năm 2019  và đầu năm 2020, UBND huyện Thạch Thất đã tập trung chỉ đạo thực hiện hoàn thành 2 tiêu chí cơ bản đạt.

Đối với tiêu chí y tế - văn hóa - giáo dục, huyện đã đầu tư xây dựng Trung tâm văn hóa - thể thao huyện đạt chuẩn với diện tích sử dụng 3.460m2 tổ hợp khu Trung tâm với tổng mức đầu tư là 67,9 tỷ đồng.

Ngoài ra, năm 2018, thành phố đã đầu tư xây dựng Trường THPT Thạch Thất đạt chuẩn với tổng mức đầu tư là 65 tỷ đồng với 24 phòng học lý thuyết; 9 phòng học bộ môn và các hạng mục phụ trợ. Đến nay, đã hoàn thành phần xây dựng cơ bản. Về việc này, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã có kế hoạch mua sắm trang thiết bị phòng học bộ môn với kinh phí 2,3 tỷ đồng và đã hoàn thiện hồ sơ đề nghị thành phố xét công nhận Trường THPT Thạch Thất đạt chuẩn quốc gia trong năm 2020.

Còn đối với tiêu chí về môi trường, trên địa bàn huyện có 1 khu công nghiệp, 7 cụm công nghiệp làng nghề với tổng diện tích 160ha. Đến nay, Khu Công nghiệp Thạch Thất - Quốc Oai đã đầu tư các hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường theo quy định; 2/7 cụm công nghiệp làng nghề được đầu tư hệ thống xử lý nước thải.

Năm 2019, UBND thành phố tiếp tục đầu tư hệ thống xử lý nước thải tại 3 cụm công nghiệp làng nghề của huyện. Sau khi đầu tư xong sẽ có 5/7 cụm công nghiệp làng nghề có hệ thống xử lý nước thải và cơ bản đáp ứng yêu cầu theo quy định.

Qua rà soát, đến nay, trên địa bàn huyện Thạch Thất có trên 80% số doanh nghiệp, hộ sản xuất đã có giấy xác nhận đăng ký hồ sơ về bảo vệ môi trường, không có phát sinh chất thải nguy hại ở mức độ phải lập sổ quản lý theo quy định.

Cũng liên quan đến tiêu chí môi trường, các cơ sở chăn nuôi, khu chăn nuôi tập trung trên địa bàn huyện hầu hết đã lập hồ sơ đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường, đã đầu tư các công trình xử lý môi trường, riêng đối với các cơ sở giết mổ gia súc nhỏ lẻ hộ gia đình 100% có hầm biogas, các cơ sở chăn nuôi quy mô hộ gia đình trong khu dân cư 90% đã có hầm biogas xử lý chất thải.

Về rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện hiện nay được thực hiện theo gói thầu do Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển CNC Minh Quân thực hiện theo quy định của thành phố với tần suất thu gom 2 lần/tuần. Đến nay việc thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý theo quy định đạt 98% khối lượng rác thải phát sinh trong ngày.

Như vậy, đối chiếu với quy định tại Quyết định số 2540/QĐ-TTg, ngày 30/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ; Hướng dẫn số 108/HD-UBND ngày 24/5/2017 của UBND thành phố Hà Nội về hướng dẫn phương pháp đánh giá chấm điểm các tiêu chí huyện đạt chuẩn NTM, năm 2020 huyện Thạch Thất có đủ điều kiện huyện đạt chuẩn NTM.

Sơn Tây 100% xã đạt chuẩn NTM

Tương tự, tại Thị xã Sơn Tây, UBND địa phương này cũng vừa có báo cáo về kết quả xây dựng nông thôn mới đến hết năm 2019. Theo đó, về cơ bản, địa phương này đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.

Cụ thể, đến nay, thị xã Sơn Tây có 6 xã đạt chuẩn NTM, đạt 100%, gồm các xã: Sơn Đông, Đường Lâm, Thanh Mỹ, Xuân Sơn, Cổ Đông, Kim Sơn. Về các tiêu chí xây dựng NTM của các xã trên địa bàn đều đạt so với yêu cầu. Trong đó, công tác lập quy hoạch, tổ chức thực hiện quy hoạch (tiêu chí số 1); giao thông (Tiêu chí số 2); Thủy lợi (Tiêu chí số 3); Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn (Tiêu chí số 7): 100% số xã (6/6 xã) trên địa bàn thị xã đạt. Các tiêu chí khác trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM, các xã trên địa bàn thị xã Sơn Tây đều đạt chuẩn…

Đáng chú ý, tiêu chí về tổ chức sản xuất của thị xã đều đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Trong lĩnh vực nông nghiệp, thị xã luôn đạt tốc độ tăng trưởng bình quân từ 3-5%/năm. Thị xã đã hoàn thành công tác dồn điền đổi thửa từ cuối năm 2016 với tổng diện tích 1.078,48 ha, đạt tỷ lệ 107,37% so với kế hoạch đề ra; diện tích vượt kế hoạch thành phố giao là 74 ha; diện tích đất dôi dư sau dồn điền đổi thửa là 52,93ha. Từ năm 2016 đến nay, thị xã đã tổ chức xét duyệt 78 dự án xin chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi với diện tích xin chuyển đổi khoảng 45,24ha. Kết quả diện tích chuyển đổi các mô hình sản xuất sau công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn 6 xã xây dựng NTM từ 2010 đến nay là 94,9ha.

Toàn thị xã có 21 hợp tác xã đang hoạt động, trong đó, có 18 hợp tác xã hoạt động lĩnh vực nông nghiệp, 3 hợp tác xã hoạt động lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, thương mại. 100% hợp tác xã chuyển đổi theo luật hoặc thành lập mới theo Luật Hợp tác xã năm 2012…

Ngoài ra, triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), năm 2019, thị xã Sơn Tây đã có 5 sản phẩm được công nhận đạt sản phẩm OCOP 3 sao. Kế hoạch năm 2020, thị xã đăng ký 34 sản phẩm OCOP. Hiện nay, thị xã đang tập trung triển khai thực hiện rà soát, đánh giá phân hạng sản phẩm theo quy định.

Huyền Anh

Làm gì để giá lợn hơi ổn định, mang lại lợi nhuận cho các HTX?

Giá lợn hơi duy trì ở mức dưới 60.000 đồng/kg trong thời gian dài trong khi chi phí chăn nuôi ở mức cao.

HTX bán hàng qua kênh online, đơn hàng tăng gấp 3-4 lần

Giờ đây các HTX đã được hỗ trợ đưa sản phẩm lên sàn, livetream bán hàng, xuất khẩu nông sản qua kênh thương mại điện tử vô cùng tiện lợi

Tiền Giang: Tích cực hỗ trợ kinh tế tập thể phát triển bền vững

Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh Tiền Giang luôn phát huy tốt vai trò nòng cốt trong phát triển kinh tế tập thể (KTTT), tích cực hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các HTX thành viên.

Hà Nội chọn 19 HTX thí điểm tham gia đề án mô hình HTX kiểu mới hiệu quả

UBND Thành phố Hà Nội chọn 19 hợp tác xã thí điểm tham gia đề án lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới hiệu quả tại các địa phương trên cả nước giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử, xúc tiến thương mại và đầu tư cho HTX

Các hoạt động tập huấn, thông tin về ứng dụng thương mại điện tử, xúc tiến thương mại và đầu tư cho hợp tác xã (HTX) tạo cơ hội cho HTX và doanh nghiệp, nhà đầu tư hợp tác, liên kết sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm

Sơn La: Đẩy mạnh phát triển hợp tác xã nông nghiệp

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, năm 2022 Sơn La đặt mục tiêu có thêm 5 xã về đích NTM, tăng 5 xã so với đầu năm 2021.

Hà Nội đặt mục tiêu 100% HTX nông nghiệp đăng ký xây dựng NTM nâng cao

Hà Nội vừa ban hành kế hoạch củng cố, kiện toàn HTX nông nghiệp trong đó đặt mục tiêu đến năm 2025,  100% HTX ở xã đăng ký xây dựng nông thôn mới nâng cao.

Bắc Giang: HTX thể hiện tốt vai trò cầu nối cho nông dân

Nhiều HTX  trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thực hiện tốt việc liên doanh, liên kết các hộ nông dân với nhau để chuyển đổi từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất tập trung quy mô lớn.

Quảng Ninh đẩy mạnh phát triển các mô hình HTX nông nghiệp

Nhờ những chủ trương kịp thời, nhiều HTX nông nghiệp tại tỉnh Quảng Ninh đã ứng dụng khoa học kỹ thuật cung cấp ra thị trường những sản phẩm được người tiêu dùng đón nhận.

HTX - nền tảng xây dựng Nông thôn mới vượt bậc ở Bắc Giang

Trong những năm qua, tỉnh Bắc Giang luôn chú trọng củng cố, kiện toàn và phát triển mạng lưới các HTX trên địa bàn tỉnh. Đây là một trong những tiêu chí trong xây dựng NTM mới tại địa phương.

Đang cập nhật dữ liệu !