Chứng cứ Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam trong sách địa lý, bản đồ cổ

Theo GS.TS Nguyễn Bá Diến, Giám đốc Trung tâm Luật Biển và Hàng hải quốc tế, rất nhiều sách địa lý và bản đồ cổ đã khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Nhiều sách địa lý, bản đồ cổ khẳng định Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam

Toản tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư, tập bản đồ Việt Nam do Đỗ Bá, tên chữ là Công đạo, soạn vẽ vào thế kỷ XVII, ghi rõ trong lời chú giải bản đồ vùng Phủ Quảng Nghĩa, xứ Quảng Nam: “giữa biển có một bãi cát dài, gọi là Bãi Cát Vàng”, “Họ Nguyễn  mỗi năm vào tháng cuối mùa Đông đưa mười tám chiếc thuyền đến lấy hoá vật, được phần nhiều là vàng bạc, tiền tệ, súng đạn”.

Trong Giáp Ngọ bình nam đồ, bản đồ xứ Đàng Trong do Đoán quận công Bùi Thế Đạt vẽ năm 1774, Bãi Cát Vàng cũng được vẽ là một bộ phận của lãnh thổ Việt Nam .

Phủ biên tạp lục, cuốn sách của nhà bác học Lê Quý Đôn (1726 – 1784) viết về lịch sử, địa lý, hành chính xứ Đàng Trong dưới thời chúa Nguyễn (1558 – 1775) khi ông được triều đình bổ nhiệm phục vụ tại miền Nam, chép rõ đảo Đại Trường Sa (tức Hoàng Sa và Trường Sa) thuộc phủ Quảng Ngãi. “Xã An Vĩnh” , huyện Bình Sơn, Phủ Quảng Nghĩa, ở ngoài cửa biển có núi gọi là Cù Lao Ré, rộng hơn 30 dặm, có phường Tứ Chính, dân cư trồng đậu, ra biển bốn canh thì đến, phía ngoài nữa lại có đảo Đại Trường Sa. Trước kia có nhiều hải vật và hoá vật của tầu, lập đội Hoàng Sa để lấy, đi ba ngày đêm mới đến, là chỗ gần xứ Bắc Hải”.

Đại Nam nhất thống toàn đồ, bản đồ nước Việt Nam vẽ vào khoảng năm 1838, ghi “Hoàng Sa” – “Vạn Lý Trường Sa” thuộc lãnh thổ Việt Nam.

Chứng cứ Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam trong sách địa lý, bản đồ cổ - ảnh 1

Sách Đại Nam nhất thống chí ghi rõ Hoàng Sa là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam

Đại Nam nhất thống chí, bộ sách địa lý Việt Nam do Quốc sử quán nhà Nguyễn (1802 – 1845) soạn xong năm 1882, ghi Hoàng Sa là bộ phận lãnh thổ Việt Nam thuộc tỉnh Quảng Nghĩa. Đoạn nói về hình thể tỉnh Quảng Nghĩa, cuốn sách viết: “Phía Đông có đảo cát - đảo Hoàng Sa - liền với biển làm hào; phía Tây là miền sơn man, có lũy dài vững vàng; phía Nam liền với tỉnh Bình Định, có đèo Bến Đá chặn ngang, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam, có ghềnh Sa Thổ làm giới hạn”.

Nhiều nhà hàng hải, giáo sĩ phương Tây trong những thế kỷ trước cũng đều xác nhận Hoàng Sa (Pracel hay Paracel) thuộc lãnh thổ Việt Nam.

Một giáo sĩ phương Tây đi trên tàu Amphitrile từ Pháp sang Trung Quốc năm 1701 viết trong một lá thư rằng: “Paracel là một quần đảo thuộc vương quốc An Nam” .

J.B. Chaigneau, cố vấn của vua Gia Long, năm 1820 đã viết trong phần chú thích bổ sung vào cuốn Hồi Ký về nước Cochinchine: “Nước Cochinchine mà nhà vua bấy giờ đã lên ngôi Hoàng đế gồm xứ Cochinchine và xứ Đông Kinh… một vài đảo có dân cư không xa bờ biển và quần đảo Paracel do những đảo nhỏ, ghềnh và đá không có dân cư hợp thành…” .

Giám mục J.L. Taberd, trong bài “Ghi chép về địa lý nước Cochinchine” xuất bản năm 1837, cũng mô tả “Pracel hay Paracels” là phần lãnh thổ nước Cochinchine và nói rõ người Cochinchine goi Pracel hay Paracels là “Cát Vàng” . Trong An Nam đại quốc hoạ đồ xuất bản năm 1838, ông đã vẽ một phần của Paracel và ghi “Paracel hay Cát Vàng” (Paracel seu Cát Vàng) ở ngoài các đảo ven bờ miền Trung Việt Nam, vào khu vực quần đảo Hoàng Sa hiện nay .

Trong bài “Địa lý vương quốc Cochinchina  của Gutzlaff, xuất bản năm 1849 có đoạn nói rõ Paracels thuộc lãnh thổ Việt Nam và chú thích cả tên Việt Nam là “Kát Vàng”.

Nhà nước phong kiến nhiều lần khảo sát Hoàng Sa, Trường Sa

Với tư cách là người làm chủ, trong nhiều thập kỷ, nhà nước phong kiến Việt Nam đã nhiều lần tiến hành điều tra khảo sát địa hình và tài nguyên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Các sách địa lý và lịch sử của Việt Nam từ thế kỷ XVII đã ghi lại kết quả các cuộc khảo sát đó.

Trong Toản  tập Thiên nam tứ chí lộ đồ thư (thế kỷ XVII): “Giữa biển có một bãi cát dài, gọi là Bãi Cát Vàng, dài độ 400 dặm, rộng 20 dặm, đứng dựng giữa biển, từ cửa Đại Chiêm  đến cửa Sa Vinh  mỗi lần có gió Tây Nam thương thuyền các nước đi ở phía ngoài trong trôi dạt ở đấy, có gió Đông Bắc thì thương thuyền đi ở phía ngoài cũng trôi dạt ở đấy, đều cùng chết đói hết cả, hàng hoá thì đều để lại ở nơi đó” .

Trong Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn (1776) ghi: “Xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, Phủ Quảng Nghĩa ở gần biển, ngoài biển về phía Đông Bắc, có nhiều cù lao, các núi  linh tinh hơn 130 hòn cách nhau bằng biển, từ hòn này sang hòn kia hoặc đi một ngày hoặc vài canh thì đến. Trên núi có chỗ có nước ngọt. Trong đảo có bãi cát vàng, dài ước hơn 30 dặm, bằng phẳng, rộng lớn, nước trong suốt đáy. Trên đảo có vô số tổ yến, các thứ chim có hàng ngàn hàng vạn, thấy người thì đậu vòng quanh không trách, trên bãi vật lạ rất nhiều. Ốc hoa thì có tai voi, to như chiếc chiếu, bụng có hạt to bằng đầu ngón tay, sắc đục không như ngọc trai, cái vỏ có thể đẽo làm tấm bài được, lại có thể nung vôi xây nhà; có ốc xà cừ để khảm đồ dùng; lại có ốc hương. Các thứ ốc đều có thể muối và nấu ăn được... Các thuyền ngoại phiên gặp bão thường bị hư hại  ở đảo này...

Đại Nam thực lục tiền biên, Bộ sử về chúa Nguyễn do Quốc sử quán nhà Nguyễn soạn xong năm 1844, có đoạn viết: “Xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, Phủ Quảng Nghĩa ở ngoài biển, có hơn 130 bãi cát, cách nhau hoặc một ngày đường hoặc vài trống canh, kéo dài không biết mấy ngàn dặm, tục gọi là Vạn Lý Trường Sa. Trên bãi có giếng nước ngọt. Sản vật có hải sâm, đồi mồi, ốc hoa, vích...” .

Trong Đại Nam nhất thống chí (1882): “Đảo Hoàng Sa: ở phía Đông Cù Lao Ré huyện Bình Sơn, từ bờ biển Sa Kỳ ra khơi thuận gió, ba bốn ngày đêm có thể đến. Ở đó có đến hơn 130 đảo nhỏ, cách nhau hoặc một ngày đường hoặc vài trống canh. Trong đảo có bãi cát vàng, liên tiếp kéo dài không biết mấy ngàn dặm tục gọi là Vạn Lý Trường Sa. Trên bãi có giếng nước ngọt, chim biển tụ tập không biết cơ man nào. Sản xuất nhiều hải sâm, đồi mồi, ốc hoa, vích… Hoá vật của các tàu thuyền bị nạn bão trôi giạt ở đấy” .

Theo Đại Nam thực lục chính biên, bộ sử về nhà Nguyễn soạn xong năm 1848, sau khi hoàn thành nhiệm vụ đo đạc vẽ bản đồ Hoàng Sa trở về, đội trưởng giám thành Trương Phúc Sĩ đã tâu với Vua Minh Mệnh rằng Hoàng Sa “là những bãi cát giữa biển, man mác không bờ bến” .

Các sách khác thời Nguyễn như Lịch triều hiến chương loại chí (1821), Hoàng Việt địa dư chí (1833), Việt sử cương giám khảo lược (1876) cũng mô tả Hoàng Sa một cách tương tự.

Bình Minh

Nhiều tư liệu quý hiếm khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam

Bộ sách gồm 6 cuốn với nhiều tư liệu quý khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam vừa được Nhà xuất bản TT&TT giới thiệu nhân dịp kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2023).

Điều khoản 'cấm' tiết lộ với người đòi tiền 'gửi tiết kiệm thành mua bảo hiểm'

Trong khi nhiều khách hàng gửi tiết kiệm ngân hàng bị biến thành hợp đồng mua bảo hiểm nhân thọ Manulife vẫn chật vật đi đòi tiền, có một số người đã được trả lại tiền nhưng buộc phải ký cam kết không được tiết lộ với bên thứ ba.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO

Ngày 8/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025:2017 với hàng trăm chỉ tiêu phân tích đạt chứng nhận Vilas.

Chạy bộ tiếp sức xuyên Việt gây quỹ phẫu thuật nụ cười trẻ em

Một nhóm các VĐV chạy bộ phong trào gồm 10 người đang thực hiện chạy bộ xuyên Việt từ cột cờ Lũng Cú (Hà Giang) đến mũi Cà Mau với mục đích gây quỹ phẫu thuật nụ cười, đồng hành cùng Tổ chức Phẫu thuật nụ cười (Operation Smile).

Ba bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành năm 2022 của NHNN

Tại Hội nghị Chính phủ với địa phương diễn ra hôm 03/01/2023, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ năm 2022.

Chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương năm 2022, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định quan điểm điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.

Hỗ trợ 28 địa phương khắc phục hậu quả thiên tai

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 1661/QĐ-TTg ngày 31/12/2022 hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai 10 tháng đầu năm 2022.

Cậu sinh viên có duyên với những tủ sách thiện nguyện

Những ngày đầu một mình đạp xe đi gom sách ủng hộ, Thái Hải Đăng, cậu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chẳng dám nghĩ hành trình “Sách đến tay em” lại có thể kéo dài và được nhiều người ủng hộ như bây giờ.

Năm 2022, đội tàu cá ở Đà Nẵng khai thác đạt trên 33.000 tấn tổng sản lượng

Năm nay do ảnh hưởng của thời tiết trên biển phức tạp, chi phí chuyến biển tăng cao…nhưng sản lượng khai thác thuỷ sản của Đà Nẵng vẫn đạt trên 33.000 tấn.

Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu từ ngày 1/1/2023

Từ 1/1/2023, thuế bảo vệ môi trường với xăng là 2.000 đồng một lít, các mặt hàng dầu (trừ dầu hoả) và mỡ nhờn là 1.000 đồng, theo Nghị quyết vừa được thông qua.

Đang cập nhật dữ liệu !