Khánh Hoà: Nhiều giải pháp phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường biển

Thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, những năm qua tỉnh Khánh Hoà đã đưa ra nhiều giải pháp phát triển kinh tế biển đảo.

Chiến lược phát triển

Theo kế hoạch của Chính phủ, vùng biển và ven biển duyên hải Trung Bộ, từ Thanh Hóa đến Bình Thuận tập trung phát triển các cảng biển nước sâu trung chuyển quốc tế, cảng biển chuyên dụng gắn với các khu liên hợp công nghiệp, dầu khí, điện, năng lượng tái tạo, công nghiệp sạch; phát triển các trung tâm du lịch lớn; nuôi trồng, khai thác, chế biến hải sản, dịch vụ hậu cần và hạ tầng nghề cá.

Riêng tỉnh Khánh Hòa nằm trong các danh mục xây dựng và phát triển các khu du lịch nghỉ dưỡng biển chất lượng cao; phát triển kết cấu hạ tầng biển và ven biển, trong đó có cải tạo, nâng cấp một số tuyến luồng hàng hải quan trọng; phục hồi, nâng cấp và xây dựng mới các trung tâm văn hóa biển đặc trưng; đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở dữ liệu biển quốc gia; đầu tư đồng bộ cho hệ thống thu gom và xử lý chất thải nguy hại, nước thải, chất thải rắn sinh hoạt; thực hiện quy hoạch các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp và khu đô thị ven biển...

{keywords}
Khánh Hoà đưa ra nhiều giải pháp phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường biển. (ảnh minh họa)

Theo số liệu của UBND tỉnh Khánh Hòa, địa phương này có đường bờ biển dài khoảng 385 km với gần 200 hòn đảo và 3 vịnh lớn là Vân Phong, Nha Trang và Cam Ranh. Phía Bắc Khánh Hòa, Vịnh Vân Phong là vịnh biển lớn nhất tỉnh với tổng diện tích 503 km2, độ sâu trung bình trên 10m, nơi sâu nhất trên 30m. Các vịnh này góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế biển của Khánh Hòa.

Đến năm 2020, Khánh Hoà đã có nhiều bước phát triển kinh tế vùng, kinh tế biển, đô thị, xây dựng nông thôn mới đã có bước chuyển biến, khai thác tốt hơn tiềm năng, lợi thế của từng địa phương, từng vùng, khu vực. 

Các vùng kinh tế trọng điểm, đô thị lớn tiếp tục phát huy vai trò đầu tàu trong phát triển kinh tế xã hội, thu hút nhiều vốn đầu tư và đóng góp lớn cho tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu, thu ngân sách nhà nước...

Tiềm năng, lợi thế của biển được phát huy, nhiều địa phương có biển phát triển năng động theo tinh thần Nghị quyết số 36-NQ/TW, của Hội nghị Trung ương 8 khóa XII, về “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Phát triển kinh tế biển xanh

Khánh Hoà đưa ra mục tiêu phát triển kinh tế biển xanh vì sức khỏe biển, đại dương trước hết phải được hiểu theo cách tiếp cận dựa trên nền tảng bảo tồn, phát triển bền vững đa dạng sinh học biển.

Những năm qua, Khánh Hoà phát triển các ngành kinh tế biển cần chuyển từ nền kinh tế khai thác và gây ô nhiễm môi trường sang kinh tế xanh, đầu tư vào vốn tự nhiên trong chuỗi kết nối hữu cơ, từ trong đất liền ra đến biển, giảm các nguồn gây ô nhiễm môi trường biển ngay từ trong đất liền.

Theo đó, việc hạn chế phát triển các ngành sử dụng công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường kết hợp cơ chế thúc đẩy tái chế, tái sử dụng, nâng cao hiệu quả tài nguyên thông qua mô hình kinh tế tuần hoàn để sản phẩm, phát thải của ngành, lĩnh vực này là tài nguyên đầu vào cho các ngành, lĩnh vực khác sẽ giúp hạn chế phát thải ra môi trường, góp phần phòng ngừa, ngăn chặn các nguồn gây ô nhiễm và các sự cố môi trường biển. Tăng cường đầu tư vào giá trị tự nhiên, bảo tồn và phát triển giá trị đa dạng sinh học thông qua mở rộng diện tích và lập mới các khu vực bảo tồn biển, phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên, nhất là các rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển.

Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo, chủ động phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai từ biển, thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống biển xâm thực, ngập lụt, xâm nhập mặn do triều cường, nước biển dâng cho các vùng duyên hải.

Đồng thời phải tiến hành cơ cấu lại các ngành kinh tế biển và ven biển dựa trên hệ sinh thái và phù hợp với lợi thế, tiềm năng tự nhiên.

Trong đó, cần ưu tiên phát triển các ngành, lĩnh vực như du lịch biển, đảo, năng lượng tái tạo (năng lượng gió, năng lượng dòng chảy thủy triều và năng lượng sóng biển) từng bước đầu tư phát triển công nghệ sinh học biển, dược liệu biển bên cạnh việc thúc đẩy các ngành kinh tế truyền thống như kinh tế hàng hải; khai thác dầu khí và các tài nguyên khoáng sản; nuôi trồng, khai thác thủy, hải sản và phát triển hạ tầng nghề cá; công nghiệp đóng tàu.

K.Chi

Nhiều tư liệu quý hiếm khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam

Bộ sách gồm 6 cuốn với nhiều tư liệu quý khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam vừa được Nhà xuất bản TT&TT giới thiệu nhân dịp kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2023).

Năm 2022, đội tàu cá ở Đà Nẵng khai thác đạt trên 33.000 tấn tổng sản lượng

Năm nay do ảnh hưởng của thời tiết trên biển phức tạp, chi phí chuyến biển tăng cao…nhưng sản lượng khai thác thuỷ sản của Đà Nẵng vẫn đạt trên 33.000 tấn.

Ngư dân miền Trung vươn khơi bám biển xuyên Tết

Dù đã rất gần đến Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, nhưng nhiều ngư dân ở miền Trung vẫn kiên cường vươn khơi bám biển xuyên Tết để khai thác xa bờ…

Cảnh sát biển sẽ mạnh tay hơn nữa trong công tác gỡ thẻ vàng IUU

Bộ Tư lệnh (BTL) Cảnh sát biển sẽ tiếp tục phối hợp với cấp ủy, chính quyền và các lực lượng chức năng của địa phương triển khai nhiệm vụ phòng, chống tàu cá Việt Nam vi phạm IUU.

Thanh Hóa quyết liệt gỡ "thẻ vàng" IUU

Thanh Hóa đã tăng cường công tác truyền thông, từng bước nâng cao ý thức người dân về việc chấp hành nghiêm túc các quy định về chống khai thác IUU.

Năm 2022, du lịch biển Bình Định 'cất cánh'

Năm 2022, ngành du lịch Bình Định phục hồi nhanh và tăng trưởng mạnh cả về số lượng, doanh thu, thị trường khách, đón được hơn 4,12 triệu lượt khách, tăng 185,2% so với năm 2021. Trong đó phần lớn là khách du lịch nghỉ dưỡng biển.

Chấm dứt tình trạng tàu cá khai thác bất hợp pháp trước ngày 31/3

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ ngành, địa phương phối hợp ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài trước ngày 31/3/2023.

Triển khai 180 ngày hành động chống khai thác IUU

Trong 180 ngày tập trung thực hiện 16 nhiệm vụ được phân công cho 12 đơn vị là các sở, ban, ngành và các địa phương.

Tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế biển Kiên Giang

Tỉnh Kiên Giang hiện có hơn 140 hòn đảo lớn, nhỏ và bờ biển dài hơn 200km, cùng với định hướng phát triển đảo Phú Quốc thành trung tâm du lịch tầm cỡ quốc tế. Đây là điều kiện thuận lợi để Kiên Giang đầu tư phát triển mạnh kinh tế biển.

Nuôi trồng thủy sản Thanh Hóa đạt kết quả cao

Nuôi trồng thủy sản Thanh Hóa đạt bước phát triển khi không xảy ra dịch bệnh trong quá trình nuôi tôm, ngao, cá biển và cá nước ngọt. Sản lượng thu hoạch thủy sản đều vượt so với cùng kỳ.

Đang cập nhật dữ liệu !