Chức năng thật sự của siêu chiến hạm DDG1000 Mỹ gây "sốc"

Siêu chiến hạm tàng hình DDG1000 mà Hải quân Mỹ chế tạo trong nhiều năm qua đang gặp nhiều khó khăn về vấn đề phát triển nó trở thành một tàu chiến theo đúng nghĩa.

Tạp chí The National Interest của Mỹ mới đây công bố báo cáo tiết lộ về khả năng tác chiến thật sự của tàu khu trục tàng hình USS Zumwalt (DDG-1000) mà Hải quân Mỹ phát triển. Đây là con tàu “đắt đỏ” nhất và nhận được nhiều kỳ vọng của Lầu Năm góc, trong tương lai, nó sẽ là “át chủ bài” để Hải quân Mỹ tung hoành trên khắp các vùng biển.

Siêu chiến hạm tàng hình DDG1000 của Mỹ. Nguồn: eastday.com.

Báo cáo cho biết, thông thường các tàu chiến truyền thống được chế tạo nhằm thực hiện các nhiệm vụ cụ thể hoặc nhiệm vụ đặc thù, tuy nhiên, tàu DDG-1000 đến nay lại vẫn chưa được biên chế một nhiệm vụ cụ thể nào. Tháng 12/2017, Hải quân Mỹ đã công bố rằng, tàu Zumwalt sẽ được sử dụng riêng cho các nhiệm vụ tấn công dưới nước.

Con tàu này cũng có thể được sử dụng như một lực lượng xung phong tiền tuyến để đột phá khả năng đe dọa của tên lửa chống hạm tầm xa. Với khả năng tàng hình, nó có thể xâm nhập vào khu vực “chống xâm nhập, chống tiếp cận” của đối phương trên các vùng biển. Nó có thể “lặng lẽ” tiếp cận tàu chiến của đối phương và sau đó phóng tên lửa, làm đối phương không kịp phản ứng.

DDG1000 đang hoạt động mà không có đạn. Nguôn: eastday.com.

Hải quân Mỹ cũng đang nghiên cứu kết nối các cảm biến của tàu ngầm, tàu mặt nước, máy bay trực thăng, máy bay tuần tra và máy bay tấn công để tạo thành “tai mắt” từ xa sau đó truyền số liệu mục tiêu cho tàu Zumwalt tấn công.

Về lý thuyết là vậy, nhưng thực tế lại khác xa, báo cáo của The National Interest nhấn mạnh, DDG-1000 đến nay vẫn chỉ là con tàu có nhiệm vụ duy nhất đó là tìm kiếm cứu nạn! Nhất là từ sau khi kế hoạch phát triển đạn dược siêu đắt cho hệ thống vũ khí chủ lực của tàu này bị hủy bỏ.

Được biết, tàu lớp Zumwalt có thiết kế độc đáo để giảm tối đa các đặc tính tín hiệu radar của tàu chiến dài 190 m này xuống kích cỡ của một chiếc tàu đánh cá nhỏ. Động cơ cảm ứng điện của tàu tạo ra năng lượng điện khổng lồ lên đến 58 megawatt trong suốt hành trình, với sự trợ giúp của hệ thống năng lượng tích hợp, năng lượng điện của tàu này đủ để cung cấp năng lượng cho tàu chiến với lượng giãn nước 17.630 tấn.

Truyền thông Mỹ cho rằng con tàu này chỉ còn chức năng tìm kiếm cứu nạn! Nguồn: eastday.com.

Động cơ điện và ống xả làm mát của tàu này cũng sẽ làm giảm tín hiệu âm thanh và hồng ngoại của tàu khu trục. Môi trường điện toán toàn tàu cho phép tất cả các hệ thống trên tàu được nối mạng và có thể được truy cập từ bất kỳ bàn điều khiển nào trên tàu. Tuy nhiên, hệ thống pháo tiên tiến của Zumwalt lại không phát huy được sức mạnh lớn và chỉ đạt 2/3 tầm bắn dự kiến.

Ngoài ra, đạn của hệ thống pháo này là đạn tấn công đối đất tầm xa tích hợp khả năng dẫn đường GPS, mỗi quả đạn có giá lên tới 800.000 USD, đắt hơn cả tên lửa hành trình có khả năng tấn công mạnh hơn, tầm bắn xa hơn và chính xác hơn. Do yếu tố này mà Hải quân Mỹ cuối cùng đã hủy bỏ kế hoạch mua sắm đạn dược cho DDG1000, khiến hai hệ thống pháo khổng lồ của Zumwalt chỉ tồn tại cho đủ bộ phận.

Hiện tại, chi phí cho mỗi tàu chiến lớp Zumwalt là 4,5 tỉ USD, Hải quân Mỹ cũng đã tiêu tốn 10 tỉ USD giành cho quá trình nghiên cứu và phát triển tàu này. Chi phí phát triển tàu lớp Zumwalt tăng mạnh so với kế hoạch ban đầu là do Hải quân Mỹ tham vọng tích hợp các công nghệ hoàn toàn mới lên tàu, và việc nghiên cứu các công nghệ này diễn ra song song với việc phát triển tàu Zumwalt. Khi việc chế tạo tàu chiến này bắt đầu vào năm 2009, thì phương án thiết kế cuối cùng của con tàu vẫn chưa được “chốt”.

DDG1000 là niềm "kiêu hãnh" của Mỹ. Nguồn: eastday.com.

Một báo cáo năm 2018 của Văn phòng Trách nhiệm Chính phủ Mỹ tuyên bố rằng, chỉ có 5 trong số 12 công nghệ chính được sử dụng trên tàu Zumwalt là đạt yêu cầu đề ra. Nhiều chuyên gia Mỹ cảm thấy “ngạc nhiên” khi Hải quân Mỹ bất chấp báo cáo trên và vẫn tiếp nhận tàu DDG1000, thậm chí nó còn không có hệ thống chiến đấu. Năm 2012, con tàu đầu tiên được chuyên giao, nhưng phải đến năm 2021 nó mới sẵn sàng để triển khai hoạt động.

Có thể nói, đến nay Mỹ vẫn chưa có biện pháp nào cải thiện hệ thống vũ khí tấn công – hệ thống quyết định đến sức mạnh và chức năng của con tàu này. Để có thể phát triển một hệ thống vũ khí tối tân, tương xứng với DDG1000 thì cái giá bỏ ra là không hề nhỏ. Nhiều quan chức Mỹ hiện nay cũng đang “nghiêng” về hướng phát triển hàng loại tên lửa hành trình để giảm tải chi phí đắt đỏ trong việc đóng những siêu chiến hạm.

Mỹ cũng có kế hoạch phát triển vũ khí laze trên tàu DDG1000 nhưng kế hoạch này đang gặp phải nhiều sự phản đối từ giới chức Mỹ. Nhiều quốc gia trên thế giới như Nga, Trung Quốc cũng tạm dừng kế hoạch phát triển loại vũ khí này do chi phí cao, hiệu quả thấp.

Đức Trí (lược dịch)

Xem công binh Nga rà phá bom mìn trong khu vực chiến sự ở Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga đã công bố đoạn video ghi lại cảnh công binh Nga tiến hành rà phá bom mìn còn sót lại sau giao tranh ở khu vực chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.

Video UAV tấn công Sirius của Nga lần đầu cất cánh

Không quân Nga mới đây đã thực hiện thành công chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của mẫu máy bay không người lái (UAV) tấn công Sirius.

Nga công bố thành lập các quân khu, quân đoàn mới năm 2023

Phó Tổng tham mưu trưởng Các lực lượng vũ trang Nga thông báo nước này sẽ thành lập 2 tập đoàn quân, một quân đoàn, khu vực hải quân Azov, 5 sư đoàn, 26 lữ đoàn cùng các quân khu Moscow và Leningrad trong năm nay.

Video lính Nga thử bộ điều khiển từ xa dành cho tên lửa có từ thập niên 1970

Với bộ điều khiển từ xa trên, xạ thủ có thể khai hỏa về phía thiết giáp đối phương mà không nhất thiết phải ra tận bệ phóng tên lửa Fagot để ngắm bắn.

Cận cảnh tổ hợp tên lửa Buk-M1 của Ukraine bị UAV Nga tập kích

Tài khoản Telegram Intel Slava Z mới đây đã công bố video máy bay không người lái (UAV) tự sát Lancet của Nga tập kích hệ thống tên lửa đất đối không tầm trung Buk-M1 của Ukraine.

Video quân Ukraine dùng đạn thông minh bắn pháo Nga

Với một số quả đạn thông minh M982 Excalibur, quân đội Ukraine đã phá hủy hai pháo tự hành 2S19 Msta của Nga.

Quân Ukraine tấn công phòng tuyến Nga gần ‘chảo lửa’ Bakhmut

Quân đội Ukraine gần đây đã tiến hành một cuộc tấn công vào phòng tuyến Nga ở gần làng Klischiivka, nơi nằm cách ‘chảo lửa’ Bakhmut gần 8km về phía tây nam.

Video Israel thử nghiệm thành công hệ thống phòng không trên biển C-Dome

Hải quân Israel mới đây đã thử nghiệm thành công hệ thống phòng không C-Dome, được coi là phiên bản trang bị trên tàu khu trục của hệ thống Vòm Sắt nổi tiếng.

Nga phá hủy đoàn xe bọc thép chở quân VAB ở Ukraine

Đoạn video mới đây được phía Nga công bố cho thấy cảnh phá hủy một đoàn xe bọc thép chở quân của lực lượng vũ trang Ukraine.

Video Nga dùng súng cối tự hành lớn nhất thế giới công phá mục tiêu ở Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh các khẩu súng cối tự hành 2S4 Tyulpan lớn nhất thế giới của nước này tấn công mục tiêu trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Đang cập nhật dữ liệu !