Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm: Việt Nam đủ khả năng để bảo vệ chủ quyền

Năm 2014 vừa qua đi với những căng thẳng trên Biển Đông. Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm, nguyên Giám đốc Học viện Hải quân khẳng định, Việt Nam sẵn sàng và có đủ khả năng để bảo vệ chủ quyền của mình.
Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm: Việt Nam đủ khả năng để bảo vệ chủ quyền - ảnh 1

Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm.

Xin ông đánh giá lại tổng thể sự kiện “Giàn khoan Hải Dương 981” và âm mưu của Trung Quốc khi quyết định thực hiện hành động này?

Có thể khẳng định, sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 chỉ là một mắt xích trong chuỗi sự kiện mà Trung Quốc đã và sẽ thực hiện nhằm mục đích độc chiếm Biển Đông và xa hơn là mở rộng ảnh hưởng ra toàn bộ Thái Bình Dương để cạnh tranh, thậm chí là thay thế Mỹ trong vai trò “dẫn dắt” thế giới. Từ hàng chục năm qua, chúng ta biết rằng, Trung Quốc đã theo đuổi học thuyết phát triển trải qua các giai đoạn “Giấu mình chờ thời”; “Trỗi dậy hòa bình” và bây giờ đã đến lúc thực hiện “Giấc mộng Trung Hoa” với tham vọng mở “con đường tơ lụa lục địa” hiện tại và tạo nên “con đường tơ lụa trên biển” với chuỗi căn cứ “ngọc trai” trải dài từ ven Biển Đông (khu vực giáp Trung Quốc), qua Biển Đông, Ấn Độ Dương đến Địa Trung Hải.

Tuy nhiên trên thực tế, không có một cường quốc nào ở vào hoàn cảnh “bí bách” như Trung Quốc trong việc tìm một con đường ra biển. Dọc bờ biển phía Đông và Đông Nam của quốc gia này đều bị ngăn chặn bởi các chuỗi đảo của những quốc gia hùng mạnh khác. Do vậy, Trung Quốc cần tìm một điểm để “đột phá”, và Biển Đông đã được họ chọn là một nơi để “thử lòng” các quốc gia lân cận, thử trí tuệ của dư luận quốc tế cùng “phản ứng” của những cường quốc đại dương.

Trong chiến lược này của Trung Quốc sẽ có rất nhiều quốc gia bị ảnh hưởng. Trong đó, sóng gió trước hết sẽ diễn ra với Việt Nam và Philippines, bởi đây là hai nước trực tiếp tồn tại nhiều tranh chấp trên biển, ngăn cản tham vọng và giành quyền kiểm soát của họ về lãnh thổ, tài nguyên và hoạt động hàng hải, hàng không. Qua những sự việc vừa qua, chúng ta thấy rõ, với mỗi nước, Trung Quốc đã đưa ra những sách lược khác nhau. Không chỉ là giữa nước có biển với nước không có biển, mà ngay cả giữa những nước có biển cũng khác nhau, dù mục đích chung nhất của họ vẫn là phân hóa được khối ASEAN. Có thể nói họ đang thực hiện chiến lược “bẻ đũa” để dần giành quyền kiểm soát trọn vẹn Biển Đông, dần dần đẩy Mỹ, Nhật Bản, Nga, Ấn Độ ra khỏi khu vực này.

Theo tôi, bản thân Trung Quốc cũng muốn một Biển Đông “lặng sóng” để họ nhanh chóng vượt lên thành cường quốc số 1 thế giới. Tuy vậy, họ lại muốn sự bình lặng này đến từ thái độ khuất phục của các nước xung quanh. Tôi cho rằng, thay vì ưu tiên sử dụng “quyền lực mềm” như trước, từ nay trở đi họ sẽ ưu tiên dùng “sức mạnh cứng”, và sẽ tiếp tục theo chiều hướng này để thực hiện “giấc mộng Trung Hoa” trên toàn thế giới.

Với những gì đã phân tích ở trên, ông nhận định như thế nào về các đối sách về chủ quyền tại Biển Đông mà Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra thời gian qua và trong thời gian sắp tới?

Với những gì diễn ra trong thời gian qua và kết quả trên tình hình thực tế, tôi cho rằng cách ứng biến của Đảng và Nhà nước ta là hoàn toàn thích hợp. Hành động theo luật quốc tế nhưng cương quyết của chúng ta đã cho Trung Quốc thấy Việt Nam sẵn sàng và có đủ khả năng để bảo vệ chủ quyền của mình. Thế giới đã nhìn nhận Việt Nam là một quốc gia thiết tha với hòa bình và phát triển, là bạn chân thành với các nước và các khu vực trên thế giới. Bạn bè của Việt Nam đã đánh giá cao nỗ lực kiềm chế và chủ trương đấu tranh bằng biện pháp hòa bình để duy trì ổn định trong khu vực.

Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm: Việt Nam đủ khả năng để bảo vệ chủ quyền - ảnh 2

Có thể nói câu trả lời ngắn gọn “vừa hợp tác - vừa đấu tranh” của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong kỳ họp Quốc hội vừa qua khi nói về mối quan hệ với Trung Quốc đã thể hiện rõ đường lối ngoại giao của nước ta. Tôi rất đồng tình với quan điểm này, chúng ta tôn trọng và mong muốn hợp tác với Trung Quốc, một quốc gia rộng lớn với dân số vĩ đại, đặc biệt đại đa số người Trung Quốc trọng lẽ phải, yêu chính nghĩa, chống cường quyền áp đặt. Nhưng khi họ sai ta vẫn phải đấu tranh không khoan nhượng. Vụ việc giàn khoan Hải Dương 981 vừa qua đã cho thấy điều đó và thậm chí trong trường hợp này nếu họ tiến xa hơn thì mình cũng sẽ đấu tranh ở mức độ cao hơn.

Chúng ta rất coi trọng quan hệ với Trung Quốc, tuy nhiên cũng như Thủ tướng đã nói, “sẽ nhất định không đánh đổi chủ quyền lấy tình hữu nghị viển vông, lệ thuộc”. Xét trên tổng thể, dù còn nhiều chính kiến khác nhau nhưng theo tôi chúng ta cần giữ mối quan hệ hữu nghị và ổn định với Trung Quốc, vì cho dù thế nào chúng ta và họ vẫn không thể tách rời nhau về địa lý. Bên cạnh đó, họ là một thị trường khổng lồ mà không một quốc gia nào có thể bỏ qua. Tuy nhiên, mối quan hệ này phải trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng nhau và cùng có lợi, chúng ta phải luôn kiên định đường lối độc lập – tự chủ toàn vẹn lãnh thổ và biển đảo của chúng ta.

Với những điểm còn bất đồng, hãy ngồi lại để giải quyết bằng thiện chí từ hai bên, phải tìm được tiếng nói chung từ lãnh đạo cấp cao nhất của hai nước. Tôi xin nhấn mạnh rằng, tư duy nước lớn có thể  “thôn tính” nước nhỏ hiện đã không còn hợp thời, và nước nào đi ngược lại điều này sẽ tự đặt mình ra khỏi guồng quay của lịch sử nhân loại và nhất định sẽ chuốc lấy thất bại cay đắng.

Xin chân thành cảm ơn ông!

Nguyễn Cường (Thực hiện)

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !