Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm: Trung Quốc đã hết lối ra biển

Nhìn bản đồ Đông Á có thể thấy rõ các mặt giáp biển của Trung Quốc đều là những nước có nền kinh tế mạnh và quyết tâm bảo vệ chủ quyền. Trung Quốc như bị vây lại bởi các cánh cung và không có một lối ra biển thực sự.

Lý do Trung Quốc tạm “kiêng” Nhật Bản, Đài Loan

Trong xu thế phát triển tới đây đường biển sẽ tiếp tục giữ vai trò chiến lược, vì thế một “cửa ngõ” thông thoáng ra biển là yêu cầu gần như bắt buộc của các cường quốc. Đó là lý do buộc Trung Quốc phải tìm cách “gây hấn” với các nước có chung đường biển để có được cửa ngõ này, nhưng tại sao Trung Quốc lại chọn cách gia tăng căng thẳng ở Biển Đông thay vì Biển Hoa Đông hay eo biển Đài Loan.

Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm: Trung Quốc đã hết lối ra biển - ảnh 1

Đường ra biển của Trung Quốc đều bị vây kín bởi các chuỗi đảo của những quốc gia khác: Ảnh: Gmaps

Trả lời Infonet về vấn đề này, Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm – nguyên Giám đốc Học viện Hải quân đã đưa ra những nhận định rất đáng chú ý. Theo ông phía Đông của biển Hoa Đông là Nhật Bản – một quốc gia với tiềm lực kinh tế, nguồn lực khoa học kỹ thuật hàng đầu thế giới. Ngay cả trong chiến tranh thế giới thứ II và ngày nay Nhật Bản vẫn là một cường quốc biển với sức mạnh tổng hợp có thể đương đầu với bất cứ mối đe dọa nào.

Trên thực tế Trung Quốc còn phải học hỏi người Nhật ở nhiều lĩnh vực, đặc biệt là về chiến tranh trên biển. Thêm vào đó, không những có thể tự lực cánh sinh, Nhật Bản còn dễ dàng hình thành một liên minh quân sự với Mỹ, Hàn Quốc, Úc. Do đó Trung Quốc hiểu rõ họ không thể đột phá tại vị trí này.

Trong khi đó xuôi xuống phía Nam là vị trí do Đài Loan án ngữ. Tuy Trung Quốc vẫn coi Đài Loan là một phần lãnh thổ của mình nhưng người Đài Loan chưa bao giờ công nhận ý định này. Trên thực tế trong lịch sử Trung Quốc đã từng tấn công vào hai nhóm đảo Kim Môn và Mã Tổ (Đài Loan quản lý) tuy nhiên sau đó đã phải dừng lại.

Hiện nay, dù không được nhiều quốc gia công nhận là một nhà nước độc lập nhưng Đài Loan vẫn có một tiềm lực riêng biệt không thể xem thường. Bên cạnh đó Hoa Kỳ vẫn luôn “chống lưng” cho Đài Loan bằng việc cung cấp các hợp đồng vũ khí, khí tài quân sự.

Xét về mặt lịch sử, người dân Đài Loan vốn dĩ di cư từ đại lục sau năm 1949, do đó Trung Quốc hy vọng dùng chiêu bài “hòa thống” (hòa bình thống nhất) với Đài Loan theo kiểu “một nước hai chế độ” như đã làm với Hong Kong và Ma Cau. Cuối cùng nếu không được mới dùng đến “vũ thống” (đánh chiếm bằng vũ lực).

Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm: Trung Quốc đã hết lối ra biển - ảnh 2

Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm đang thuyết minh ý đồ của Trung Quốc trên bản đồ

Chỉ còn có thể ở Biển Đông

Vị chuẩn đô đốc cho rằng chính vì những lẽ trên mà Trung Quốc đã chọn cách gia tăng căng thẳng tại khu vực Biển Đông – nơi có khối ASEAN với 10 nước nhưng chỉ có 5 nước (Việt Nam, Philippin, Indonesia, Malaysia, Bruney) liên quan trực tiếp tới vùng biển này.

Ông cho rằng hiện nay 5 nước liên quan đến vùng biển này đều là những nước đang phát triển với tiềm lực kinh tế và quốc phòng hạn chế, thêm vào đó sự liên kết giữa các quốc gia này còn khá lỏng lẻo, thậm chí có cả những tranh chấp về chủ quyền trên biển (dù không lớn).

Từ đó Trung Quốc đã chọn Biển Đông làm nơi “đột phá”, và mục tiêu trọng điểm trước tiên của họ tại đây là các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Để thực hiện điều này Trung Quốc đang áp dụng một tư duy bất chấp luật pháp quốc tế và sự thật lịch sử, tôn thờ tư duy “mạnh được yếu thua”.

Trung Quốc đang thực hiện chiến lược “bẻ đũa”

Theo Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm thì trước khi Trung Quốc gia tăng gây hấn, nước này đã dùng “quyền lực mềm” để ép các nước thuộc khu vực phải đi theo quỹ đạo và sự điều khiển của họ. Tuy vậy kế hoạch thất bại khiến họ phải chuyển sang chiến lược “bẻ từng chiếc đũa” để phân hóa nội bộ khối ASEAN.

Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm: Trung Quốc đã hết lối ra biển - ảnh 3

Muốn đối phó với Trung Quốc ASEAN phải thật sự đoàn kết: Ảnh: TTXVN

Có thể thấy rõ chiến lược này khi nhìn vào những gì Trung Quốc đã làm với khối ASEAN trong thời gian vừa qua. Tại Hội nghị Ngoại trưởng được tổ chức năm 2012 tại Campuchia, ASEAN đã không ra được tuyên bố chung về Biển Đông mà nguyên nhân phần lớn đến từ thái độ kiên quyết của nước chủ nhà mà kẻ hậu thuẫn không ai khác ngoài Trung Quốc.

Trong những ngày gần đây sự “ve vãn” của Trung Quốc với những nước không liên quan hoặc liên quan ít tới tranh chấp Biển Đông ngày một rõ. Cụ thể cuối tháng 6 vừa qua Thủ tướng Malaysia đã có chuyến thăm chính thức Trung Quốc, và ngay sau đó ông Wang Chungui - cựu Đại sứ Trung Quốc tại Malaysia đã tranh thủ “ngọt ngào” với quốc gia này rằng “Trung Quốc và Malaysia có chung một góc nhìn về vấn đề Biển Đông”.

Cũng chỉ mới cách đây ít ngày một đoàn quân sự cấp cao của Thái Lan đã sang Trung Quốc để “tham vấn”. Trong bối cảnh các nước phương Tây đang chỉ trích Thái Lan vì cuộc đảo chính, thì động thái này cho thấy Trung Quốc đã ngay lập tức lợi dụng tình hình để tranh thủ tìm kiếm sự đồng tình.

Để đối phó với những hành động trên của Trung Quốc vị Chuẩn đô đốc cho rằng hơn lúc nào hết các nước cần phải đoàn kết chặt chẽ bởi mục đích duy của Trung Quốc không phải chỉ là Biển Đông.

“Trung Quốc đã chọn biển Đông để gây hấn vì nghĩ rằng mình có thể “làm mưa làm gió” tại đây. Tuy nhiên tôi cho rằng họ đã sai lầm, bởi Việt Nam, Philippin, Malaysia, Indonesia đều là những nước có tinh thần độc lập dân tộc rất cao và tinh thần tự cường dân tộc mạnh mẽ.

Những hành động hiện tại của Trung Quốc chỉ là đòn “diễu võ dương oai”. Chưa cần đến sự góp quân của Mỹ, Nhật, chỉ cần năm nước liên quan đến vùng biển này cố kết lại thì Trung Quốc không thể đột phá. Nội lực của các quốc gia này hoàn toàn có thể đương đầu với Trung Quốc”. – Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm.

Có thể bạn quan tâm:

* Cách phát hiện và gỡ bỏ phần mềm nghe lén trên điện thoại

Nguyễn Cường

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !