Chữa tật nói lắp cho trẻ như thế nào?

Tật nói lắp là hiện tượng loạn thần kinh chức năng của ngôn ngữ, thường thấy nhất ở bạn nhỏ từ 2 đến 6 tuổi nhất. Dưới đây là 1 số phương pháp giúp bạn giảm nhanh chóng về nói lắp.

 Tăng cường rèn luyện kỹ năng nói

Việc này bạn có thể làm tại gia đình, kiên nhẫn làm thường xuyên, lâu dài. Mỗi ngày để 40-60 phút bạn hãy tập đọc một bài văn (mới đầu cho đọc bài ngắn), đọc thong thả rõ từng chữ, nhưng phải đọc cho lưu loát. Nếu bạn lắp bắp ngắc ngứ thì đọc lại. Cứ thế cho đến khi cả bài văn được đọc trơn tru, lưu loát. đọc đi đọc lại cho tới khi thuộc lòng, gập sách vẫn đọc được. Mỗi ngày chỉ cần một bài. Sau một thời gian thì bạn hãy đọc bài dài hơn, rồi dần dần đọc bài dài hơn nữa.

Luyện tập cơ miệng
Nhiều chuyên gia tâm lý chuyên chữa trị tật nói lắp cho thanh thiếu niên và người lớn thường tập trung vào các bài tập tăng sức mạnh, sự linh hoạt của cơ lưỡi, môi, cằm, khí quản và phổi để bệnh nhân có thể mở miệng, hàm tối đa, phát âm rõ.

Việc luyện tập giúp bệnh nhân giảm thiểu tối đa tình trạng lắp bắp, chẳng hạn như nói chậm, điều chỉnh nhịp thở, luyện tập nói suôn sẻ từ những câu phát âm đơn giản cho đến những câu nói phức tạp. Đồng thời, chúng giúp người nói lắp giảm lo âu trong những hoạt động dễ gây căng thẳng như giao tiếp với mọi người hoặc nói trước đám đông.

Sự hỗ trợ của gia đình là yếu tố tâm lý quan trọng hỗ trợ điều trị tật nói lắp. Những bạn mắc bệnh thường bị bạn học bắt nạt hoặc trêu đùa khiến chúng khó chịu. Gia đình và nhà trường nên quan tâm, hỗ trợ tâm lý kịp thời để các bạn kiên trì luyện tập và tự tin hơn trong giao tiếp.
Gặp chuyên gia tư vấn
Các bậc cha mẹ cần phải lưu tâm ngay khi các bạn nhỏ có dấu hiệu nói lắp kéo dài từ 3 đến 6 tháng, hoặc có biểu hiện khó khăn trong việc giao tiếp. Ngày nay, tiến bộ trong việc trị liệu ngôn ngữ cung cấp nhiều biện pháp để chữa tật nói lắp. Biện pháp tốt nhất là phụ huynh tham tiếp nhận tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để chọn liệu pháp điều trị tốt nhất cho bạn nhỏ như châm cứu, yoga trị liệu, hay thôi miên…

Tự cải thiện bằng máy ghi âm
Sự tự tin là điều quan trọng trong điều trị tật nói lắp. Đừng nghĩ bạn kỳ lạ khi nói chuyện không trôi chảy. Hãy tin vào chính mình và luyện tập hàng ngày để cải thiện khả năng giao tiếp của bản thân.

Máy ghi âm là công cụ hỗ trợ điều trị tật nói lắp hữu hiệu. Khi người nói lắp ghi âm và nghe lại những gì họ nói, họ sẽ tự đánh giá cách nói và giọng để nhận thức điểm cần sửa chữa. Ngoài ra, những đoạn hội thoại trôi chảy của người khác sẽ giúp họ luyện tập và bắt chước lối giao tiếp để dần sửa tật lặp từ khi giao tiếp.

Thức ăn

Mặc dù, khoa học chưa chứng minh hiệu quả của các loại thực phẩm trong điều trị nói lắp. Nhưng những bài thuốc dân gian được lưu truyền như quả lý gai, tiêu đen, quế, hạnh nhân có hiệu quả hỗ trợ sửa dị tật ngôn ngữ này. Ngoài ra, mật ong là thức uống có lợi cho thanh quản và cổ họng, giúp giọng nói khỏe và hay hơn.

Tuy nhiên, Ủy ban Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) chưa xác nhận loại thuốc hay thực phẩm nào đặc trị tật nói lắp. Mặc dù, nhiều trường hợp mắc bệnh được điều trị bằng các loại thuốc chống động kinh, thuốc chống trầm cảm hoặc giảm lo âu, nhưng chúng đều có tác dụng phụ và được khuyến cáo không nên sử dụng lâu dài.

Một nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học đã chứng minh rằng liệu pháp dùng thuốc gần như không có tác dụng trong việc cải thiện tật nói lắp.

Theo Thiếu niên

Giao lưu văn hóa sưu tập tem nhân dịp kỷ niệm Ngày sinh Bác Hồ

Chương trình Giao lưu văn hóa sưu tập tem sẽ giúp học sinh Trường THCS Thái Thịnh (Đống Đa, Hà Nội) thêm yêu quê hương đất nước, góp phần phát triển phong trào sưu tập tem trong trường học.

Nữ sinh Trường Newton và hành trình giành học bổng toàn phần đại học top đầu thế giới

Tháng Tư luôn là giai đoạn sôi động nhất của việc apply học bổng của các học sinh có khát vọng tìm kiếm những môi trường giáo dục lý tưởng trên phạm vi toàn cầu.

Kỷ nguyên chuyển đổi số và những định hướng cho con khi chuyển cấp

Vừa qua, Trường THCS- THPT Newton đã tổ chức hội thảo “Kỷ nguyên chuyển đổi số và những định hướng cho con khi chuyển cấp”.

Tuyển sinh 2022: Thí sinh trúng tuyển đại học xác nhận nhập học từ hôm nay

Từ hôm nay (18/9), Bộ GD&ĐT sẽ mở hệ thống để thí sinh xác nhận nhập học trực tuyến; hạn cuối xác nhận nhập học là 17h ngày 30/9/2022.

Sở GD-ĐT Hà Tĩnh triển khai phương án phòng, chống virut Corona

Sở GD-ĐT Hà Tĩnh vừa ban hành văn bản số 132/SGDĐT-CTTT gửi Trưởng phòng GD-ĐT các huyện, thị, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở; Giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện về việc triển khai phòng, chống dịch bệnh do virut Corona gây ra.

Hải Phòng: Nhiều trường học "nhắc nhở" phụ huynh phòng chống vi rút Corona

Trong ngày 30, 31/1, nhiều trường học tại thành phố Hải Phòng đã có thông báo gửi đến phụ huynh, học sinh về việc triển khai các biện pháp phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do vi rút Corona.

Dọn phòng, bố ngỡ ngàng phát hiện Bộ luật “phải tuân chỉ” của con trai lớp 5

Một học sinh lớp 5 (ở Thanh Hóa) đã tự đề ra bộ luật 21 điều “phải tuân chỉ” riêng cho bản thân khiến cha mẹ vô cùng ngỡ ngàng.

Diễn biến mới nhất vụ hàng chục học sinh ở Đắk Lắk mang "hàng nóng" đi hỗn chiến

Vụ hàng chục học sinh tham gia chuẩn bị đánh nhau tại Buôn Ma Thuột – Đắk Lắk đang khiến dư luận hết sức quan tâm. Tuy nhiên, các số liệu của nhà trường cung cấp cho báo chí và cơ quan chức năng đã "vênh" nhau một cách khó hiểu.

"Đề thi học sinh giỏi Văn lớp 9 của Hà Nội đưa ra yêu cầu hoàn toàn phi lí"

Đó là chia sẻ của TS. Trịnh Thu Tuyết – nguyên giáo viên trườn THPT Chu Văn An (Hà Nội) về đề thi học sinh giỏi môn Văn lớp 9 của Hà Nội.

Xã hội càng "trí tuệ nhân tạo" sẽ càng cần "nhân văn số"

Ở Việt Nam, rô-bốt đã làm thay chức năng của nhân viên trong thư viện. Như vậy, để thấy viễn cảnh rô-bốt thay thế hoàn toàn con người trong một số lĩnh vực kỹ thuật không còn xa nữa. Nhưng nói như vậy, không có nghĩa là rô-bốt có thể thay thế mọi lĩnh vực...

Đang cập nhật dữ liệu !