Chủ tịch Quốc hội: “Chủ quyền biển đảo đang bị đe dọa nghiêm trọng"

Sau hơn một tháng làm việc, kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XIII đã bế mạc chiều 26/6, hoàn thành toàn bộ chương trình làm việc của kỳ họp với khối lượng công việc lớn, nhiều nội dung quan trọng.

Đánh giá về kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XIII, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, đây là thời điểm phù hợp để Quốc hội có những nhận định, đánh giá về tình hình đất nước những năm qua, kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, ban hành luật pháp và quyết định các vấn đề quốc kế dân sinh quan trọng khác.

Tại kỳ họp này, Quốc hội đã xem xét báo cáo bổ sung của Chính phủ về kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2014 và những tháng đầu năm 2015.

“Bằng trí tuệ, tâm huyết và trách nhiệm của mình trước nhân dân, các vị ĐBQH đã thẳng thắn đánh giá mặt được, chưa được, chỉ ra những yếu kém, tồn tại trong các ngành, lĩnh vực, dự báo nguy cơ tiềm ẩn cản trở sự phát triển, nhất là trong bối cảnh chủ quyền biển đảo của Việt Nam đang bị đe dọa nghiêm trọng do việc Trung Quốc tiến hành xây đắp với quy mô lớn tại các bãi đá thuộc chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa, đe dọa cuộc sống yên bình của người dân và hòa bình, ổn định, tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông”- Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng nhận định.

Chủ tịch Quốc hội: “Chủ quyền biển đảo đang bị đe dọa nghiêm trọng

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đánh giá, việc bãi nhiệm tư cách ĐBQH đối với bà Châu Thị Thu Nga quyết định này khẳng định sự nghiêm khắc, công minh của Quốc hội

Dưới góc nhìn của Chủ tịch Quốc hội, công tác xây dựng pháp luật tiếp tục được Quốc hội xác định là một nội dung trọng tâm của kỳ họp. Tại kỳ họp này Quốc hội đã xem xét, thông qua Luật tổ chức Chính phủ (sửa đổi), Luật tổ chức chính quyền địa phương, Luật bầu cử ĐBQH và đại biểu Hội đồng nhân dân, Luật kiểm toán Nhà nước, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (sửa đổi), Luật ngân sách Nhà nước (sửa đổi), Luật nghĩa vụ quân sự (sửa đổi)…

Như vậy, theo Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng, về cơ bản Quốc hội đã hoàn thành việc xây dựng các đạo luật về tổ chức bộ máy Nhà nước và các tổ chức thuộc hệ thống chính trị theo Hiến pháp mới, với tinh thần tôn trọng Nhà nước pháp quyền, nền dân chủ nhân dân.

Đồng thời, tại kỳ họp này, thể theo nguyện vọng của một bộ phận người lao động, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết về việc thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động, trong đó xác định: người lao động được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội để đủ điều kiện hưởng lương hưu nhằm đảm bảo cuộc sống khi hết tuổi lao động theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014; trường hợp người lao động có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần, tạo điều kiện để người lao động được lựa chọn phù hợp.

Đánh giá về các phiên chất vấn của Quốc hội tại kỳ họp này, Chủ tịch Quốc hội bày tỏ, phiên chất vấn của Quốc hội tại kỳ họp tiếp tục được cử tri, đồng bào cả nước quan tâm theo dõi, giám sát và đồng tình, ủng hộ. Quốc hội đã tiến hành chất vấn 5 thành viên Chính phủ và ra Nghị quyết về vấn đề này. “Nội dung chất vấn đã được lựa chọn đúng, trúng những vấn đề về nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, khoa học, công nghệ và giáo dục, đào tạo. Đây là những vấn đề vừa cấp bách, vừa chiến lược trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, đòi hỏi có giải pháp để giải quyết hiệu quả” – ông nói.

Tại kỳ họp này, theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Quốc hội đã thảo luận, cân nhắc một cách thận trọng và quyết định bãi nhiệm ĐBQH đối với bà Châu Thị Thu Nga, thuộc Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội. “Quyết định này khẳng định sự nghiêm khắc, công minh của Quốc hội khi xem xét tư cách ĐBQH, là yêu cầu về sự phấn đấu, rèn luyện để ĐBQH luôn xứng đáng với niềm tin và sự tín nhiệm của cử tri và của nhân dân”- Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh.

Đối với việc biểu quyết chủ trương đầu tư xây dựng sân bay Long Thành, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, Quốc hội đã thảo luận, cân nhắc thận trọng và tiếp tục khẳng định sự cần thiết, tính đúng đắn của chủ trương đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành; coi đây là dự án quan trọng đặc biệt quốc gia, có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng động lực phát triển phía Nam và cả nước. Quốc hội đã thông qua Nghị quyết quyết định chủ trương đầu tư Cảng hàng không quốc tế Long Thành, giao Chính phủ tiếp tục hoàn thiện báo cáo khả thi, tiến hành các công việc cần thiết để triển khai dự án và hàng năm báo cáo Quốc hội kết quả thực hiện.

Cùng với đó, Quốc hội cũng đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2013, Nghị quyết về chương trình hoạt động giám sát năm 2016; lần đầu tiên tiến hành phê chuẩn đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về việc bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và xem xét, quyết định một số vấn đề quan trọng khác….

“Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII đã thành công, để lại niềm tin, ấn tượng tốt đẹp trong lòng đồng bào, cử tri cả nước về một kỳ họp hợp lòng dân, sôi động, dân chủ, đoàn kết, trí tuệ và đổi mới. Sau kỳ họp này, tôi trân trọng đề nghị các vị ĐBQH kịp thời gặp gỡ, báo cáo kết quả kỳ họp với cử tri; tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của cử tri để luôn có tiếng nói đại diện cho quyền lợi của cử tri vào các quyết định của Quốc hội”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng kết lời.

Trường Giang

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !