Chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc đi từ Bắc Ninh ra Hà Nội ăn phở cho đã "cơn thèm'' rồi lại đi về
Ông Nguyễn Văn Hùng, chủ tịch hội đồng quản trị một công ty lớn về du lịch, đã nửa năm rồi không ăn phở. Vì thế, khi được ăn một bát phở Thìn, ông cảm thấy xứng đáng công đi 40 km.
Từ 6h sáng ngày 14/10, các hàng ăn uống ở Hà Nội được phục vụ tại chỗ sau một thời gian dài phải đóng cửa và chỉ được bán mang về. Và cũng từ 6h, quán phở Thìn bờ hồ đã đông khách. |
Thực khách hồ hởi thưởng thức món phở chín đặc trưng. |
Ông Nguyễn Văn Hùng (chủ tịch hội động quản trị, phải) và ông Nguyễn Quốc Khánh (tổng giám đốc, trái) cùng lái xe đi từ thành phố Bắc Ninh đến Hà Nội ăn phở. Ông Hùng cho biết đã 6 tháng rồi chưa được thưởng thức nên hôm nay cảm thấy rất ngon. Sau khi ăn xong, ông lên xe đi 40 km trở lại cơ quan. |
Tại quán phở Thìn, thực khách có thể gọi quẩy đựng trong đĩa nhôm và ngồi nhâm nhi cốc trà đá đặc trưng của Hà Nội. |
Quán phở Thịnh trên phố Tốn Đức Thắng cũng đông khách từ 6h sáng. Ông Vũ Quốc Hàm (trái, ở Tây Hồ) cho biết ông không thích mua phở mang về vì không đảm bảo chất lượng. Nên hôm nay, ông cảm thấy hạnh phúc khi 3 tháng rồi mới được ăn bát phở đầu tiên. |
Do số lượng khách giảm, không còn cảnh xếp hàng, quán chỉ thuê 2 nhân viên. Thay vào đó, 5 người con của bà Thịnh cùng nhau làm mọi việc. |
Bà Đào Thị Thịnh, 88 tuổi, cho biết quán đã hoạt động được 42 năm nhưng hiếm khi gặp khó khăn như thời gian dịch bệnh vừa qua. Quán mở cửa từ hôm qua để bán mang về. Hôm nay, khi được phục vụ tại chỗ, lượng khách đã tăng gấp đôi. |
Quán cà phê Giảng trên phố Nguyễn Hữu Huân vốn đông đúc thì nay vắng vẻ trong buổi sáng đầu tiên được mở cửa trở lại. Tính đến 8h 30, quán mới chỉ có 7 khách. |
Anh Vũ Khắc Sơn, quản lý, cho biết 70-80% doanh thu của quán đến từ khách du lịch. Nay nguồn khách quốc tế và trong nước đều không có nên cà phê Giảng đã phải cầm cự 2 năm. Anh dự tính phải vài năm nữa, quán mới có thể trở lại thời kỳ đỉnh cao của năm 2019. |
Kiếm nửa tỷ đồng nhờ luộc, sấy cau bán cho thương lái Trung Quốc
Cứ vào khoảng tháng 8 đến tháng 11 âm lịch, người dân một số nơi như Ngọc Lặc, Lang Chánh (Thanh Hóa)... lại tất bật vào vụ sấy cau để bán cho thương lái Trung Quốc. Nhờ nghề này mà có những gia đình đã kiếm hàng trăm triệu mỗi vụ.
Theo Tổ Quốc