Chồng nằm trên bàn mổ, vợ chạy ngược xuôi mua kim luồn, ống xông.... vì bệnh viện hết

Nhiều bệnh nhân than trời vì tình trạng thiếu thuốc, thiếu vật tư y tế như hiện nay, đặc biệt là người bệnh mãn tính, bệnh nhân ung thư.

Nhiều bệnh nhân ung thư than thở đây là thời kỳ đáng sợ nhất của họ vì đến đâu, bệnh viện nào cũng thiếu thuốc, vật tư y tế...

Chị Nguyễn Thị L. (Ba Vì, Hà Nội) bị ung thư điều trị được gần 1 năm nay. Hơn một tháng nay, mỗi lần đến lịch xạ trị nhưng bệnh viện báo hết thuốc phải chờ và không biết chờ đến khi nào. Nhưng có cách khác để xạ trị luôn là chuyển sang bên xạ trị theo yêu cầu.

Khi đó, bệnh nhân phải chi trả hết các chi phí đắt đỏ, thậm chí bản thân chị L. từ khi mắc bệnh không đi làm được, điều trị gần năm nay kinh tế đã kiệt quệ giờ càng khó khăn hơn. Có những bệnh nhân nhà ở xa đến ngày tái khám phải lặn lội lên bệnh viện tuyến trên điều trị.

Còn trường hợp chị Vũ Thị H. (Hà Nội) bị ung thư vú. Chị H. có bảo hiểm y tế 80 %. Việc điều trị từ trước tới nay BHYT “đỡ” cho chị khá nhiều. Nhưng gần đây, đến thuốc hóa chất bệnh nhân cũng phải mua ngoài. Trước đó, thuốc mua ngoài chiếm khoảng 15 % thì hiện tại thuốc mua ngoài lên tới 90%.

Anh Nguyễn Quốc H. (Thường Tín, Hà Nội) cho biết mẹ anh bị ung thư, điều trị tại BV K cơ sở Phan Chu Trinh, Hà Nội. Sau phẫu thuật, thiếu kim luồn, bác sĩ báo người nhà tự đi mua và phải ra đúng nhà thuốc ở Quán Sứ mới có còn các nhà thuốc khác xung quanh bệnh viện không có.

Bệnh nhân còn phải mua từ gang tay vô khuẩn cho tới kim luồn, xi lanh. Số tiền không nhiều nhưng lại dễ gây bức xúc nhất vì đó là những thứ đơn giản nhất trong quá trình điều trị bệnh cũng không có.

Tổng cộng, gia đình chị phải ra quầy thuốc ngoài bệnh viện mua 10 kim với giá 3.000 đồng/chiếc, một dây catheter, hết khoảng 800.000 đồng. Chi phí cho các vật dụng trên, trước đây đều do bảo hiểm chi trả.

{keywords}
Một ca mổ tại Bệnh viện K Trung ương. 

Bà  Nguyễn Thị H., (quê Hải Dương) đưa chồng bị ung thư đi mổ. Khi chồng đang nằm trên bàn mổ thì bà H., phải chạy ngược chạy xuôi mua vật tư thiếu, nào là kim luồn, ống xông, đủ các thứ bà rằng.

Bà H. bức xúc bởi không phải ra ngay nhà thuốc là có mà thuê xe ôm đi tìm đủ nơi, thậm chí có nhà thuốc cách bệnh viện cả chục km cũng phải cố đi mua cho đúng chủng loại mà bác sĩ đã yêu cầu.

Theo lãnh đạo Bệnh viện K, tình trạng thiếu kim luồn và một vài trang thiết bị khác diễn ra khoảng ba tuần nay do đơn vị chưa đấu thầu mua sắm. Việc mua sắm thông qua đấu thầu nên cần khoảng 1-2 tuần nữa, bệnh viện mới có kết quả đấu thầu và dự kiến đầu tháng 7 có nguồn vật tư y tế cung ứng trở lại để phục vụ người bệnh.

Tại TP.HCM, bệnh nhân ung thư rơi vào cảnh chạy lòng vòng đi tìm máy chụp PET/CT vì hệ thống chụp PET/CT có giá triệu đô của các bệnh viện như BV Ung bướu, Quân y 175 hay Nhân dân 115 đồng loạt "trùm mền", hoặc hoạt động cầm chừng vì thiếu thuốc phóng xạ.

Các bệnh nhân ung thư cần chụp PET/CT phải chờ đợi, hoặc bay ra tận Đà Nẵng, Hà Nội, thậm chí sang tận Singapore để chụp.

BS Nguyễn Triệu Vũ - Trưởng Khoa Ung bướu, Bệnh viện Thành phố Thủ Đức, chia sẻ tại khoa tình trạng thiếu thuốc, vật tư cũng xảy ra. Là bác sĩ điều trị, anh và các đồng nghiệp chỉ biết báo cáo lên trên, chờ thuốc và "cân não" điều chỉnh thuốc cho người bệnh.

Trong điều trị, bác sĩ tính toán xem thuốc nào nằm trong danh mục BHYT, bệnh viện còn có thể thay thế cho bệnh nhân thì cho bệnh nhân sử dụng. Bệnh nhân nào còn 1, 2 đợt điều trị thuốc cũ, bệnh viện hết mà thuốc không quá đắt thì tư vấn người bệnh ra ngoài mua cho nhanh.

Tuy nhiên, bác sĩ Vũ cho biết có những thuốc rất đắt, bác sĩ lại phải liên hệ các bệnh viện khác xem còn thuốc hay không cố gắng tạo điều kiện chuyển bệnh nhân sang đó điều trị để tiết kiệm cho bệnh nhân. Tuy nhiên, cách giải quyết này cũng hạn chế vì thiếu thuốc là cảnh chung.

"Tôi cũng không biết cái gốc của vấn đề từ đâu mà chỗ nào cũng đều thiếu. Là bác sĩ lâm sàng chúng tôi đứng ở giữa, chỉ biết giải thích cho người bệnh, cố gắng tìm thuốc thay thế. Bệnh nhân thì than thở sao lại không có thuốc", BS Vũ chia sẻ.

Một số thuốc bệnh nhân đi mua cũng không được, ngay cả vật tư y tế có tiền không mua được vì công ty phân phối hết thuốc. 

Trong khả năng chuyên môn, bác sĩ Vũ cho rằng anh và các đồng nghiệp của mình chỉ biết xoay xở thuốc phù hợp, điều chỉnh phác đồ để đảm bảo hiệu quả điều trị cho bệnh nhân, kẹt quá mới cho bệnh nhân mua ngoài.

Khánh Chi 

'Cháy thuốc' từ bệnh viện tới nhà thuốc ngoài

'Cháy thuốc' từ bệnh viện tới nhà thuốc ngoài

Nhiều bệnh nhân than trời đi mua thuốc mà không mua được, trong bệnh viện giới thiệu ra ngoài và đi khắp thành phố cũng không có thuốc.

Nhiều người Hà Nội “né” tiêm mũi 4 vắc xin Covid-19, Phó Giám đốc CDC nói về việc có cần tiêm?

Nhiều người Hà Nội “né” tiêm mũi 4 vắc xin Covid-19, Phó Giám đốc CDC nói về việc có cần tiêm?

Hà Nội hiện đang triển khai tiêm vắc xin Covid-19 mũi nhắc lại lần thứ 2 (mũi 4) tuy nhiên theo ghi nhận tại nhiều quận huyện đã xảy ra tình trạng “né” mũi tiêm này. 

 

 

 

 

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Vinamilk bắt tay các đối tác y tế lớn đẩy mạnh chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa ký hợp tác chiến lược, hướng đến nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?

Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.

Nguy kịch sau khi uống chai nước do người thân đưa

Một bé trai ở Kiên Giang bị ngộ độc cấp, suy gan thận sau khi uống một chai nước. Người thân không biết bên trong chai là keo dán thuyền và dung môi hữu cơ.

Nước dừa ngon ngọt, nhiều chất bổ nhưng tối kỵ với một số người

Bù nước hiệu quả, ổn định đường huyết nhưng nước dừa lại là thức uống không phù hợp với người có bệnh thận, hội chứng ruột kích thích.

Hơn 2000 người cao tuổi Hà Nội đồng diễn thể dục dưỡng sinh trên phố đi bộ

Không chỉ thể hiện các bài đồng diễn thể dục, múa dưỡng sinh nhẹ nhàng, các “vũ công” U60 - 80 gây ấn tượng với người xem bởi các động tác võ thuật khỏe khoắn, bài thái cực quyền điêu luyện hay những điệu khiêu vũ tập thể sôi động.

FWD triển khai chương trình hỗ trợ sức khỏe tinh thần miễn phí cho người Việt

Từ ngày 22/9, người dân Việt Nam đã có thể nhận được sự hỗ trợ miễn phí trong việc chăm sóc sức khỏe tinh thần từ chương trình “FWD Vững tinh thần” của FWD Việt Nam.

Long An: Ứng dụng phần mềm sức khỏe dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em từ Ajinomoto

Ajinomoto Việt Nam vừa phối hợp Vụ Sức Khỏe Bà mẹ & Trẻ em (Bộ Y tế), Sở Y tế tỉnh Long An tổ chức Hội nghị triển khai phần mềm “Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú và trẻ em từ 7 tháng đến 60 tháng tuổi”.

Bộ Y tế đề xuất hộ sinh cũng được xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân

Trong dự thảo Nghị định mới về xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú đang được lấy ý kiến, Bộ Y tế đề xuất bổ sung hộ sinh vào đối tượng xét tặng.

Đang cập nhật dữ liệu !