Chọn rau củ như thế nào để đảm bảo an toàn thực phẩm

Theo Cục An toàn thực phẩm, rau củ quả là 1 loại thực phẩm đặc biệt, cứ sau 1 ngày là rau xanh mất đi lượng lớn chất dinh dưỡng nhất định, vì vậy, không nên “tích trữ” rau, củ, quả quá lâu.

{keywords}
Chọn rau củ như thế nào để đảm bảo an toàn

Rau củ quả là một trong những nguồn thực phẩm cung cấp dinh dưỡng thiết yếu hàng ngày cho cơ thể con người. Tuy nhiên, để giúp cơ thể khoẻ mạnh, chống lại các nguy cơ của bệnh tật, người tiêu dùng cần có những kiến thức và thông tin để lựa chọn và sử dụng rau, củ, quả an toàn cho bản thân và gia đình

Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mỗi người tiêu dùng nên sử dụng rau quả ít nhất 400 gram/ngày để có những lợi ích về sức khỏe và dinh dưỡng, đồng thời các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo rằng trong bữa ăn cần ít nhất 1 loại rau quả ăn sống như dưa leo, cà chua, salad …và nên ăn 2-3 loại rau quả ăn sống trong 1 bữa ăn.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam nên sử dụng nhiều loại rau củ quả trong bữa ăn, trong ngày, trong tuần để tránh ngộ độc vì ăn quá nhiều một loại rau mà còn đảm bảo đa dạng nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Để khẩu phần dinh dưỡng vừa đảm bảo an toàn thực phẩm vừa đảm bảo đầy đủ các dưỡng chất vitamin, chất xơ hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng trong mùa dịch bệnh hiện nay, người tiêu dùng tham khảo các phương pháp sau để lựa chọn rau, củ, quả an toàn cho bản thân và gia đình:

Lựa chọn rau theo mùa vụ: Theo Cục An toàn thực phẩm, mùa khô nguy cơ ô nhiễm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong rau sẽ cao hơn mùa mưa. Nên chọn rau vào vụ chính, là thời điểm cây trồng phát triển bình thường, ít bị sâu bệnh, dẫn đến số lần sử dụng thuốc bảo vệ thực và phân bón ít; ở vụ nghịch, để đạt năng suất cao phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón nhiều, do vậy rau, quả có thể có hàm lượng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học vượt quá giới hạn cho phép.

Đối với sản phẩm rau quả có bao gói: Nên chọn sản phẩm mà trên bao bì hoặc nhãn gắn trực tiếp vào từng sản phẩm tối thiểu phải có các thông tin của nhà sản xuất, nhà cung cấp1; Đối với sản phẩm không bao gói: Nên chọn sản phẩm còn tươi, nguyên cuống, không dập nát, không có những đốm màu lạ.

Bằng mắt thường người tiêu dùng có thể chọn rau, của quả tươi theo các nhận biết sau:

+ Rau củ quả có màu xanh, tươi hoặc màu đặc trưng của từng giống, từng chủng loại cây trồng.

+ Thân cây, cuống lá cứng cáp không mềm, cầm trên tay thân cây tương đối thẳng.

+ Bề mặt thân cây không có nhớt (nếu có độ nhớt là do người bán đã lặt những lá thối bên ngoài – Lá thối tạo độ nhớt).

+ Đối với rau ăn lá: Không nên chọn những bó rau có màu xanh quá đậm, quá mướt, lá bóng mà nên chọn màu xanh nhạt, cây rau có vẻ bình thường.

– Đối với rau ăn quả hay trái cây tươi:

+ Chọn những quả không bị nứt, quả không thủng, không bị dập hay có mùi ủng thúi.

+ Nếu những quả có cành như nhãn, vải, nho… thì lõi cành bên trong có màu xanh

Hạn chế mua sản phẩm gọt sẳn và xắt sẳn từ quả (xoài, cóc…) và củ (khoai tây, su su, cà rốt…), các sản phẩm này thường ngâm trong nước sau khi cắt (nếu nguồn nước ngâm không đảm bảo vệ sinh thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm)

Cách nhận biết cụ thể một số loại rau củ quả an toàn

Rau ăn ngọn: rau lang, rau muống, đọt bầu bí: Không nên mua những bó rau có ngọn vươn ra quá dài, do dùng thuốc chất kích thích tăng trưởng quá liều và không đảm bảo thời gian cách ly.

Rau cải: cải xanh, cải thảo… Khi mua nên bẻ ngang phần gốc, nếu thấy có nước từ thân tiết ra thì rau cải đã bị bón quá nhiều phân đạm, không đảm bảo thời gian cách ly, hàm lượng Nitrat trong rau còn rất cao. Nếu để quá 12 giờ thì dễ bị úng nâu đen, không nên mua.

Rau muống: Không nên mua những bó rau có cọng to hơn bình thường, rau giòn, lá màu xanh đen, nhìn nghiêng mặt trên của lá rau rất bóng và mướt, do sử dụng nhiều phân đạm hoặc phân bón lá. Khi nước luộc rau này nguội, nước sẽ biến thành màu xanh đen và có vẩn kết tủa đen; khi ăn xong, nếu tinh ý ta nhận thấy có vị chát.

Rau bí (ngọn và lá của cây bí ngô): Không nên mua bó rau có ngọn dài, khoảng cách giữa các lóng xa nhau (ngọn vươn dài), tay cuống mập và ngắn, ít lông tơ, ngọn bí màu xanh nhạt, lá màu xanh đen…do bón thừa đạm hoặc nhiều phân bón lá và chưa đủ thời gian cách ly.

Rau cần: Khi thấy thân rau to, ngó rau trắng ngần, rau nhanh bị héo thì không nên mua do sử dụng quá nhiều phân bón lá và có khả năng còn tồn dư dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Nếu để đến ngày hôm sau thì rau héo úa, thân khô tóp lại nhăn nheo, khi xào nấu lá rau biến màu xanh đen.

Củ, quả: Không nên chọn những trái quá lớn, mà chọn những trái có kích thước vừa phải hoặc hơi nhỏ. Không chọn những trái da căng và có vết nứt dọc theo thân, những trái da xanh bóng.

Các loại quả đậu (gồm đậu đũa, đậu cô ve, đậu Hà lan, đậu ván…): Không nên chọn những trái khi nhìn trái bóng nhẫy, ít lông tơ…

Theo Cục An toàn thực phẩm, rau củ quả là 1 loại thực phẩm đặc biệt, cứ sau 1 ngày là rau xanh mất đi lượng lớn chất dinh dưỡng nhất định. Chính vì vậy, không nên “tích trữ” rau, củ, quả quá lâu trong tủ lạnh và nên ăn ngay sau khi vừa chế biến.

Để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, mỗi người tiêu dùng phải chọn mua các sản phẩm từ những đơn vị sản xuất, kinh doanh có uy tín, có thương hiệu, có chứng nhận chất lượng  sản phẩm như: VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ…

Ngoài ra, nếu mua rau, củ quả tại truyền thống nên chọn các quầy bán không gần những khu vực có nguy cơ ô nhiễm cao (cống rãnh thoát nước thải, nơi chứa rác thải, gần nhà vệ sinh…).

Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng phải lưu ý việc chế biến và sử dụng thực phẩm theo đúng nguyên tắc thực hành chế biến và sử dụng thực phẩm an toàn nhằm đảm bảo sức khỏe và an toàn khi sử dụng.

P. V

Vì sao học sinh ăn cánh gà rán lại ngộ độc?

Liên quan tới vụ ngộ độc tại một trường học ở Nha Trang khiến hàng trăm học sinh nhập viện trong đó có một em tử vong, nguyên nhân được chỉ đích danh đó là do cánh gà rán nhiễm vi khuẩn.

Vi khuẩn gây ngộ độc hàng loạt salmonella bị tiêu diệt ở nhiệt độ nào?

Theo các chuyên gia, vi khuẩn salmonella là nguyên nhân của hàng loạt vụ ngộ độc thực phẩm quy mô lớn, các nạn nhân của ngộ độc có thể biểu hiện từ nhẹ cho tới rất nghiêm trọng và thậm chí tử vong.

Salmonella nhiễm vào thực phẩm như thế nào?

Salmonella là trực khuẩn gây thương hàn, khi vào cơ thể vi khuẩn sinh ra độc tố gây viêm ruột có thể dẫn tới tử vong nếu nhiễm với khối lượng lớn.

Nghiện món vạn người mê, cụ bà bị kén sán ken đặc khắp cơ thể

Đi kiểm tra sức khoẻ, cụ bà choáng váng khi trên phim X- quang kén sán như hạt gạo ken đặc khắp cơ thể.

Hà Nội tăng cường kiểm tra, tuyên truyền phòng chống thuốc giả

Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 3715/SYT-NVD về việc tăng cường kiểm tra, tuyên truyền phòng chống thuốc giả, gửi các cơ sở y tế trong và ngoài công lập; cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc trên địa bàn.

Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo cách chọn bánh trung thu an toàn

Mùa Trung thu đang đến gần, đây cũng là thời điểm nhiều chủng loại bánh Trung thu không rõ nguồn gốc, xuất xứ xuất hiện tại thị trường Hà Nội.

Chống thuốc và thực phẩm chức năng giả, cần sự đồng hành của người tiêu dùng

“Người dân vẫn mua thuốc tự phát, không qua kê đơn, ai cũng tự làm bác sĩ thì cơ hội cho hàng giả, xâm phạm bản quyền, hàng kém chất lượng vẫn còn”.

Mỳ xốt tôm chua cay bị Đài Loan trả lại để tiêu huỷ, chất Ethylene Oxide độc hại ra sao?

Tại Việt Nam, sản phẩm mì Omachi đang được sản xuất đáp ứng đủ mọi quy định về an toàn thực phẩm và bảo đảm an toàn sức khoẻ cho người sử dụng.

Mua mỹ phẩm ở chợ, bệnh nhân nhập viện cầu cứu bác sĩ

Theo các bác sĩ da liễu nhiều người tin tưởng lời quảng cáo mua mỹ phẩm về dùng dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.

Thu hồi sản phẩm kem Haagen dazs vị Vani

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công thương đã ra thông báo về Chương trình thu hồi sản phẩm kem Haagen dazs vị Vani của Công ty TNHH Thực phẩm Ân Nam.

Đang cập nhật dữ liệu !