Cho tàu vượt sóng...

Để “mục sở thị” những con tàu lớn, chúng tôi xuống tận âu thuyền Cửa Sót.

Trong tiết trời se lạnh ngày cuối năm, chúng tôi về xã Thạch Kim, vùng đất được mệnh danh là “thủ phủ” của nghề biển ở Lộc Hà. Những ngôi nhà cao tầng khang trang, các hoạt động giao thương diễn ra náo nhiệt chẳng khác phố thị.

Từ chính sách sắm tàu lớn

Phó Chủ tịch UBND xã Thạch Kim - Biện Ngọc Cường cho biết: “Mọi việc bắt đầu thay đổi kể từ khi UBND huyện Lộc Hà ban hành Quyết định 660 vào năm 2012, theo đó, huyện hỗ trợ 200 triệu đồng cho mỗi tàu thuyền của người dân khi đóng mới, cải hoán có công suất trên 90 CV. Đây là bước ngoặt quan trọng, tạo cơ hội thực sự để người dân mở rộng ngư trường, nâng cao sản lượng. Có thể so sánh, sản lượng đánh bắt của một tàu từ 20-70 CV có giá trị khoảng 200 triệu đồng/năm thì đối với tàu trên 90 CV, tăng 5-7 lần”. Được biết, từ năm 2012 đến nay, toàn xã Thạch Kim có 18 tàu thuyền công suất từ 90-250 CV được hỗ trợ với số tiền 3,7 tỷ đồng theo chính sách của UBND huyện.

Cho tàu vượt sóng... - ảnh 1

Được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ kịp thời, hiệu quả, nhiều ngư dân ở Lộc Hà đã sắm được tàu lớn để ra khơi.

Để “mục sở thị” những con tàu lớn, chúng tôi xuống tận âu thuyền Cửa Sót. Vừa lúc, một đội tàu cập bến với những lá cờ Tổ quốc phấp phới reo vui. Nhìn nụ cười rạng rỡ trên những gương mặt sạm nắng của các thuyền viên, chúng tôi cảm nhận được niềm vui của họ khi vừa có chuyến biển bội thu.

Lân la hỏi thăm, chúng tôi được lão ngư Ngô Văn Ngo (xóm Phú Mậu, xã Thạch Bằng) chia sẻ: “Tôi gắn bó với nghề đi biển đã hàng chục năm trời, chủ yếu đánh bắt quanh quẩn ở các vùng gần vì công suất của tàu quá nhỏ, chật vật lắm mới đủ nuôi sống gia đình nên việc sở hữu tàu lớn không dám nghĩ đến. Chỉ khi có được chính sách hỗ trợ của tỉnh, huyện thì ước mơ của cả gia đình tôi mới thành hiện thực. Năm 2013, sau khi bán thuyền cũ, tôi vay mượn thêm đóng con tàu công suất 180 CV, trị giá gần 800 triệu đồng (tỉnh và huyện hỗ trợ 400 triệu đồng). Từ khi “sắm” được tàu mới, khai thác các loại hải sản có giá trị kinh tế cao, đời sống gia đình khấm khá hơn”.

Trao đổi với chúng tôi, ông Võ Tá Luận - Bí thư Huyện ủy Lộc Hà cho biết: “Mặc dù gặp khó khăn trong vấn đề bố trí, cân đối nguồn ngân sách thực hiện nhưng có thể khẳng định, việc Lộc Hà ban hành chính sách hỗ trợ theo Quyết định 660 trong năm 2012 và được bổ sung, thay thế bằng Quyết định 05 trong năm 2014 đã tạo ra sự chuyển biến tích cực trong việc khai thác, đánh bắt thủy sản trên địa bàn.

Có tàu công suất lớn đã giúp ngư dân mạnh dạn ra khơi dài ngày, nâng cao giá trị và sản lượng. Bên cạnh đó, nhu cầu của mỗi con tàu về lao động, nhiên liệu và các dịch vụ đi kèm sẽ tạo việc làm cho những người dân khác. Đặc biệt hơn, việc gia tăng số lượng tàu thuyền đánh bắt xa bờ cũng góp phần vào việc khẳng định chủ quyền lãnh thổ trên biển”. Tính đến thời điểm này, huyện đã hỗ trợ 38 tàu thuyền cải hoán, đóng mới thuộc 2 xã Thạch Bằng và Thạch Kim với tổng số tiền 7,3 tỷ đồng. Nhờ đó, sản lượng đánh bắt thủy sản trên địa bàn Lộc Hà năm 2014 ước đạt 3.900 tấn.

... đến phát triển dịch vụ hậu cần

Cùng với tăng cường tàu thuyền đánh bắt xa bờ công suất lớn, Lộc Hà cũng chú trọng phát triển tương xứng các dịch vụ hậu cần nghề biển nhằm đáp ứng đầu ra cho sản lượng thủy sản khai thác hàng năm. Với công suất từ 4.000-4.500 tấn của 24 kho cấp đông cùng 20 cơ sở cung cấp đá lạnh trên toàn địa bàn, dịch vụ hậu cần nghề biển ở Lộc Hà không chỉ đáp ứng nhu cầu của địa phương mà còn phục vụ cho tàu thuyền các tỉnh bạn.

Cho tàu vượt sóng... - ảnh 2

Thuyền về. Ảnh: Trung hiếu

Hoạt động chế biến thủy, hải sản cũng đang phát triển sôi động với sự năng động của người dân trong việc nắm bắt cơ hội từ chính sách hỗ trợ để nâng quy mô, xây dựng thương hiệu sản phẩm, mở rộng thị trường. Một trong những doanh nghiệp điển hình là HTX Thiên Phú (thôn Long Hải, xã Thạch Kim). Từ những năm 2000, bà Phạm Thị Nhơn, Chủ nhiệm HTX Thiên Phú đã có 7 kho cấp đông với sức chứa trên 500 tấn. Năm 2010, bà Nhơn quyết định đầu tư hơn 15 tỷ đồng lắp đặt dây chuyền chế biến cá tươi thành bột cá theo quy trình sản xuất hiện đại, khép kín có công suất 100 tấn cá tươi/ngày, tạo ra 30 tấn bột cá tiêu thụ tại nhiều địa bàn, xa nhất là ở tận Cà Mau.

Bà Nhơn chia sẻ: “Để hình thành được cơ sở như ngày hôm nay, ngoài sự đồng lòng, nỗ lực của các thành viên trong gia đình, là sự đồng hành, hỗ trợ của các cấp chính quyền từ tỉnh đến huyện. Hiện, HTX Thiên Phú là một trong các mô hình đang hoạt động có hiệu quả cao, tạo việc làm thường xuyên cho 30 lao động với mức lương bình quân 5 triệu đồng/tháng.

Bên cạnh việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng một số hạng mục để phục vụ các nhu cầu thiết yếu cho ngư dân, tàu thuyền khi vào giao thương, tránh trú, huyện Lộc Hà cũng ban hành Chính sách 1225 nhằm hỗ trợ các hộ dân xây mới, di dời vào cụm công nghiệp chế biến thủy sản tại thôn Long Hải, xã Thạch Kim với số tiền từ 50-200 triệu đồng. Với tổng diện tích 5,3 ha, khi được lấp đầy, cụm công nghiệp sẽ có khoảng 90 cơ sở chế biến thủy sản.

Với chủ trương đúng và chính sách thiết thực, Lộc Hà đang có nhiều tàu công suất lớn, cùng với sự đa dạng của dịch vụ hậu cần nghề biển chính là hai hướng phát triển song song để đánh thức tiềm năng kinh tế biển.

Theo Thế Công/baohatinh.vn

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !