Chỉ cần một thìa đường có thể cứu được mạng người

Hạ đường huyết vô cùng nguy hiểm, có thể gây tử vong cho bệnh nhân nếu không xử trí kịp thời. Hạ đường huyết kích thích các biến cố tim mạch gây đột tử.

Chị Lê Lan Hương – Hà Nội vẫn không thể nào quên ca cấp cứu cách đây 1 tuần. Chị Hương kể mình phát hiện mắc đái tháo đường 2 năm nay, từ lúc mới 41 tuổi. Sau khi bị bệnh, chị Hương rất tuân thủ thuốc thang và ăn uống.
 
Cách đây 1 tuần, chị về quê làm cơm giỗ bố chồng. Theo cữ uống thuốc hạ đường huyết, chị Hương uống xong nhưng sau đó lại quên không ăn vì nhiều việc. Tới khi làm cơm xong thì chị lại thấy chân tay bủn rủn, tim đập nhanh. Dù cố gắng nhưng vẫn ngất quỵ bên mâm cơm vừa hoàn thành. 15 phút sau, mẹ và chồng chị đi ra ngoài về đã thấy chị ngất lịm hôn mê. Cả nhà nhanh chóng đưa đi cấp cứu.
 
Vào viện, bác sĩ cho biết chị bị cơn hạ đường huyết cấp tính do uống thuốc hạ đường huyết nhưng lại quên không ăn.
 
Trường hợp của ông Nguyễn Văn Cận – 65 tuổi, Thái Bình cũng bị hạ đường huyết đột ngột. Ông Cận đi khám bác sĩ cho biết mình bị đái tháo đường kê thuốc về uống. Uống thuốc nhưng ông Cận vẫn sợ và ăn kiêng. Cả ngày, ông chỉ ăn 3 bát rau luộc. Ăn quá kiêng, người ông lúc nào cũng run lẩy bẩy, mệt. Đến hôm sau thì đột quỵ vì hạ đường huyết. 

{keywords}
Hôn mê do tiểu đường là một biến chứng nguy hiểm.

Bác sĩ Lê Hoàng Bảo – Khoa Nội tiết, Đái tháo đường – Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết đường huyết quá cao hay thấp đều ảnh hưởng tới sức khoẻ của con người.

Đường huyết hạ là kết quả đo được dưới 4mmol/l. Hạ đường huyết xảy ra cấp tính đọt ngột có thể dẫn tới biến cố tim mạch như nhồi máu cơ tim.
 
BS Bảo cho biết hạ đường huyết kéo dài, các cơn hạ đường huyết tái đi tái lại ở người bệnh đái tháo đường có thể khiến bệnh nhân rối loạn tâm lý, trầm cảm. Nếu hạ đường huyết khi người bệnh đang tham gia giao thông hoặc làm việc có thể gây tai nạn.
 
Nguyên nhân hạ đường huyết do người bệnh sử dụng sai thuốc, lấy sai liều lượng thuốc. Người nhiều tuổi dễ hạ đường huyết hơn. Ngừời ăn uống kém, nôn ói, tiêu chảy cũng có thể hạ đường huyết hoặc bệnh nhân nhịn đói qua lâu, vận động mạnh.
 
Các triệu chứng của hạ đường huyết:
 
Thứ nhất triệu chứng sớm: Người bệnh có cảm giác đói, run rẩy, đánh trống ngực, lo lắng, vã mồ hôi,nhợt nhạt, xanh tái. Bản thân người bệnh thấy vận động cơ bắp yếu hơn. Nếu phát hiện ở lúc sớm như thế này sẽ nhanh chóng cải thiện hạ đường huyết.  
 
Thứ hai, triệu chứng muộn là đau đầu, mờ mắt, lú lẫn, kích thích cơn động kinh, co giật và có thể hôn mê hoàn toàn thậm chí tử vong. Hạ đường huyết có thể đưa người bệnh tới các biến cố tim mạch và tử vong.
 
Bác sĩ Bảo nhấn mạnh ở hạ đường huyết, cần xử trí khi phát hiện các triệu chứng sớm cứu được người bệnh trong gang tấc. Nếu chậm trễ bệnh nhân có thể hôn mê, tử vong.
 
Khi hạ đường huyết nếu người bệnh còn tỉnh táo, ăn uống được thì pha 15 – 20 gram đường uống. Có thể uống 3 viên đường, 1 muỗng mật ong, nửa lon nước ngọt hoặc lấy gói đường đóng sẵn pha cho người bệnh.

Nếu chưa tăng đường huyết tiếp tục lặp lại lần nữa. Việc uống đường có tác dụng trong thời gian ngắn nên ngay sau đó bạn phải ăn bữa phụ để tránh cơn hạ đường huyết tái phát. Bạn cần theo dõi trong 30 đến 60 phút đầu tiên. Nếu uống đường vẫn không có hiệu quả, người bệnh mệt hơn, lả thì nên đưa đi bệnh viện.
 
Với người hạ đường huyết không còn tỉnh táo, ăn uống thì không cho uống đường, ăn đường. Nếu cố mở miệng cho uống đường thì có thể gây sặc, nguy hiểm cho tính mạng. Tốt nhất đưa người bệnh tới cơ sở y tế gần nhất. Theo bác sĩ Bảo không cần đến cơ sở y tế lớn có thể làm mất cơ hội cấp cứu của người bệnh, có thể trạm y tế, phòng mạch có truyền tĩnh mạch để theo dõi đường huyết của bệnh nhân.

Bác sĩ Bảo cho biết để phòng hạ đường huyết cần giáo dục cho người bệnh đái tháo đường về nguyên nhân, yếu tố nguy cơ của hạ đường huyết và triệu chứng thường gặp để bệnh nhân phát hiện sớm hạ đường huyết để xử trí hiệu quả. Người bệnh cần được ăn uống, tập luyện điều độ.

Người bệnh cần biết cách tự đo đường huyết tại nhà để phát hiện cơn hạ đường huyết. Người bệnh sử dụng đúng thuốc của bác sĩ, không sử dụng sai liều lượng.

Khánh Chi  
 

Cách tốt nhất giúp kéo dài tuổi thọ

Chuyên gia dinh dưỡng cho biết cách tốt nhất để kéo dài tuổi thọ là ăn 30 loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật khác nhau mỗi tuần.

Móng tay biến dạng cảnh báo nhiều loại bệnh

Bất thường ở móng tay có thể do chấn thương nhưng cũng là dấu hiệu sức khỏe đang bị đe dọa.

Tác dụng, tác hại của ăn dưa cà hằng ngày

Dưa cà được muối chua có thể giảm nguy cơ tổn thương tim mạch nhưng lại gây hại cho dạ dày, gan, thận nếu ăn quá nhiều.

Bộ Y tế cảnh báo sữa tiểu đường, viên ngừa tăng huyết áp quảng cáo sai sự thật

Bộ Y tế ngày 25/3 cảnh báo 2 thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nutrizabet và Tensicare đang được quảng cáo sai sự thật trên một số trang mạng, người dân không nên căn cứ vào đây để mua và dùng sản phẩm.

Căn bệnh cướp đi mạng sống của 1,6 triệu người mỗi năm

Người mắc bệnh lao thường khó phát hiện do triệu chứng diễn ra âm thầm, làm tăng nguy cơ lây lan cho người thân, cộng đồng.

Bệnh viện vẫn lo bị 'bẫy giá' khi đấu thầu thiết bị, vật tư y tế

Bệnh viện Chợ Rẫy vừa thoát cảnh máy tiền tỷ đắp chiếu sau các văn bản gỡ khó của Chính phủ. Tuy nhiên, nỗi lo về "bẫy" giá trong đấu thầu mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế vẫn còn khiến các bác sĩ băn khoăn.

Hơn 120 người bị bọ chét đốt gây sẩn ngứa khắp người

Hàng trăm người dân ở xã Thạch Khê (Thạch Hà, Hà Tĩnh) bị côn trùng đốt gây sẩn ngứa. Ban đầu, nốt sẩn chỉ xuất hiện ở vùng da hở như tay, chân, sau đó lan toàn cơ thể.

Hàng chục học sinh ở một trường tại TP.HCM đồng loạt nghỉ ốm

Khoảng 20 học sinh của trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận 10, TP.HCM) đồng loạt xuất hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi.

Một cơ sở khám chữa bệnh không phép ở Đồng Nai bị xử phạt lần 2

Một cơ sở khám chữa bệnh ở Đồng Nai bị phạt 100 triệu đồng và đình chỉ hoạt động.

Chế độ ăn kiêng của Đại học Harvard giúp sống lâu khỏe mạnh

Rau quả chiếm một nửa lượng thức ăn trong đĩa, phần còn lại dành cho ngũ cốc và protein lành mạnh.

Đang cập nhật dữ liệu !