Cầu thủ nên bổ sung thực phẩm gì để phục hồi sức khỏe?

Sau hàng loạt trận đấu căng thẳng của môn bóng đá nam SEA Games 30, các cầu thủ U22 đã xuất sắc giành HCV. Để phục hồi sức khỏe, họ cần bổ sung gì vào chế độ dinh dưỡng?

Trứng gà:Trứng gà đứng đầu bảng trong nhóm thực phẩm giàu protein. Chúng cung cấp 9 loại axit amin thiết yếu. Vì vậy ăn trứng sau khi thi đấu có thể giúp tăng cường bổ sung và sửa chữa những mô vừa bị tổn thương, tăng sức mạnh cơ bắp cho cơ thể. Một quả trứng lớn có 70 calo, 6 gram protein chất lượng cao, 5 gam chất béo và một loạt các vitamin quan trọng, khoáng chất, sắt, vitamin D, kẽm và choline.

Sữa chua:Món ăn có chứa protein và lượng calo khá cao. Đây là thực phẩm tốt giúp phục hồi sau khi tập thể dục. Các cầu thủ nên ăn sữa chua cùng với các loại quả mọng và các loại hạt để tăng cường hiệu quả hồi phục sức khỏe.

Dưa hấu: Chứa 92% nước, dưa hấu được xem là loại quả đứng đầu trong việc bù nước và duy trì lượng nước tốt nhất cho cơ thể. Đây là thực phẩm có nguồn citrulline tốt dồi dào, có thể giúp duy trì mạch máu khỏe mạnh, oxit nitric làm cải thiện lưu lượng máu.

Cá hồi:Đây là thực phẩm có nguồn dinh dưỡng cao, omega-3 và các axit béo tốt cho sức khỏe tim mạch, thúc đẩy tăng trưởng cơ bắp và sức mạnh.

Bơ lạc:Chứa protein thực vật rất tốt cung cấp các nguồn chất béo cho cơ thể. Bơ lạc còn chứa nhiều vitamin E có thể ngăn chặn sự di chuyển gốc tự do trong cơ thể, làm tăng tốc hiệu quả phục hồi sức sau khi lao lực.

Củ cải đỏ:Đây là món ăn chứa hợp chất nitrat và sắc tố, giúp cơ thể dễ dàng chuyển oxy đến các cơ bắp làm co cơ, hạ huyết áp, chống oxy hóa tốt. Nghiên cứu cho thấy rằng ăn trước khi tập thể dục có thể cải thiện hiệu suất vận động, đồng thời ăn sau khi vận động giúp hồi phục sức khỏe nhanh chóng.


Ngân Hà/news.zing.vn

Nhóm người được tăng mức hưởng Bảo hiểm y tế từ ngày 3/12

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam vừa ban hành quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều về mã số ghi trên thẻ và mức hưởng Bảo hiểm y tế của một số nhóm đối tượng.

Thủ đoạn lừa đảo bằng clip chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức chữa bệnh trên mạng

Cơ quan chức năng khẳng định các vi phạm trọng điểm, điển hình trong hoạt động quảng cáo y tế trên không gian mạng, nền tảng mạng xã hội như Facebook,TikTok... sẽ bị xử lý trong thời gian tới.

9 triệu chứng ung thư vòm họng giống cảm cúm

Ung thư vòm họng là loại ung thư nguy hiểm, người mắc dễ nhầm lẫn với các bệnh lý đường hô hấp nên chủ quan.

Bỏ một thói quen làm giảm 40% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Bỏ hút thuốc làm giảm 30-40% nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2, ngăn ngừa các biến chứng.

3 thực phẩm có thể giúp bạn thêm 10 năm tuổi thọ

Ăn thường xuyên ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt và trái cây có thể tạo ra sự khác biệt lớn về tuổi thọ.

Loại quả nấu đủ món ngon, chữa nhiều căn bệnh

Đậu bắp xuất hiện khá phổ biến trong bữa ăn hằng ngày của người Việt. Tuy vậy, không phải ai cũng biết công dụng của loại thực phẩm này, nhất là với người bị bệnh đường ruột, xương khớp hoặc cao huyết áp.

So sánh tác dụng của trà đá và trà nóng

Hai loại trà đá và nóng đều tốt cho sức khỏe nhưng có một số khác biệt về hương vị, tác dụng giảm cân, bù nước.

Phân biệt giữa mẩn đỏ thông thường và ung thư da

Ung thư da thường dẫn tới các vết đổi màu trên da có xu hướng lớn dần, loét, chảy máu, đau khi chạm vào.

Loại rau thường có trong mâm cơm mỗi nhà nhưng không phải ai cũng nên ăn

Rau đay có rất nhiều chất dinh dưỡng, có công dụng chữa bệnh, không kỵ với thực phẩm khác. Tuy nhiên, một số đối tượng nếu ăn quá nhiều rau đay sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Ba lý do khiến nhiều người ăn hải sản bị ngộ độc

Theo bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), nhiều trường hợp ngộ độc phải nhập viện sau khi ăn các loại hải sản ở rạn san hô như cá chình, cá hồng, cá mòi.

Đang cập nhật dữ liệu !