Cát Hải – Hải Phòng: Tiềm năng kinh tế biển

Hơn mười năm trước, huyện đảo Cát Hải, Hải Phòng hoang sơ, ngày ấy dân cư thưa thớt, chỉ có sóng gió làm bạn, cuộc sống lặng lẽ, buồn tẻ. Bây giờ Cát Hải đã hoàn toàn thay đổi da thịt.
Cát Hải – Hải Phòng: Tiềm năng kinh tế biển - ảnh 1

Kể từ năm 1996 khi Nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng, Cát Hải với trung tâm là thị trấn Cát Bà đã trở thành một điểm du lịch lý tưởng, cuốn hút khách từ mọi miền đất nước. Cũng từ đó, kinh tế biển Cát Hải không ngừng phát triển song hành và hỗ trợ cho nhau.

 Cát Bà nằm cách trung tâm thành phố Hải Phòng bằng một giờ cao tốc. Có lẽ, ở Việt Nam, hiếm nơi nào được thiên nhiên ưu đãi như ở đây: vừa có rừng, có đảo, có biển, phù hợp cho các loại hình du lịch. Cát Bà hôm nay vân còn như một nàng tiên e lệ giữa biển khơi với dáng vẻ hoang sơ, còn giữ được sức hấp dẫn truyền thuyết bao đời về bề dày lịch sử văn hóa của vùng đất này. Đảo Cát Bà được ví như tấm thảm xanh khổng lồ chứa đựng nhiều bí ẩn, hấp dẫn. Cảnh quan thiên nhiên Cát Bà hùng vĩ và thơ mộng với bốn bề núi đá lô nhô, trập trùng, ẩn hiện trong màu xang bạt ngàn của những cánh rừng nguyên sinh nhiệt đới, rừng ngập mặn. Có thể nói, Cát Bà như một viên ngọc bích lấp lánh giữa quần đảo 366 hòn lớn nhỏ, với khí hậu ẩm ướt, tài nguyên thiên nhiên đa dạng chủng loại quý hiếm của rừng và biển vùng nhiệt đới. Dưới tàn rừng già có hàng trăm cây thuốc quý, đặt biệt có cây thuồc bổ tim một củ, một lá. Trong tán rừng còn có loại Kỳ đà Komodo cổ đại, Sơn dương nặng trên 100kg. Vùng biển Cát Bà có nhiều bãi tôm, bãi câu cá hồng, cá nục, cá tráp có áng thảm nuôi đồi mồi. Dưới các rạn đá ngầm chân đảo có bào ngư, ngọc trai  và tôm rồng. Ở bãi Hạ triều có tu hài (họ nguyên thể) được coi là ngà biển, thịt chắc và ngọt hơn cả bào ngư. Đặc biệt ở đây còn có loài voọc đầu trắng thường sống ở các vách đá cheo leo ven biển, một loài thú quý hiếm mà bây giờ chỉ còn thấy ở Cát Bà và đã được ghi vào sách đỏ bảo tồn động vật thế giới. Loài này thường sống thành đàn, gồm 5-10 con. Theo con số thống kê của vườn quốc gia Cát Bà, hiện nay có khoảng 100 con Voọc  đang sinh sống trên đảo, được coi là một kỳ quan của Thế giới sinh vật.

 Đến Cát Bà, điểm đầu tiên du khách muốn tìm đến khám phá là Vườn quốc gia Cát Bà, với sự hấp dẫn ở cả yếu tố cấu tạo địa hình, địa chất phong phú với các hồ nước trên núi đá vôi, các hang động độc đáo và những rạn san hô ven chân đảo lớn nhất của quần đảo Cát Bà, với diện tích quy hoạch bảo vệ 15.200ha trong đó có 9.800ha diện tích rừng và 4.500ha diện tích mặt biển. Đến đây, du khách có thể khám phá những khu rừng nhiệt đới với hơn 745 loài thực vật thuộc trên 120 l họ khác nhau, trong đó có hơn 300 loài cây thuốc, từ các loại gỗ quý, đại thụ đến những cây cây địa y nhỏ li ti… Du khách khám phá những khu rừng ngập nước trên núi đá vôi hay những vùng rừng ngập mặn ven biển để tìm hiểu những loài thực vật đặc trưng sống trong nước. Đến với vườn quốc gia Cát Bà, du khách sẽ được chiêm ngưỡng toàn cảnh quan 7 tuyến tham quan hấp dẫn. Trước tiên là trung tâm vườn – rừng Kim Giao, loại gỗ quý có thể phát hiện ra chất độc thường được dùng làm đũa cho vua chúa ngày trước. Tuyến trung tâm vườn – Đỉnh Ngự Lâm… hay tuyến du lịch sinh thái biển cũng là tuyến tham quan độc đáo. Tại đây, du khách được tham quan các khu nuôi trai Ngọc và cá lồng bè, tắm biển, lặn biển để quan sát san hô, sò biển và các sinh vật khác. Du khách có thể thả mình, thư giãn trong những bãi tắm thiên nhiên và thưởng thức đặc sản biển.

 Một thế mạnh mà thiên nhiên đã hào phóng ban tặng cho Cát Bà là những vịnh nước trong xanh, đan xen các đảo đá trùng điệp với bãi cát êm ả, trải dài tạo thành khu tắm biển lý tưởng. Du khách đến đây chắc chắn sẽ bị cuốn hút vào màu xanh đặc trưng của nước biển và màu trắng của bãi cát. Bên cạnh các bãi tắm Cát Tiên, Cát Cò 1, Cát Cò 2, Cát Cò 3, đảo còn có nhiều bãi tắm hoang sơ khác đang được nghiên cứu và đưa vào phục vụ du khách. Để đến với những bãi tắm lý tưởng đó, khi con đường từ thị trấn Cát Bà cắt ngang núi chạy thẳng ra bãi tắm vừa được hoàn thành, lập tức một số doanh nghiệp du lịch đã đầu tư thiết kế và thi công một cầu hành lang uốn lượn ven vách núi nối liền 2 bãi tắm Cát Cò 1, Cát Cò 2, tạo thuận lợi cho du khách đến nghỉ ngơi và tắm biển. Trên con đường men theo vách núi, du khách có thể thả bộ thư thái mỗi buổi sáng sớm hay đứng ngắm hoàng hôn trên biển.

 Ngày nay du khách có thể chọn lựa những phương tiện ưa thích để đến với Cát Bà. Ngoài tuyến tàu cao tốc đi từ thành phố Hải Phòng, du khách có thể chon tuyến đường xuyên đảo kết hợp giữa ô tô chất lượng cao và tàu cao tốc. Ngoài ra cũng có thêm nhiều tuyến xe phục vụ khách trên đảo như tuyến Cát Bà – Gia Luận – Tuần Châu (Quảng Ninh) tuyến Cát Bà – Bến Bèo qua đường xẻ núi, đường nối liền giữa các bãi tắm Cát Cò 1,2,3. Tuyến đường du lịch khu Cảng cá từ chợ Cát Bà đến Chùa Đông cũng được mở rộng, tạo cho du khách sự chọn lựa thỏa mái trong hành trình khám phá sự kỳ vĩ của huyện đảo.

 Cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp cùng với sự hiếu khách của người dân huyện đảo, Cát Bà thực sự đã và đang trở thành điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Trong những ngày cao điểm, khách đến Cát Bà có ngày lên 4 đến 5 ngàn lượt. Ở thị trấn nhỏ bé này, du khách lúc nào cũng đông đúc, nhộn nhịp hơn dân địa phương. Chính vì vậy, ở Cát Bà, không chỉ các đơn vị tổ chức làm du lịch mà nhà nhà, người người cũng cuốn hút vào guồng quay đó. Bởi du lịch đã đem lại bộ mặt mới, cuôc sống mới cho người dân trên đảo. Là một trong những người làm du lịch tư nhân đầu tiên ở Cát Bà, chị Nguyễn Thị Thu Hường, Tổng Giám Đốc Công ty TNHH Du lịch Hướng Dương lúc đầu chỉ có hai bàn tay trắng, đi thuê một khách sạn để kinh doanh. Cho đến nay, chị và gia đình đã có trong tay hai khách sạn thuộc loại lớn và sang trọng nhất ở Cát Bà với hơn 100 phòng. Chị được coi là điển hình kinh doanh du lịch ở Cát Bà với doanh thu hàng năm lên tới hàng trăm tỷ đồng, tạo việc làm cho hàng chục lao động. Thành công của chị xuất phát từ lòng say mê làm du lịch và chất lượng phục vụ khách hàng.

 Bà Vũ Kim Bích - Phó Chủ tịch UBND huyện khẳng định: “Rõ ràng du lịch và kinh tế biển đã, đang và sẽ chiếm vị trí hàng đầu đưa kinh tế của Cát Hải phát triển. Điều này cũng đã được khẳng định trong phương hướng phát triển kinh tế, xã hội của huyện. Năm 2014, Cát Bà quyết tâm đạt được những chỉ tiêu quan trọng như  đón hơn1 triệu lượt khách, doanh thu từ du lịch đạt 100 tỷ đồng. Chú trọng và phát triển các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, từng bước phát triển loại hình du lịch văn hoá, lịch sử, du lịch mạo hiểm, du lịch cộng đồng. Huyện tiếp tục mở cửa, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư du lịch và dịch vụ trên địa bàn huyện. Đẩy mạnh các hình thức quảng bá du lịch trên các hệ thống thông tin đại chúng để giới thiệu về du lịch huyện đảo với du khách trong và ngoài nước. Về sản xuất thuỷ sản, huyện cũng đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của các ngành khai thác, nuôi trồng và chế biến. Chú trọng việc ứng dụng khoa học công nghệ vào các ngành sản xuất và nuôi trồng".

 Một ngày không xa, Cát Bà sẽ là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất tại Việt Nam đối với du khách trong và ngoài nước.

Minh Anh

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !