Cặp chị em 10X gây sốt trong chương trình Shark Tank, kiếm tiền tỷ mỗi năm

Đam mê kinh doanh từ thời tiểu học, hai chị em Triệu Vy – Lê Vy đã bắt tay khởi nghiệp với sản phẩm do cả hai cùng nghiên cứu, phát triển.

Nguyễn Hoàng Lê Vy năm nay 18 tuổi, học sinh cấp 3 tại TP Vĩnh Long, chị gái - Nguyễn Hoàng Triệu Vy, 22 tuổi, sinh viên ngành Kỹ thuật Hóa học tại Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM.

Cả hai có gần 2 năm khởi nghiệp trong lĩnh vực nến thơm, đã thành lập thương hiệu của riêng mình. Năm 2021, Triệu Vy – Lê Vy “gây sốt” trong chương trình “Shark Tank – Thương vụ bạc tỷ” nhờ tinh thần khởi nghiệp khi còn rất nhỏ. Hai chị em nhận được đầu tư của cả 3 vị “cá mập”.

Đánh đổi thời gian vui chơi của tuổi trẻ để bước vào thương trường, hai chị em cho rằng đó là sự đánh đổi xứng đáng. 

“Thương trường đã giúp chúng em nhận ra đam mê của bản thân. Nhờ sự năng động của tuổi trẻ, đam mê ấy càng trở nên rực rỡ hơn bao giờ hết”.

Khởi nghiệp từ con số 0

Triệu Vy lần đầu kiếm được tiền là những năm cuối cấp 1. Khi ấy, nữ sinh tự học cách chỉnh sửa ảnh trên các blog, sau đó tập thiết kế poster, thời khóa biểu, nhãn dán Kpop để bán cho bạn bè.

Lên cấp 2, Vy thử sức với việc kinh doanh các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên hoặc làm thủ công như son, mỹ phẩm…

Còn em gái Lê Vy, từ năm lớp 2 đã mua và nuôi những chú ba ba có giá 5.000 đồng, sau đó đem bán lại cho các bạn cùng trường với giá 10.000 đồng.

 

Đam mê kinh doanh từ thời tiểu học, hai chị em Triệu Vy – Lê Vy đã bắt tay khởi nghiệp.

Cả hai chị em cho biết, đam mê kinh doanh được truyền từ bố. Mặc dù không sống cùng bố, nhưng ngay từ nhỏ, Triệu Vy – Lê Vy đã được bố kể cho nghe những câu chuyện buôn bán đơn giản, dạy sử dụng những tính năng cơ bản trong Excel để phục vụ việc quản lý hay tạo điều kiện cho các con được tiếp cận với Internet.

Vì thế, năm 2021, khi phải học online dài hạn vì dịch Covid-19, Lê Vy ngỏ ý hai chị em có thể cùng nhau kinh doanh một thứ gì đó.

Cô bé cũng nhận thấy, quãng thời gian mọi người phải ở trong nhà quá lâu vì dịch, thường có xu hướng tìm đến những sản phẩm giúp thư giãn, trong đó có nến thơm. Lê Vy rủ chị tìm hiểu và thử “mua đi bán lại”.

Không ngờ, sản phẩm ấy lại được nhiều người đón nhận. Triệu Vy – vốn là sinh viên ngành Kỹ thuật Hóa học -  nhận ra có thể tự mình làm thành công sản phẩm này. Vì thế, Vy cùng em gái tập trung nghĩ cách sản xuất và phát triển sản phẩm.

“Không thể phủ nhận mặt hàng nến thơm khá “cũ”, xuất hiện từ lâu, do đó cần phải có sự đổi mới đột phá”, Triệu Vy băn khoăn cách để tạo ra sự khác biệt cho mặt hàng của mình.

 

Nguyễn Hoàng Triệu Vy, 22 tuổi, là sinh viên ngành Kỹ thuật Hóa học tại Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM.


Nhưng khó khăn lớn nhất của hai chị em khi ấy là mọi thứ đều bắt đầu từ số 0 tròn trĩnh: không đủ vốn, không mối quan hệ, không rõ về ngành. 

“Vì không có vốn nên việc tiếp cận với những nguồn nguyên liệu chất lượng cao rất xa vời”.

Triệu Vy miệt mài đọc những bài nghiên cứu, những tạp chí khoa học quốc tế đề cập đến nến thơm, nghiên cứu thị trường và cố gắng kết nối với những người trong cùng lĩnh vực. Sau đó, hai chị em quyết định sử dụng sáp đậu nành, sáp ong và sáp cọ là nguyên liệu chính cho sản phẩm thay cho paraffin. 

Nhờ các thành phần có nguồn gốc từ thiên nhiên, cả hai tin rằng, điều này sẽ an toàn và thân thiện hơn với sức khỏe người tiêu dùng. Tìm ra được công thức cho sản phẩm, Triệu Vy – Lê Vy cùng nhau tìm nguồn nguyên liệu, sản xuất, thiết kế bao bì và marketing.

“Khi vận hành startup, mặc dù có kinh nghiệm buôn bán nhưng cả hai vẫn còn khá nhiều thiếu sót về mặt quản trị, tổ chức”, Triệu Vy nói.

Vì thế, nữ sinh quyết định dành hết tín chỉ tự chọn ở trường để đăng ký các môn học thuộc ngành Quản lý Công nghiệp, từ đó mở rộng góc nhìn và thay đổi tư duy quản trị của bản thân.

Trong khi đó, Lê Vy lại có đam mê lớn với ngành truyền thông, vì thế đã tự tìm tòi và trau dồi thêm cách lồng ghép câu chuyện, thông điệp cho từng sản phẩm để “chạm đến” khách hàng.

Mỗi người đảm nhiệm những vai trò khác nhau, nhờ đó, thương hiệu nến thơm Jaros Candle dần dần tiếp cận được thị trường.

Trong hai tháng cuối năm 2021, doanh thu của Jaros Candle đạt 250 triệu đồng. 6 tháng đầu năm 2022, doanh thu đạt hơn 600 triệu đồng. Đến hiện tại, mức doanh thu đã đạt gấp 3 lần so với những tháng đầu tiên.

Sự đánh đổi xứng đáng

Triệu Vy cho biết, do các sản phẩm được sản xuất thủ công với quy mô nhỏ, đến giữa năm 2022, một số đơn hàng không thể đáp ứng đúng thời gian khách hàng mong muốn. Vì thế, tháng 9/2022, hai chị em quyết định đi tìm kiếm nguồn đầu tư.

Tham gia gọi vốn tại chương trình “Shark Tank – Thương vụ bạc tỷ”, hai chị em nhận được khoản đầu tư 200 triệu cho 30% cổ phần từ các "cá mập".

Số tiền này, Triệu Vy cho biết, hai chị em đã sử dụng 30% để nâng cấp máy móc, thuê thêm nhân công phục vụ hoạt động sản xuất, 50% mở một gian hàng trưng bày tại Vĩnh Long và 20% để nghiên cứu, phát triển sản phẩm.

 

Hai chị em tham gia gọi vốn tại chương trình “Shark Tank – Thương vụ bạc tỷ”


Khởi nghiệp khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Triệu Vy cho biết, em đã học được cách quản trị rủi ro khi khởi nghiệp. Thay vì sợ thất bại, em luôn lường trước để có một tâm lý chấp nhận thất bại thật vững vàng.

“Chưa bao giờ em nghĩ khởi nghiệp sớm là thành công, bởi “thành công chậm sẽ xây dựng nhân cách, thành công sớm dễ tạo ra sự kiêu ngạo”. Thay vì áp lực làm sao để khởi nghiệp thật nhanh, em học cách thấu hiểu bản thân và nỗ lực từng bước”.

Hiện tại, Triệu Vy vừa quản lý, vận hành doanh nghiệp, vừa hoàn thành chương trình học tại Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM. Trong khi đó, Lê Vy cũng chuẩn bị bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Triệu Vy cho biết, khi ra trường, em sẽ tiếp tục vận dụng những kiến thức đã học được từ ngành Hoá để tập trung nghiên cứu và cải thiện chất lượng sản phẩm. 

"Khởi nghiệp và khoa học phải đi đôi với nhau. Người làm khoa học cần phải có tư duy kinh tế để hướng ý tưởng có tính ứng dụng thực tế. Ngược lại, người khởi nghiệp cần phải vận dụng khoa học để sản phẩm luôn được cải tiến và mới mẻ", Vy nói.

Thúy Nga

Lỗ hổng lớn trong hướng nghiệp: 'Có người 40 tuổi vẫn loay hoay chọn lại nghề'

Các giáo viên cho biết không ít học sinh lớp 12, sắp tốt nghiệp vẫn chưa biết bản thân muốn theo đuổi ngành nghề gì. Thậm chí, có những người đến 30 – 40 tuổi liên tục phải chọn lại ngành nghề.

Chiến lược giúp chàng trai miền núi giành học bổng vào ĐH top đầu thế giới

Gia đình chỉ có thể chi trả khoản tài chính khiêm tốn, Hoàng Nguyên lo lắng đây sẽ là bất lợi cho em khi ứng tuyển vào các trường đại học Mỹ.

Bi kịch thủ khoa đại học: 9 năm thất nghiệp, bị chẩn đoán mắc bệnh tâm thần

Trung Quốc - Sau những vấp ngã, Lưu Kỳ ngày càng trở nên khép kín và không chịu giao tiếp xã hội, kể cả cha mẹ trong 9 năm. Cậu được chẩn đoán mắc chứng trầm cảm và tâm thần phân liệt mức độ nhẹ.

Tranh cãi trường học yêu cầu phụ huynh không cho con làm thêm kiếm tiền dịp hè

Trường THPT Quốc Tuấn (An Lão, TP Hải Phòng) đã yêu cầu phụ huynh không để con đi làm thêm vào dịp hè.

Bí quyết chinh phục IELTS 6.5 của học sinh lớp 5

Trần Nguyễn Minh Thư, học sinh lớp 5 ở TP Hà Tĩnh xuất sắc đạt 6.5 trong kỳ thi IELTS (trong đó, Listening 7.5, Reading 7.0, Writing 6.0, Speaking 5.5). Minh Thư là học sinh tiểu học đầu tiên ở tỉnh đạt được điểm số này.

Điều tra vụ bé 2 tuổi tử vong sau khi gửi ở điểm giữ trẻ không phép

Bé trai 20 tháng tuổi ở An Giang có biểu hiện sốt sau khi được gửi đến điểm giữ trẻ không phép. Sau hơn 1 giờ cấp cứu ở bệnh viện huyện, trẻ đã không qua khỏi.

Bám hàng rào thấp thỏm chờ con thi vào trường công 'hot' nhất Hà Tĩnh

Sáng 27/5, 1.200 học sinh tham gia thi vào trường THCS Lê Văn Thiêm, tương đương 1 chọi 5,7. Nhiều phụ huynh chờ con thi với tâm trạng hồi hộp, lo âu không kém gì các sĩ tử.

'Giới trẻ ngày nay gặp áp lực hơn nhiều so với các thế hệ trước'

Chuyên gia cho rằng so với thế hệ của ông bà, cha mẹ ngày trước, sinh ra và lớn lên trong thời kỳ công nghệ, giới trẻ hiện nay tiếp xúc với các yếu tố căng thẳng bên ngoài nhiều hơn ngay từ khi còn nhỏ.

TikTok thử nghiệm chatbot trí tuệ nhân tạo

Không nằm ngoài xu hướng, TikTok đang thử nghiệm chatbot AI có tên Tako tại một số thị trường chọn lọc, giải đáp các câu hỏi khác nhau cho người dùng hoặc đề xuất nội dung mới.

Hà Nội: Không cấm nhưng hạn chế tối đa hoạt động trải nghiệm tự phát

Ngày 26/5, Sở GD-ĐT Hà Nội có công văn gửi các cơ sở giáo dục về việc ứng phó với nắng nóng, đảm bảo an toàn khi tổ chức hoạt động ngoại khóa và sinh hoạt hè cho học sinh năm 2023.

Đang cập nhật dữ liệu !