Cảnh báo một loạt thực phẩm chức năng quảng cáo sai sự thật
Rất nhiều sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe được Cục An toàn thực phẩm phát hiện quảng cáo sai sự thật, trong đó có cả sản phẩm của các doanh nghiệp tên tuổi như Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vinagout của CTCP Sao Thái Dương.
Chỉ trong hai tuần đầu tháng 7, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có hơn 20 lần đưa ra các thông báo, cảnh báo về tình trạng các sản phẩm thực phẩm chức năng quảng cáo sai sự thật.
Theo Cục An toàn thực phẩm, trong thời gian vừa qua, qua công tác hậu kiểm việc quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên môi trường mạng, Cơ quan này đã phát hiện hàng loạt website và mạng xã hội đang quảng cáo các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe (thực phẩm chức năng) vi phạm, quảng cáo gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh.
Mới đây nhất, Cục An toàn thực phẩm phát hiện sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Zero Acnes quảng cáo sai sự thật. Đây là sản phẩm do Công ty cổ phần Dược Nature Việt Nam, địa chỉ: 19 đường 18, khu phố 3, phường Linh Chiểu, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh công bố và chịu trách nhiệm về sản phẩm.
Quá trình hậu kiểm, Công ty cổ phần Dược Nature Việt Nam không thừa nhận các website, trang mạng nêu trên là của Công ty, Công ty không chịu trách nhiệm về việc quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Zero Acnes trên các website, trang mạng này.
Nhiều sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe được quảng cáo thổi phồng công dụng, gây hiểu nhầm là thuốc chữa bệnh. |
Cục An toàn thực phẩm khẳng định nội dung quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Zero Acnes đang được quảng cáo vi phạm trên các website, trang mạng nêu trên không đúng với nội dung đã được Cục An toàn thực phẩm xác nhận.
Một số sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe khác gần đây được Cục An toàn thực phẩm phát hiện quảng cáo sai sự thật trên môi trường mạng, trong đó có cả sản phẩm của các doanh nghiệp tên tuổi như Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vinagout của Công ty Cổ phần Sao Thái Dương.
Ngoài ra hàng loạt sản phẩm khác cũng bị cảnh báo về hành vi quảng cáo sai sự thật, gây hiểu nhầm là thuốc chữa bệnh như:
Thực phẩm Bảo vệ sức khỏe Nano Fast của Công ty TNHH MTV Nano Việt Nam, (Địa chỉ: Tầng 1, Số 170 Đê La Thành, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành Phố Hà Nội);
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hỗ trợ giảm cân Mộc Thảo do công ty Công ty TNHH Ripple Việt Nam (Địa chỉ: Tầng 6, tòa nhà Việt Á, Số 9 Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội) sở hữu;
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe enerjoy do Công ty TNHH Thương mại Trí Mai (Địa chỉ: C01-07 Tầng 1, Block C Hoàng Anh Riverview, 37 Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, quận 02, Thành phố Hồ Chí Minh) công bố và chịu trách nhiệm sản phẩm;
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Albuglucan do Công ty Cổ phần Dược phẩm Rus Pharma (địa chỉ: Số 2 ngõ 199 phố Trường Chinh, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội) công bố và chịu trách nhiệm về sản phẩm;
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Entero Bifina và Pedia Baby Ăn ngon của Công ty Cổ phần Dược phẩm High Tech USA;
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Zero Acnes của Công ty Cổ phần Dược Nature Việt Nam;
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hattrick của Công ty Cổ phần Fedora;
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Gastro Max-Gel của Công ty Cổ phần dược phẩm Trường Thọ;
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hạ khang đường của Công ty TNHH thương mại SBG;
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Powerman Plus, Powerman extra của Công ty Cổ phần dược phẩm và Y Đức Minh Ngọc;
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Mạnh cốt linh của Công ty Cổ phần đầu tư Sun Pha;
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nexken Vicmen của Công ty Cổ phần Thương mại Eupharma;
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Oligofort Powder của Công ty TNHH Đông An Dược;
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Boca của Công ty TNHH MTV Alifaco;..
Không chỉ vi phạm về quảng cáo, một số sản phẩm như sản phẩm Candy B+ Coffee Extra Power bị phát hiện chứa Tadalafil. Thậm chí một số sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe có dấu hiệu là hàng giả Viên Đa Xoan và Dưỡng Sắc Khang
Quá trình hậu kiểm, hầu hết các doanh nghiệp không thừa nhận các website quảng cáo thuộc sở hữu của công ty nên từ chối chịu trách nhiệm về việc quảng cáo sản phẩm.
Do vậy, trong thời gian Cục An toàn thực phẩm phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Thông tin và Truyền thông xử lý vụ việc, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người tiêu dùng không mua, không sử dụng sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe quảng cáo vi phạm.
Nguyễn Tuân
Vì sao học sinh ăn cánh gà rán lại ngộ độc?
Vi khuẩn gây ngộ độc hàng loạt salmonella bị tiêu diệt ở nhiệt độ nào?
Salmonella nhiễm vào thực phẩm như thế nào?
Nghiện món vạn người mê, cụ bà bị kén sán ken đặc khắp cơ thể
Hà Nội tăng cường kiểm tra, tuyên truyền phòng chống thuốc giả
Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo cách chọn bánh trung thu an toàn
Chống thuốc và thực phẩm chức năng giả, cần sự đồng hành của người tiêu dùng
Mỳ xốt tôm chua cay bị Đài Loan trả lại để tiêu huỷ, chất Ethylene Oxide độc hại ra sao?
Mua mỹ phẩm ở chợ, bệnh nhân nhập viện cầu cứu bác sĩ
Theo các bác sĩ da liễu nhiều người tin tưởng lời quảng cáo mua mỹ phẩm về dùng dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.
Thu hồi sản phẩm kem Haagen dazs vị Vani
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công thương đã ra thông báo về Chương trình thu hồi sản phẩm kem Haagen dazs vị Vani của Công ty TNHH Thực phẩm Ân Nam.