Các tỉnh ven biển hợp tác với chuyên gia quốc tế bảo vệ rạn san hô

Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa chỉ đạo Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam triển khai các dự án hợp tác giữa các tỉnh ven biển với chuyên gia quốc tế trong việc bảo vệ rạn san hô.

Các dự án hợp tác này nằm trong Kế hoạch triển khai Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (theo Quyết định số 798/QĐ-TTg ngày 11/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ) trong đó có nội dung “Bảo tồn cảnh quan và đa dạng sinh học biển, tăng cường khả năng chống chịu của các hệ sinh thái biển trước tác động của biến đổi khí hậu”.

Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chỉ đạo Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam triển khai các dự án hợp tác quốc tế, như: Dự án: “Tăng cường thực hiện chiến lược phát triển bền vững biển Đông Á tại Việt Nam giai đoạn 2015 - 2019”, do Quỹ môi trường toàn cầu (GEF) thông qua Cơ quan phát triển Liên hợp quốc và Tổ chức quản lý môi trường các biển Đông Á tài trợ.

Trong đó, một trong những mục tiêu và nội dung quan trọng được thực hiện là thiết lập hệ sinh thái có khả năng chống chịu ở biển và vùng bờ. Nội dung này được triển khai ở nhiều địa phương có hệ sinh thái, rạn san hô quan trọng như Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Kiên Giang... Việc thực hiện có hiệu quả dự án này với sự trợ giúp của các chuyên gia quốc tế sẽ góp phần quan trọng bảo vệ rạn san hô.

Bên cạnh đó còn có Dự án “Thực thi Chương trình Hành động chiến lược ở Biển Đông” thuộc Dự án khu vực GEF/UNEP, trong đó một trong những hợp phần quan trọng là “Giảm suy thoái và mất sinh cảnh thông qua cải cách quốc gia và địa phương để đạt được các mục tiêu của Chương trình Hành động Chiến lược quản lý sinh cảnh ven biển ở Biển Đông".

Cụ thể, đối với nội dung thực hiện về rạn san hô sẽ thúc đẩy việc quản lý tốt môi trường, cải cách luật pháp và thể chế quốc gia và quản lý bền vững hệ sinh thái rạn san hô với kết quả mong muốn chính là việc quản lý bền vững của 153.000 ha rạn san hô tại 82 khu vực ưu tiên, bao gồm cả việc giảm tỉ lệ suy thoái về độ che phủ san hô sống trong thập kỷ từ 16% xuống còn 5%.

Dự án này sẽ được thực hiện trong vòng 5 năm kể từ khi được phê duyệt, kinh phí do Quỹ môi trường Toàn cầu tài trợ GEF và kinh phí đồng tài trợ của các quốc gia thành viên. Hiện nay, UNEP đang thực hiện các thủ tục để chuẩn bị triển khai thực hiện Dự án. Việt Nam đã ký MOU, Thư đồng tài trợ và chuẩn bị các thủ tục trình Chính phủ phê duyệt cho phép thực hiện Dự án tại Việt Nam.

Thiết lập hệ sinh thái có khả năng chống chịu ở biển và vùng bờ là một trong những nội dung sẽ được Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam triển khai ở các tỉnh ven biển trong thời gian tới.

Ngoài ra, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chỉ đạo Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam nghiên cứu, đề xuất thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ giai đoạn 2017 - 2020, trong đó đề xuất triển khai 7 nhiệm vụ sau: 

Nghiên cứu xây dựng mô hình bảo tồn rạn san hô ứng phó với biến đổi khí hậu trên vùng biển Việt Nam - Áp dụng thử nghiệm cho vùng biển Quảng Ninh và Kiên Giang. Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng quy định nội dung, phương pháp, quy trình, tiêu chí đánh giá mức độ tổn thương tài nguyên - môi trường biển. Áp dụng thử nghiệm cho một vùng trọng điểm.

Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn xây dựng tiêu chí đánh giá sức khỏe hệ sinh thái biển Việt Nam. Áp dụng nghiên cứu thí điểm cho các tỉnh ven biển Vịnh Bắc Bộ (Quảng Ninh đến Ninh Bình). Nghiên cứu, ứng dụng các mô hình để đánh giá tích hợp giá trị dịch vụ hệ sinh thái và lựa chọn phương án đánh đổi phục vụ quản lý tổng họp tài nguyên vùng bờ. Áp dụng thí điểm cho vùng bờ Nam Định - Thái Bình.

Nghiên cứu cơ sở khoa học, thực tiễn đánh giá trị dịch vụ hệ sinh vùng bờ biển Việt Nam. Áp dụng thử nghiệm tại khu vực biển Quảng Ninh - Hải Phòng và vùng biển Cà Mau - Kiên Giang.

Nghiên cứu, đánh giá quy mô và đặc điểm đa dạng sinh học một số hệ sinh thái quan trọng vùng bờ biển Việt Nam phục vụ quản lý tổng hợp vùng bờ.

Nghiên cứu xây dựng giải pháp quản lý dưỡng chất bền vững cho vùng biển Việt Nam - Áp dụng thử nghiệm cho vùng biển vịnh Bắc Bộ, từ Quảng Ninh tới Quảng Bình.

Phương Nam

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !