Các ông lớn địa ốc đang vay nợ ra sao?
Để đảm bảo nguồn vốn tài trợ và phát triển dự án, bên cạnh vốn vay từ ngân hàng, loạt doanh nghiệp bất động sản cũng đã thường xuyên tìm đến kênh trái phiếu với số lượng phát hành ngày một gia tăng.
Theo thống kê của Nhadautu.vn, 20 doanh nghiệp bất động sản lớn nhất trên sàn chứng khoán tính tới cuối tháng 6/2021 có số dư vay nợ tài chính 286.863 tỷ đồng, tăng 7% so với con số vay nợ đầu năm.
Xét về quy mô, doanh nghiệp có số dư vay nợ nhiều nhất là 138.172 tỷ đồng, đứng thứ hai là 51.302 tỷ đồng, đứng thứ ba là 22.861 tỷ đồng.
Xét theo tỷ lệ nợ vay tài chính trên tổng tài sản, doanh nghiệp đứng đầu đang có tỷ lệ 44% tính tới cuối tháng 6/2021, xếp thứ hai là 33%, thứ ba là 30%.
Các ông lớn địa ốc đang vay nợ ra sao? |
Nếu xét về tốc độ tăng trưởng nợ vay từ đầu năm tới nay thì doanh nghiệp dẫn đầu với mức tăng lên tới 160%. Các doanh nghiệp xếp sau cũng có tốc độ tăng trưởng nợ vay 30-40%.
Các doanh nghiệp bất động sản nằm trong top báo lãi lớn nhất cũng đẩy mạnh vay nợ trong thời gian qua như DXG vay nợ 6.974 tỷ đồng; HDG vay nợ 6.588 tỷ đồng; SNZ vay 5.289 tỷ đồng,… Ở chiều ngược lại, một số doanh nghiệp khác lại chủ động giảm tỷ trọng nợ vay, song con số nợ vẫn ở mức cao như VRE giảm vay nợ từ 5.726 tỷ đồng hồi đầu năm xuống còn 3.148 tỷ đồng tại ngày 30/6, hay FLC cũng giảm 10% nợ vay xuống còn 5.841 tỷ đồng.
Bên cạnh vay ngân hàng thì trái phiếu cũng là kênh được các doanh nghiệp bất động sản thường xuyên sử dụng để huy động vốn bởi quy mô rất lớn của thị trường này.
Theo thống kê của SSI Research, trong quý II/2021, các doanh nghiệp phát hành 164.000 tỷ đồng trái phiếu, gấp 3,66 lần lượng phát hành trong quý I/2021 và tăng 28,7% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, 89% là phát hành riêng lẻ trong nước. Có 2.000 tỷ đồng (chiếm 1,2% tổng lượng phát hành) phát hành ra công chúng của KBC và CTCP Glexhomes; Có ba doanh nghiệp đã niêm yết trái phiếu ở thị trường quốc tế với tổng quy mô vốn 1 tỷ USD gồm Vingroup (500 triệu USD), Bim Land (200 triệu USD) và Novaland (300 triệu USD).
Việc phát hành thành công khối lượng lớn trái phiếu ra thị trường quốc tế phần nào phản ánh uy tín cũng như tiềm năng của các tập đoàn trong nước.
Trong nửa đầu năm, thị trường bất động sản gặp trở ngại do dịch bệnh nhưng lợi nhuận các doanh nghiệp lớn vẫn duy trì khả quan. Thống kê cho thấy, 94 doanh nghiệp bất động sản trên sàn chứng khoán đã tạo ra gần 162 nghìn tỷ đồng doanh thu và hơn 30 nghìn tỷ đồng lợi nhuận trong nửa đầu năm 2021, lần lượt tăng 55% và 70% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, Vinhomes (VHM) tiếp tục dẫn đầu về lợi nhuận khi đạt hơn 15.600 tỷ đồng, chiếm tới già nửa tổng lợi nhuận toàn ngành, và tăng 52% so với 6 tháng đầu năm 2020. Theo sau là Novaland (NVL) với hơn 7.050 tỷ đồng doanh thu thuần và lãi sau thuế 2.014 tỷ đồng, lần lượt tăng 324% về doanh thu và 71% về lợi nhuận so với cùng kỳ.
Đứng vị trí thứ ba về lợi nhuận là Vingroup (VIC) với 1.433 tỷ đồng lợi nhuận. Doanh thu thuần 6 tháng tăng 59% lên 61.746 tỷ đồng.
Top 20 doanh nghiệp bất động sản báo lãi lớn nhất tiếp tục có sự đóng góp của nhiều ông lớn như VRE, NLG, PDR, AGG,… Đáng chú ý, một trong những doanh nghiệp ghi nhận sự tăng trưởng tích cực nhất trong nửa đầu năm nay là CTCP Tập đoàn Đất Xanh (DXG) khi báo lãi sau thuế 1.189 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lỗ 374 tỷ đồng.
Săn lùng bất động sản 'ngộp', bán cắt lỗ mùa dịch
Đất nền ‘ngộp’ rao bán gấp, homestay bán ‘cắt lỗ’ cả tỷ đồng... tôi có nên tranh thủ cơ hội đầu tư lúc này để khi hết dịch, thị trường ổn có thể kinh doanh hoặc sang tay kiếm lời?