Các loài rắn nhìn đáng sợ... nhưng vô hại với con người
Rắn là động vật bò sát, máu lạnh, cùng lớp với các loài vật có vảy như thằn lằn, tắc kè nhưng lại có răng nên thường bị cho rằng rất đáng sợ. Thông tin khoa học cho thấy một số loài rắn hoàn toàn vô hại với con người
Rắn sọc đốm đỏ
Rắn sọc đốm đỏ Oreocryptophis porphyraceus. Loài này được xem như một trong những loài rắn có sắc màu rực rỡ nhất ở Việt Nam và cũng là loài sống ở những nơi gần với nóc nhà của chúng ta. Chúng thường kiếm ăn ở bìa rừng dọc theo các con suối thuộc vùng núi cao.
Thông tin khoa học cho biết loài rắn sọc đốm đỏ hoàn toàn vô hại |
Chúng thích hoạt động vào sáng sớm hoặc hoàng hôn. Thức ăn chủ yếu của chúng là các loài lưỡng cư và thú gặm nhấm nhỏ. Rắn sọc đốm đỏ đẻ khoảng 2 - 7 trứng. Chính vì vẻ đẹp rực rỡ của chúng và hoàn toàn vô hại với con người đã khiến chúng bị săn đổi ráo riết để buôn bán và nuôi làm cảnh. Hiện loài này đã đưa vào sách đỏ Việt Nam.
Rắn hổ mây gờ
Rắn hổ mây gờ Pareas carinatus. Ở Khu bảo tồn thiên nhiên Vĩnh Cửu khi nhiệt độ ban đêm giảm xuống, cơ thể con người bắt đầu cảm nhận được cái lạnh của màn sương đêm buông xuống thì cũng là lúc loài này bò ra khỏi hang nơi nó lẩn trốn ban ngày, để đi kiếm ăn.
Theo thông tin khoa học khẳng định rắn hổ mây gờ không có độc |
Những loài ếch câyRhacophorus và các loài nhái nhỏ sẽ là miếng mồi ngon lành của nó. Loài này rất ít gặp ban ngày nhưng rất dễ nhận diện loài rắn không độc này trong đêm với lớp vảy màu nâu nhạt, lớp vảy nằm sát phần bụng có màu nâu đậm, viền mắt ngoài màu đỏ rực khi ánh đèn phản chiếu trong đêm tối. Rắn hổ mây gờ là loài rắn có kích thước nhỏ, nhút nhát, phân bố rộng nhưng số lượng cá thể của loài này không còn nhiều trong tự nhiên.
Rắn sữa
Với ngoại hình khá giống với rắn san hô đỏ cực độc, nhưng rắn sữa hoàn toàn vô hại. Để phân biệt rắn sữa và rắn san hô đỏ, người ta căn cứ vào màu sắc của thân: sọc đỏ nằm cạnh sọc đen là rắn sữa, sọc đỏ nằm cạnh sọc vàng là rắn san hô đỏ.
Tin khoa học cho biết rắn sữa được nuôi làm cảnh, vô hại với con người |
Tên của chúng xuất hiện từ một truyền thuyết cho rằng rằng loài rắn này chuyên hút sữa trực tiếp từ vú bò. Rắn sữa sinh sống chủ yếu ở hai quốc gia Honduras và Nicaragua ở Trung Mỹ. Rắn sữa được một số người trẻ nuôi làm cảnh và có giá lên tới tiền triệu mỗi con.
Rắn Leptotyphlops carlae
Năm 2008, các nhà khoa học đã tìm thấy loài rắn được xem là nhỏ nhất thế giới, có thể cuộn tròn trên đồng tiền xu, dài khoảng 10cm, không khác gì sợi mì, có tên khoa học là Leptotyphlops carlae. Theo chuyên gia sinh học người Mỹ Blair Hedges ở ĐH Penn State, người phát hiện ra loại rắn này cho biết, đây là loài rắn nhỏ nhất từ trước tới nay được con người phát hiện ra, nó chủ yếu ăn kiến, ấu trùng và mối để tồn tại. Mỗi lần chỉ đẻ 1-2 con.
Rắn rào ngọc bích
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của rắn rào ngọc bích |
Rắn rào ngọc bích Boiga jaspidea. Danh hiệu Nữ hoàng sắc đẹp của các loài rắn chắc chắn sẽ dành cho loài này vì những màu sắc, hoa văn trên cơ thể của nó được tạo hóa trang điểm hài hòa. Trong bóng đêm, sự phản chiếu của các lớp vẩy màu bởi ảnh đèn flash càng làm nó nổi bật. Mặc dù là loài rắn không độc nhưng nó có khả năng bắt chước một số loài rắn độc khi bị đe dọa bằng cách phình to phần đầu ra để hù dọa kẻ thù và phát ra những âm thanh đe dọa để tìm cách lẩn trốn.
Rắn cườm Chrysopelea ornata
Tin khoa học minh chứng loài rắn cườm này hoàn toàn vô hại |
Loài rắn nhỏ có chiều dài khoảng 130 cm này đầu màu xanh lục có vệt màu đen. Loài rắn nhỏ bé và nhút nhát này thường dùng chiêu thức lẩn trốn ‘tẩu vi thượng sách’ khi gặp kẻ thù đây có lẽ phương pháp hữu hiệu nhất của chúng vì “biết mình sức yếu”. Chúng là loài hoạt động kiếm ăn ban ngày, thức ăn chính được biết đến chỉ là các những loài thằn lằn nhỏ lẩn trốn các thảm mục thực vật. Đôi khi chúng mò vào tận các ngôi nhà hoang hay những ngôi nhà nằm sát bìa rừng để bắt những con thạch sùng nhà Hemidactylus. Thỉnh thoảng con người có cơ hội nhìn thấy nó gồng mình thị uy một cách mạnh mẽ khi gặp kẻ yếu hơn mình.
Theo VietQ
Tin gốc: https://vietq.vn/Tin-khoa-hoc-ve-nhung-loai-ran-mau-sac-hoan-toan-vo-hai-voi-con-nguoi-d53156.html