Cá ngừ đại dương: Sản phẩm chiến lược của ngành thủy sản Việt Nam
Tiếp nhận công nghệ câu cá của Nhật Bản
Chính vì lí do này, ngày 10/6, tại xã Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn, UBND tỉnh Bình Định đã tổ chức bàn giao 5 bộ thiết bị câu cá ngừ đại dương nhập từ Nhật Bản về cho một tổ tàu thuyền 5 chiếc tại huyện Hoài Nhơn.
Thiết bị thu thả câu của Nhật Bản được lắp đặt trên tàu của ngư dân Bình Định
Theo chuyên gia thủy sản của Nhật, thân nhiệt cá ngừ bình thường khoảng 18oC, khi rượt đuổi mồi tăng lên 50oC. Lâu nay ngư dân Việt Nam câu bằng tay nên khi cá cắn câu thì kéo mạnh lên thuyền ngay, thịt cá đang ở thân nhiệt cao nên trắng bệch, không đảm bảo chất lượng. Hiện giá cá ngừ đại dương xuất khẩu vào thị trường Nhật của Philippines và Indonesia là 1.000 yen/kg, trong khi đó giá cá Việt Nam chỉ bằng một nửa.
TS. Irawa - Công ty Yanmar (Nhật Bản), đại diện đơn vị chuyên tư vấn, cung cấp các giải pháp khoa học công nghệ trong khai thác cá ngừ đại dương cho biết, chất lượng cá ngừ của Việt Nam thấp ngoài lý do về bảo quản, sơ chế còn do cách thức khai thác cá ngay từ ngoài biển.
Việc ngư dân Việt Nam dùng chày gỗ đập vào đầu cá ngừ cho chết có thể ảnh hưởng đến chất lượng cá. Chính vì vậy, nếu tổ chức sản xuất tốt thì tương lai không xa, cá ngừ sẽ là sản phẩm thủy sản số 1 của Việt Nam”, TS. Irawa đánh giá.
Hệ thống câu cá ngừ đại dương theo phương pháp của Nhật Bản có 2 bộ phận chính là máy thu câu (MSW - 1DR 130) và máy tạo xung (xung điện – tuna shocker). Dây câu được đưa qua máy thu câu để câu cá. Khi cá mắc câu, hệ thống sẽ tự xả dây khi lực cá lớn và tự thu dây khi lực cá yếu. Khi thu cá về gần mạn tàu, ngư dân sẽ dùng máy tạo xung để làm cá bị tê liệt trước khi đưa lên tàu và sơ chế, ướp lạnh.
Ông Masakazu Shoga hướng dẫn ngư dân Việt cách sơ chế cá ngừ
Là người trực tiếp hướng dẫn ngư dân, chuyên gia Masakazu Shoga cho biết do đã có 10 năm làm thuyền trưởng khai thác cá ngừ đại dương cho một công ty thủy sản của Tập đoàn Nippon nên ông rất hiểu là cần cung cấp những kỹ năng gì cho ngư dân ở Bình Định.
“Ngư dân ở địa phương này thật ra cũng không khác ngư dân Nhật, họ hiểu và tiếp thu nhanh, nắm rõ yêu cầu khắt khe về kỹ thuật. Tôi tin họ sẽ làm tốt và sử dụng bộ câu hiệu quả” - ông Masakazu Shoga nhận xét.
Các chuyên gia Nhật, đại diện cho Công ty Kato Hitoshi General Office, đơn vị sẽ mua lô hàng cá ngừ đầu tiên của bà con ngư dân Bình Định để xuất sang Osaka (Nhật) trong thời gian tới thông báo: Nếu không có gì thay đổi, cá ngừ Bình Định sẽ chính thức xuất hiện trong những phiên chợ đấu giá cá ngừ ở Osaka để bán cho các nhà hàng. Hi vọng đây là sự khởi đầu tốt đẹp giúp ngư dân Bình Định có thu nhập khá hơn”.
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Lê Hữu Lộc cho biết trước mắt ngư dân câu cá ngừ đại dương bằng bộ câu và kỹ thuật của Nhật sẽ được Công ty cổ phần Thủy sản Bình Định mua sản phẩm với giá cao hơn 20% so với mức giá cao nhất hiện nay. Sau đó, toàn bộ số cá ngừ sẽ được vận chuyển bằng máy bay từ Bình Định vào TP.HCM và chuyển sang Nhật trong ngày.
“Phải đảm bảo thời gian cá ngừ Bình Định đưa sang Osaka dưới mười ngày kể từ khi câu được trên biển. Công ty Kato Hitoshi General Office sẽ giúp tiêu thụ cá ngừ Bình Định tại Osaka và tiếp tục chia sẻ lợi ích này một lần nữa cho ngư dân” - ông Lộc nói.
Bình Định cùng với Phú Yên và Khánh Hòa là 3 tỉnh đánh bắt cá ngừ đại dương chủ yếu của cả nước. Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, ông Lê Hữu Lộc cho rằng, việc hỗ trợ 5 bộ ngư cụ này là bước khởi đầu giúp ngư dân Bình Định thay đổi phương pháp đánh bắt, đảm bảo được chất lượng sản phẩm xuất khẩu. Từ đây tỉnh sẽ tiếp tục mở rộng cho ngư dân, hướng cho người dân tự trang bị và đánh bắt hoàn toàn theo phương pháp hiện đại.
Theo chương trình này, Công ty đóng tàu Nha Trang, thuộc Tổng công ty công nghiệp tàu thủy, đã ký kết đóng mới 2 tàu vỏ thép cho 2 ngư dân thôn Thiện Chánh, xã Tam Quan Bắc (huyện Hoài Nhơn) là ông Lê Văn Lùng và Bùi Thanh Mến. Đây sẽ là những tàu vỏ thép đầu tiên của ngư dân tỉnh Bình Định.
BDN