Cà Mau: Gia tăng mất an ninh trật tự trên vùng biển

Thời gian gần đây, tình trạng ngư dân ở các địa phương khác nhau đến vùng biển Cà Mau đánh bắt hải sản sai vùng, tuyến, gây hủy diệt nguồn tài nguyên biển có diễn biến phức tạp.
Cà Mau: Gia tăng mất an ninh trật tự trên vùng biển - ảnh 1
BĐBP Cà Mau cứu hộ người gặp nạn trên biển.


Theo số liệu thống kê của ngành chức năng Cà Mau, trong năm 2014, có 44 vụ gây mất an ninh trật tự trên vùng biển tỉnh Cà Mau, trong đó có 12 vụ chưa rõ đối tượng, làm chết 2 người, bị thương 12 người. Nguyên nhân chủ yếu do mâu thuẫn cá nhân đánh nhau gây thương tích, tranh chấp ngư trường, đâm va và trộm cắp ngư lưới cụ.

Có thể nêu điển hình vài vụ như sau: Ngày 29-7, Đồn BP Rạch Gốc tiếp nhận 1 người trôi dạt trên biển được tàu đánh cá KG 8416 TS do ông Phan Văn Dĩ, 44 tuổi, ngụ Sóc Sơn, Hòn Đất, Kiên Giang làm Thuyền trưởng vớt được, khi tàu đang hoạt động trên vùng biển cách Côn Đảo khoảng 60 hải lý về hướng Nam.

Qua điều tra của Đồn BP Rạch Gốc, người trôi dạt trên biển có tên Danh Nhọn, 17 tuổi, ngụ Hòn Đất, Kiên Giang, là thuyền viên của một tàu đánh cá ở Bà Rịa - Vũng Tàu. Quá trình hoạt động trên biển, do mâu thuẫn với 1 thuyền viên khác có tên là Chiến, nên Danh Nhọn dùng dao chém vào đùi Chiến gây thương tích, sau đó ôm phao nhảy xuống biển.

Ngày 22-9, thuyền trưởng một tàu đánh cá Kiên Giang ép 10 thuyền viên nhảy xuống biển, sang tàu cá khác để vào bờ. Nhưng khi nhảy xuống biển thì không tàu nào chịu vớt, vì vậy cả 10 thuyền viên bị trôi dạt trên biển. Đến 18 giờ cùng ngày, họ mới được tàu đánh cá CM 99543 TS phát hiện cứu vớt. Nguyên nhân dẫn đến vụ việc này là do trong quá trình làm việc trên tàu, số thuyền viên trên thường xuyên bị thuyền trưởng quát mắng, dọa đánh dẫn đến mâu thuẫn giữa các thuyền viên với thuyền trưởng.

Ngày 11-10, 5 thuyền viên tàu đánh cá KG 90658 TS không chịu lao động và dùng hung khí gây áp lực buộc thuyền trưởng phải chạy tàu vào bờ để về nhà. Các đối tượng đã đánh bị thương 1 thuyền viên và đe dọa, nếu không cho tàu chạy vào bờ, sẽ chém các thuyền viên khác trên tàu...

Thiếu tá Lê Đình Sơn, Đồn trưởng Đồn BP Rạch Gốc cho biết, mới đây, qua hệ thống thông tin liên lạc, ông Nguyễn Hồng Xuân, 41 tuổi, ngụ Hòn Đất, Kiên Giang, Thuyền trưởng tàu đánh cá KG 90658 TS tỏ ra lo lắng và sợ hãi vì các đối tượng manh động gây mất trật tự an ninh trên biển.

Đồn BP Rạch Gốc hướng dẫn ông Xuân bình tĩnh xử lý các tình huống trên tàu, nhanh chóng điều khiển tàu chạy vào bờ, đồng thời tổ chức lực lượng ra biển hỗ trợ và bắt giữ các đối tượng đưa về Đồn BP Rạch Gốc điều tra, xử lý. Đối tượng cầm đầu vụ này là Châu Văn Tùng, 24 tuổi, ngụ phường Vĩnh Quang, Rạch Giá, Kiên Giang. Tùng và 4 đối tượng khác khai nhận đã ứng của thuyền trưởng Xuân 20 triệu đồng, nhưng lấy lí do "không làm nổi", nên đã gây sự và ép Thuyền trưởng đưa vào bờ. Để gây áp lực với thuyền trưởng, Tùng đã dùng xẻng đánh vào lưng thuyền viên Nguyễn Văn Duyên gây thương tích.

Ngoài các vụ gây thương tích trên biển, trong thời gian qua, trên vùng biển Cà Mau cũng đã xuất hiện một số vụ tàu đánh cá đến từ các địa phương khác đâm va làm sập các hàng đáy của ngư dân đóng trên biển, hoặc đâm va làm chìm, làm hư hỏng tàu cá loại nhỏ, sau đó bỏ chạy.

Gần đây nhất, ngày 8-12, Bộ Chỉ huy BĐBP Cà Mau đã chỉ đạo các đồn BP trong tỉnh tăng cường tuần tra, kiểm soát và truy tìm tàu đánh cá KG 94242 TS của Kiên Giang để làm rõ hành vi gây tai nạn trên biển rồi bỏ trốn. Trình bày với Đồn BP Hòn Chuối, ông Lâm Văn Lộc, trú tại Vĩnh Hòa, Ba Tri, Bến Tre, Thuyền trưởng tàu đánh cá BT 92080 TS cho biết, tàu của ông làm nghề giã cào, trên tàu có 6 người. Khi đang hoạt động đánh bắt trên vùng biển cách đảo Hòn Chuối khoảng 20 hải lý về hướng Tây Nam thì tàu của ông bị tàu KG 94242 TS đâm va, làm hư hỏng và thiệt hại tài sản khoảng 30 triệu đồng, rồi thản nhiên bỏ đi.

Các vụ việc xảy ra trên vùng biển Cà Mau trong thời gian qua, lực lượng BĐBP đã nỗ lực hỗ trợ ngư dân ngăn chặn, bắt giữ, xử lý các đối tượng, tổ chức lực lượng, phương tiện hỗ trợ người gặp nạn đưa cấp cứu: đồng thời tổ chức trục vớt, cứu kéo tàu, truy tìm tàu gây tai nạn để xử lí theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tình thế, nặng về khắc phục hậu quả.

Anh Vy

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !