"Binh khuyển" ở Trường Sa

Chỉ thấy bóng tàu, thuyền từ xa là đàn chó đã nhổm dậy, báo động cho lính biết. Cánh lính đảo yêu mến đặt tên cho chúng là những “chú lính chì” của người lính hải quân.

Giữa biển trời mênh mông ở quần đảo Trường Sa, bất chợt được nghe tiếng chó sủa, khiến ai cũng bồi hồi. Nếu như ở đất liền, loài chó được nuôi chủ yếu để giữ nhà, hoặc để làm cảnh, thì ở Trường Sa, mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc, những chú chó ở đây còn có một vị trí đặc biệt hơn thế - những người bạn của lính đảo.


Không biết từ bao giờ, họ nhà cẩu được đưa ra với lính đảo Trường Sa, rồi trở nên thân thiết như những người bạn. Có thể nói không ngoa rằng, nhắc đến Trường Sa mà không nói đến “khuyển tộc” là một thiếu sót.

Bộ đội hải quân và những chú chó ở Trường Sa. Ảnh: Nguyễn Thanh Đệp

Ngày chúng tôi cập đảo chìm Đá Tây, mới chạm chân cầu cảng, thì đã nghe thấy tiếng chó sủa. Rồi một đàn hơn hai chục con ùa ra, có con còn bơi ra tận xuồng đón khách. Theo Trưởng đoàn công tác ngày đó, Lữ đoàn phó Quân sự Lữ đoàn 146 (Bộ Tư lệnh Hải quân Vùng 4), đại tá Bùi Đình Dương, chỉ thấy bóng tàu, thuyền từ xa là đàn chó đã nhổm dậy, báo động cho lính biết. Cánh lính đảo yêu mến đặt tên cho chúng là những “chú lính chì” của người lính hải quân.

Khác với đảo Đá Tây, Trường Sa Đông là đảo nổi nên có diện tích khá rộng. Chính vì thế, phải tới khi có mặt tại khu vực ăn ở của các chiến sĩ, chúng tôi mới nhận được sự đón tiếp của loài khuyển. Chúng tôi được một phen “mắt tròn mắt dẹt” khi chứng kiến chúng tinh khôn đến mức "biết chăn cả vịt". Vì bốn bề là nước biển, các chiến sĩ ở đây mất rất nhiều công sức mới gây dựng được đàn vịt. Nhiều lúc sóng gió bất ngờ, đàn vịt biển tung tăng không kịp quay về bờ nên bị sóng đánh dạt ra ngoài biển và thế là... mất luôn. Thật may, đám khuyển ở đây không cần người huấn luyện vẫn luôn biết theo sát đám vịt. Con nào có ý định bỏ đàn để bơi ra xa liền bị đuổi lên bờ ngay!

Những ngày lưu lại ở Trường Sa Đông khi ấy, trong lúc hỏi chuyện Phó Chỉ huy trưởng đảo Trường Sa Đông, trung tá Hoàng Văn Hạnh, tôi thấy một chú khuyển cứ quẩn quanh chân anh. Chưa kịp hỏi, trung tá Hạnh đã kể: “Con Bốp này rất khôn và tình cảm. Mai kia phải về đất liền, chắc tôi sẽ nhớ nó lắm”. Ngày trung tá Hạnh nhận nhiệm vụ tại đảo Trường Sa Đông cũng là lúc một người bạn hoàn thành nghĩa vụ đã tặng anh con chó này. Lúc ấy, nó còn rất bé và bị ốm.

Mấy ngày liền bỏ ăn, người cứ rũ như tàu lá héo. Thương quá, anh Hạnh lấy khẩu phần sữa của mình pha cho nó uống, rồi lại nghiền cơm với thịt hộp, cá hộp cho nó ăn. Được một tuần thì nó hết bệnh. Bốp ngày một phổng phao dần và trở thành chú chó đẹp nhất đảo. Cũng từ đó, nó rất quyến luyến với anh Hạnh. Anh đi đâu nó cũng bám theo. Hôm anh Hạnh được nghỉ phép về đất liền, anh gọi nó ra rồi bảo: “Mày ở lại nhé, tao phải về với vợ con”. Thế là nhiều giờ liền, khuôn mặt Bốp lúc nào cũng rầu rầu, vẻ như muốn khóc...

Nguồn: Minh Triều/baoquangngai.vn

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !