Biển Đông nhìn từ cuộc kháng Pháp 155 năm trước (phần 1)

"Thành trì không giữ được nước. Chỉ có lòng dân mới giữ được nước!" - Đó là đúc kết của Trưởng Ban Tổ chức Thành uỷ, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Đà Nẵng Bùi Văn Tiếng khi từ chiến thắng liên quân Pháp - Y Pha Nho cách đây 155 năm nhìn về tình hình biển Đông hiện nay

Sáng nay 30/8, nhân kỷ niệm 155 năm (1/9/1858 - 1/9/2013) nhân dân Đà Nẵng thay mặt cả nước và cùng cả nước tiến hành cuộc kháng chiến 2 năm (1858 - 1960) đánh bại cuộc tấn công quân sự của liên quân Pháp - Y Pha Nho (Tây Ban Nha) mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta của thực dân Pháp, các vị lãnh đạo chủ chốt của TP Đà Nẵng đến dâng hương tại Nghĩa trủng Phước Ninh ở nghĩa trang Sơn Gà, nơi quy tập khoảng 3.000 hài cốt nghĩa sĩ đã vị quốc vong thân trong cuộc kháng chiến đó.

Biển Đông nhìn từ cuộc kháng Pháp 155 năm trước (phần 1) - ảnh 1
Ông Bùi Văn Tiếng, Uỷ viên Ban Thường vụ Thành uỷ, Trưởng Ban Tổ chức Thành uỷ, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Đà Nẵng trả lời phỏng vấn báo Infonet (Ảnh: HC)

Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1998 (nhân kỷ niệm 140 năm ngày nhân dân Đà Nẵng đi đầu chống thực dân), lãnh đạo Đà Nẵng lại đến dâng hương tại Nghĩa trủng Phước Ninh - nơi cùng với Nghĩa trủng Hoà Vang (quy tập khoảng 1.300 hài cốt quan quân triều đình và thường dân Đà Nẵng ngã xuống trong cuộc kháng chiến 1858 - 1860) là hai nghĩa trang quốc gia đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Từ nay trở đi sẽ trở thành lễ dâng hương hàng năm để lãnh đạo Đà Nẵng thay mặt người dân TP bày tỏ lòng tri ân đối với các nghĩa sĩ đã chiến đấu và phục vụ chiến đấu dưới chân thành Điện Hải năm nào.

Nhân dịp này, PV Infonet đã có cuộc phỏng vấn ông Bùi Văn Tiếng, Uỷ viên Ban Thường vụ Thành uỷ, Trưởng Ban Tổ chức Thành uỷ, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Đà Nẵng, về một số vấn đề liên quan đến cuộc kháng chiến 2 năm chống liên quân Pháp - Y Pha Nho, và đặc biệt là những bài học từ cuộc kháng chiến đó đối với vấn đề biển Đông hiện nay:


Nhân dân + Triều đình + Danh tướng làm nên chiến thắng!                        

Thưa ông, bài học lớn nhất từ chiến thắng của quân và dân Đà Nẵng đối với cuộc tấn công của liên quân Pháp - Y Pha Nho cách đây 155 năm là gì? Phải chăng là bài học về sự đồng thuận của lòng dân?

Ông Bùi Văn Tiếng: Tôi muốn dùng câu "Cuộc chiến đấu dưới chân thành Điện Hải" như một cách diễn đạt hoán dụ để nói về sự kiện nhân dân Đà Nẵng thay mặt cả nước và cùng cả nước đánh bại cuộc tiến công quân sự của liên quân Pháp - Y Pha Nho (Tây Ban Nha) tại phòng tuyến thành Điện Hải và nhiều phòng tuyến quan trọng khác trên bản đồ chiến sự toàn mặt trận Đà Nẵng trong cuộc chiến tranh hai năm 1858 - 1860, bắt đầu từ ngày 1/9/1858 khi liên quân Pháp - Y Pha Nho nã những phát súng đầu tiên vào bán đảo Sơn Trà.

Biển Đông nhìn từ cuộc kháng Pháp 155 năm trước (phần 1) - ảnh 2
Hệ thống đồn trú của liên quân Pháp - Y Pha Nho chiếm đóng trên bán đảo Sơn Trà (Ảnh tư liệu do Bảo tàng Đà Nẵng cung cấp)

Sự đồng thuận của người dân trong cuộc đương đầu với một thế lực phương Tây mạnh hơn mình gấp nhiều lần như thế là điều có thể khẳng định. Có thể nói người dân Đà Nẵng lần đầu tiên trong đời và cũng có thể nói là lần đầu tiên trong lịch sử hình thành nên vùng đất này phải tự tay mình châm lửa đốt nhà để thực hiện "tiêu thổ kháng chiến". Chính lòng quả cảm cộng với đức hy sinh đó đã góp phần làm nên một chiến thắng mà theo tôi thì đó là chiến thắng đầu tiên và duy nhất từ khi khởi sự chiến tranh cho đến khi người Pháp hoàn toàn áp đặt nền cai trị trên toàn bộ lãnh thổ nước ta cũng như toàn cõi Đông Dương. Chưa có cuộc nào thắng lợi, chỉ có trận này mới thắng!

Có thể nói sự đồng thuận của nhân dân, sự hy sinh và lòng quả cảm của những người dân thường "một nắng hai sương", lam lũ làm ăn đã góp phần rất lớn vào chiến thắng đó. Họ chính là những người đào hào, đắp chiến luỹ để kìm chân kẻ thù, không cho kẻ thù thực hiện kế hoạch "đánh nhanh thắng nhanh".

Tuy nhiên cũng phải thấy một điều, người Đà Nẵng "thay mặt cả nước" nhưng phải nói thêm một ý nữa là "cùng cả nước" đánh giặc, chứ không phải chỉ riêng người Đà Nẵng. Trong mấy nghìn nghĩa sĩ hy sinh dưới chân thành Điện Hải có nhiều người Đà Nẵng, nhưng không chỉ người Đà Nẵng mà quân triều đình rất đông, từ nhiều quê hương trên cả tập hợp lại. Họ đến chiến đấu và hy sinh ở đây.

Nhưng nếu chỉ nhân dân có đủ làm nên chiến thắng của cuộc kháng chiến 2 năm 1858 - 1860 nếu thiếu vai trò của người lãnh đạo, thưa ông?

Ông Bùi Văn Tiếng: Có thể nói làm nên chiến thắng của cuộc kháng chiến còn có một điều nữa, đó là vai trò cá nhân. Vai trò cá nhân của tổng tư lệnh là vua Tự Đức hết sức quan trọng. Nói nhân dân Đà Nẵng thay mặt cả nước và cùng cả nước là để khẳng định cuộc chiến tranh vệ quốc này phải được nhìn nhận như là một chiến dịch cấp quốc gia mà tổng tư lệnh tối cao là vua Tự Đức và tổng hành dinh trực tiếp điều hành chiến dịch đóng ngay ở kinh thành Huế.

Biển Đông nhìn từ cuộc kháng Pháp 155 năm trước (phần 1) - ảnh 3
Nhân dân Đà Nẵng chuẩn bị kỷ niệm 155 năm ngày chống thực dân (1/9/1858 - 1/9/2013) - Ảnh: HC

Chính nhà vua chứ không ai khác đã nhanh chóng ra lệnh thay thế các tướng lĩnh không đáp ứng được yêu cầu của chiến trường và đã có một quyết định cực kỳ sáng suốt là điều động danh tướng Nguyễn Tri Phương về làm tư lệnh mặt trận Đà Nẵng thay tướng Tống Phước Minh vừa mới được giao giữ nhiệm vụ này ngay sau khi tướng Lê Đình Lý hy sinh.

Cho nên trong cuộc chiến này không chỉ là nhân dân mà còn có vai trò của triều đình, của nhà vua. Lâu nay mình cứ nghĩ nhà Nguyễn là bán nước, nhà Nguyễn là đầu hàng thực dân. Nhưng kỳ thực phải nhìn ở mặt khác nữa, đặc biệt là giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh, nhà Nguyễn cũng đã có những đóng góp tích cực. Ví dụ hệ thống phòng thủ Đà Nẵng là từ thời Gia Long.

Nhìn xa hơn về các triều vua trước, càng thấy tầm cỡ quốc gia của cuộc chiến tranh hai năm 1858 - 1860. Trong tư duy quân sự của vua Gia Long, thành Điện Hải bên tả ngạn, cùng với thành An Hải bên hữu ngạn sông Hàn và pháo đài Định Hải ở phía đông trạm Nam Chơn, tất cả đều được định vị trong hệ thống phòng thủ chiến lược cấp quốc gia, với nhiệm vụ kiểm soát và phòng thủ cửa biển Đà Nẵng. Hệ thống phòng thủ chiến lược này không ngừng được mở rộng, nâng cấp vào các đời vua Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức.

Đáng chú ý là ngay từ đầu, vào năm 1813, vua Gia Long đã cho xây dựng thành Điện Hải theo kiểu Vauban mà ông học được của chính người Pháp. Có lẽ đây không phải là sự lựa chọn ngẫu nhiên, càng không phải là tinh thần sùng ngoại của người đứng đầu triều đình nhà Nguyễn. Dường như Gia Long và các vị vua kế nghiệp phần nào đó đã ý thức được rằng chỉ có thể dùng cái "thuẫn" phương Tây mới có thể chống đỡ hữu hiệu với cái "mâu" Tây phương, "mâu" càng sắc bén bao nhiêu thì đòi hỏi "thuẫn" phải càng cứng cáp bấy nhiêu.

Biển Đông nhìn từ cuộc kháng Pháp 155 năm trước (phần 1) - ảnh 4
Liên quân Pháp - Y Pha Nho tiến vào cửa Hàn, bắn phá pháo đài phía Tây thành Điện Hải (Ảnh tư liệu do Bảo tàng Đà Nẵng cung cấp)

Nhà Nguyễn cũng đã cử những danh thần có kinh nghiệm đến thị sát để xây dựng kế hoạch trực tiếp trước chiến tranh. Ví dụ như Nguyễn Công Trứ, ví dụ như Nguyễn Tri Phương. Từ đó có thể nói vua Tự Đức và triều đình Huế có vai trò rất quan trọng như là một bộ chỉ huy tối cao và tổng tư lệnh tối cao đối với mặt trận Đà Nẵng.

Và tất nhiên cũng không thể không nói đến một vị tướng, vai trò cá nhân của một vị tướng. Đó là danh tướng Nguyễn Tri Phương. Sẽ có một hội thảo khoa học về "Vai trò của Nguyễn Tri Phương trên mặt trận Đà Nẵng trong cuộc kháng chiến chống Pháp 1858 - 1860" do Hội Khoa học Lịch sử TP Đà Nẵng và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên - Huế phối hợp tổ chức vào cuối tháng 9 tới ở Đà Nẵng. Lúc đó sẽ có điều kiện để làm rõ hơn những đóng góp của Nguyễn Tri Phương trên mặt trận Đà Nẵng trong cuộc chiến tranh Mậu Ngọ 1858 - 1860.

Như vậy có thể nói, cùng với nhân dân, không chỉ nhân dân Đà Nẵng mà còn nhân dân cả nước, và quan quân triều đình thì vai trò của triều đình Huế, của vua Tự Đức, của những danh tướng, nhất là tướng Nguyễn Tri Phương cũng là những nhân tố quan trọng quyết định chiến thắng của quân và dân ta, đánh bại cuộc tiến công quân sự của liên quân Pháp - Y Pha Nho trên mặt trận Đà Nẵng trong cuộc chiến tranh hai năm 1858 - 1860.

(Phần tiếp: Từ "Vọng hải đài" nhìn ra biển Đông)

HẢI CHÂU (thực hiện)

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !