Rất gần đá Châu Viên do Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp vào cuối thập niên 80, đảo Đá Đông như điểm tiền tiêu, hàng phòng thủ vững chắc bảo vệ thị trấn Trường Sa (thủ phủ huyện đảo Trường Sa).
Đảo Đá Đông (Ảnh Hồng Kỳ - Dân trí)
Theo sách Những điều cần biết về hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và khu vực thềm lục địa phía nam (DK1) (Cục Chính trị, Bộ Tư lệnh Hải quân Việt Nam. 2011), Đá Đông là một rạn san hô vòng thuộc cụm Trường Sa của quần đảo Trường Sa. Đây là một trong bốn bộ phận cấu thành cụm đá ngầm mà các nhà hàng hải quốc tế gọi là cụm rạn Luân Đôn, tức London Reefs (ba thực thể còn lại là đá Tây, rạn vòng chứa đảo Trường Sa Đông và đá Châu Viên).
Đá Châu Viên bị Trung Quốc chiếm đóng và xây dựng công trình bất hợp pháp
Đá Đông nằm cách Đá Tây khoảng 19 hải lí (35,2 km) về phía đông và cách đá Châu Viên 10 hải lí (18,5 km) về phía tây. Đá Châu Viên là bãi đá ngầm do Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp từ thập niên 80. Hiện nay, Trung Quốc đã xây dựng công trình kiên cố bất hợp pháp ở vị trí này. Với vị trí đối mặt với, chiến lược chiếm đóng xen kẽ của Trung Quốc, Đá Đông trở thành điểm quan trọng phòng thủ cho đảo Trường Sa Lớn.
PCT Đà Nẵng buông lời: "Báo chí nói cho nó nghiêm túc!" 25 năm tìm kiếm hài cốt quân nhân Hoa Kỳ tại Việt Nam Sự im lặng khó hiểu của Australia ở Biển Đông
Theo tài liệu của Lữ đoàn 146, Đá Đông cách bán đảo Cam Ranh 253 hải lý, đảo Đá Đông nằm ở 80 49’ 21” vĩ độ Bắc, 1120 39’ 34” kinh độ Đông, phía Tây khoảng 24 hải lý có đảo Đá Tây. Phía Tây Bắc khoảng 16 hải lý có đảo Trường Sa Đông. Đảo Đá Đông là một trong 5 đảo chìm 3 điểm của huyện Trường Sa.
Một tài liệu khác của quân đội Mỹ, mà Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển số 3 dẫn, cho biết: Đá Đông là một tảng đá sắc, cao khoảng 0,9m, nằm gần đầu tây đảo Đá Đông. Có nhiều mỏm đá khác hiện rõ ở khu vực đông và nam của rạn đá. Có sóng tràn đánh dấu Đá Đông.
Chấp hành Chỉ thị của Bộ Tư lệnh Hải quân về việc thực hiện nhiệm vụ CQ 88, cuối tháng 2-1988, ta hoàn thành nhiệm vụ chốt giữ được đảo Đá Đông. Trải qua nhiều năm, cán bộ, chiến sỹ đảo Đá Đông luôn đoàn kết, chủ động, linh hoạt trong mọi tình huống; phát huy truyền thống “Chiến đấu anh dũng, đoàn kết chủ động, khắc phục khó khăn, giữ vững chủ quyền” của Trường Sa anh hùng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc; tích cực chủ động trong công tác cứu hộ cứu nạn, giúp đỡ ngư dân. Những điểm đảo xa của Tổ quốc ta hôm qua còn chưa được ghi nhận trên bản đồ thế giới thì nay đã trở thành những cái tên thật gần gũi, thân thương, trở thành niềm tin, niềm mong đợi của đất liền.
Khác với các đảo nổi, ở đảo chìm Đá Đông nguồn nước ngọt dùng cho sinh hoạt được khai thác từ nước mưa và vận chuyển từ đất liền ra. Những năm gần đây do được trang bị hệ thống bể chứa nên đảo đã chủ động bảo đảm được 100% nhu cầu nước sinh hoạt. Để tăng gia trồng rau xanh cán bộ, chiến sỹ đảo Đá Đông phải vận chuyển từ đất liền ra từng bao đất nhỏ.
Cận cảnh Đá Đông
Mặc dù nguồn nước ngọt khan hiếm, song nhờ các biện pháp sử dụng nước ngọt tiết kiệm trong sinh hoạt, cán bộ chiến sỹ đảo Đá Đông đã thực hiện tốt công tác trồng rau xanh đáp ứng nhu cầu sinh hoạt. Dù rất chật hẹp nhưng trên đảo vẫn có hàng chục con gà, ngan, vịt, lợn, chó. Rau xanh thì có muống, dền, sam, cải... sống trong các thùng đất nhỏ được các chiến sĩ chăm chút cẩn thận bởi ngoài cái nắng gió khắc nghiệt và hơi mặn từ nước biển thì chỉ cần một cơn sóng tung bọt đổ xuống cũng đủ làm rũ chết cả vườn rau. Tổng sản lượng tăng gia năm 2012 đạt hàng nghìn kilogam rau xanh và thịt cá các loại.
Trong những năm gần đây được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, đảo Đá Đông được xây dựng 3 nhà khang trang hơn. Nhất là hệ thống năng lượng gió, năng lượng mặt trời trên đảo được đưa vào sử dụng đã góp phần nâng cao đời sống sinh hoạt, học tập công tác, đưa cán bộ, chiến sỹ trên đảo về gần đất liền thân yêu hơn nữa.
Đời sống vật chất tinh thần của cán bộ, chiến sỹ đảo Đá Đông từng bước được cải thiện. Các điểm đảo được trang bị tivi, hệ thống karaoke kỹ thuật số hiện đại. Trạm thu phát tín hiệu vệ tinh của đài truyền hình Việt Nam đã giúp cho cán bộ, chiến sỹ trên đảo cập nhật kịp thời những thông tin trong nước và thế giới. Trên các điểm đảo có tủ sách, báo với gần 1.000 đầu sách và trên 20 đầu báo các loại, 1 tủ sách pháp luật...
Mỗi mét vuông được xây lên tại đảo Đá Đông giúp lãnh thổ Việt Nam thêm vững chãi. Mỗi mét vuông rộng dài hơn đều thấm những giọt mồ hôi, giọt máu của các thế hệ cán bộ chiến sĩ hải quân. Trưởng thành trong tâm thế sẵn sàng chiến đấu, vượt qua khó khăn, mọi cán bộ, lính đảo đều ý thức cao tinh thần trách nhiệm và tận dụng tất cả diện tích có thể, dù chỉ là 1 cm để tăng gia sản xuất.
Lớp lớp cán bộ, chiến sỹ đảo Đá Đông đã lập nên những thành tích xuất sắc được lãnh đạo, chỉ huy các cấp ghi nhận. Nhiều năm qua, đảo được Lữ đoàn, Bộ Chỉ huy Vùng 4 tặng Giấy khen, Bằng khen và Bộ Tư lệnh Hải quân tặng danh hiệu “Đơn vị quyết thắng”…
Lời thề giữ đảo trên quần đảo Trường Sa (ảnh Hồng Chuyên)
Ý thức được vị trí quan trọng của đảo, cán bộ chiến sĩ hải quân Việt Nam không ngừng đề cao cảnh giác, rèn luyện ý chí chiến đấu để sẵn sàng ứng phó với những âm mưu của thế lực nước ngoài. Khẩu hiệu: “Chiến đấu anh dũng, đoàn kết chủ động, khắc phục khó khăn, giữ vững chủ quyền” như lời thề của các thế hệ lính đảo Đá Đông.
Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.
Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.
Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.
Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.
Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.
Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.
Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.
Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.