Biến đổi khí hậu làm gia tăng bệnh truyền nhiễm

Sáng 3/6, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) đã tổ chức hội thảo khoa học “Biến đổi khí hậu và sự tác động đến sức khỏe người dân TP.HCM”.

Hội thảo nhằm chia sẻ kiến thức về những tác động của biến đổi khí hậu với sức khỏe người dân TP.HCM cũng như những giải pháp ứng phó, phòng ngừa nhằm giảm thiểu tác động đến con người. Biến đổi khí hậu không chỉ ảnh hưởng đến môi trường mà nó sẽ dẫn tới ảnh hưởng đến hệ thống y tế khi làm gia tăng các vẫn đề sức khỏe của người dân.

Tại Hội thảo, các tham dự viên đã được nghe các nhà khoa học chia sẻ bài tham luận tập trung vào những vấn đề biến đổi khí hậu và sự tác động đến sức khỏe con người. Qua đó cùng góp ý các giải pháp để xây dựng kế hoạch hành động, ứng phó biến đổi khí hậu của ngành y tế thành phố giai đoạn 2022 – 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

Trong các bài tham luận, các chuyên gia đã phân tích những nguy cơ và đưa ra một số giải pháp trước thách thức của biến đổi khí hậu.

Các chuyên gia đã đưa ra nhận định lượng mưa thay đổi, nhiệt độ gia tăng, khu vực bị ngập lụt và thời gian ngập kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sức khỏe người dân trên địa bàn Thành phố.

TS Vũ Xuân Đán - Phó trưởng khoa Bệnh nghề nghiệp Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM cho hay TP.HCM là 1 trong 10 thành phố hàng đầu thế giới có số dân có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng do ngập lụt vì 40- 50% diện tích trong khoảng 0-1m so với mực nước biển; 1-20% trong khoảng 1-2 m so với mực nước biển. Vì vậy, một số khu vực ở thành phố thường xuyên bị ngập.

{keywords}
Các chuyên gia chia sẻ tại hội thảo.

Bên cạnh đó, nhiệt độ trung bình của toàn TP.HCM đã tăng khoảng 0,7 độ C, gây gia tăng ô nhiễm môi trường không khí.

Trước những tác động của biến đổi khí hậu, ông Đán cho hay đơn vị đang xây dựng kế hoạch hành động, ứng phó biến đổi khí hậu của ngành y tế thành phố giai đoạn 2020 - 2030 và tầm nhìn đến 2050.

Mục tiêu cụ thể là dự báo các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sức khỏe người dân để có giải pháp y tế phù hợp trong điều trị và dự phòng; Nâng cao nhận thức của xã hội về sự biến đổi khí hậu tác động đến sức khỏe người dân để nâng cao khả năng ứng phó; Cảnh báo sớm các vấn đề môi trường liên quan đến biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.

TS. Nguyễn Văn Hồng – Phó Phân Viện trưởng Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu cung cấp các dự đoán tình hình biến đổi khí hậu trong tương lai tại TP.HCM. Dựa trên mô hình RCP 4.5 thì đầu thế kỷ 21 nhiệt độ tăng 0.6-0.7°C kèm theo đó lượng mưa cũng tăng 9.5-21% và nước biển dâng 12 cm.

Biến đổi khí hậu tạo điều kiện cho các vi sinh vật, côn trùng phát triển, làm tăng mắc các bệnh truyền nhiễm. Đặc biệt cần lưu ý, các bệnh truyền từ động vật sang người bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các điều kiện môi trường bị ảnh hưởng. Các bệnh mạn tính không lây như tăng huyết áp, đái tháo đường… cũng bị ảnh hưởng. Bên cảnh đó, biến đổi khí hậu còn tác động đến các nguyên nhân cơ bản chính của tình trạng suy dinh dưỡng: tiếp cận thực phẩm của hộ gia đình, tiếp cận các thực hành chăm sóc và nuôi dưỡng bà mẹ và trẻ em, tiếp cận sức khỏe và sức khỏe môi trường.

{keywords}
Biến đổi khí hậu làm gia tăng bệnh truyền nhiễm trong đó có sốt xuất huyết. Một bệnh nhân bị sốt xuất huyết.

PGS. Đỗ Văn Dũng - Trưởng khoa Y tế công cộng, Trường Đại học Y dược TP.HCM nhấn mạnh nếu thành phố xây dựng kế hoạch đối phó với biến đổi khí hậu thì một đơn vị không thể giải quyết mà phải phối hợp đa ngành. Các biến đổi đổi khí hậu cực đoan cần được chú trọng, nên có tình huống đặc thù, cụ thể hóa hơn để hướng dẫn cho người dân. Bệnh sốt xuất huyết có một phần nguyên nhân là biến đổi khí hậu và hiện tượng đô thị hóa do đó cần tập trung các vấn đề dọn dẹp các vật dụng chứa nước và nên ngủ mùng,...

TS. Nguyễn Văn Hồng cũng chia sẻ những yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa khác nhau sẽ bùng phát dịch bệnh khác nhau. Vì vậy cần tập trung vào các yếu tố mưa, ngập và thời tiết cực đoan đó để đưa ra các giải pháp cho từng giai đoạn để dần hoàn thiện hơn.

Cuối buổi hội thảo, các chuyên gia nhấn mạnh, 97,7% các nghiên cứu khẳng định con người tạo ra hiện tượng nóng lên toàn cầu. Ngành y tế nên thành lập bộ phận theo dõi, thu thập thông tin, cảnh báo, giám sát dựa trên dữ liệu khí tượng thủy văn và chất lượng môi trường để thông báo kịp thời cho người dân. Các chuyên gia nhấn mạnh cần có hành động can thiệp rõ ràng, tìm hiểu và biết được người dân đang thích ứng như thế nào, từ đó có những hướng dẫn giúp người dân ứng phó và thích nghi với biến đổi khí hậu.

K.Chi 

Huế: Cắm biển cảnh báo bờ biển bị sạt lở, cát tràn vào khu sản xuất nông nghiệp

Sau cơn bão số 4 (Noru), bờ biển tỉnh Thừa Thiên Huế đoạn chưa được xây dựng kè tiếp tục bị sạt lở, xâm thực, đe doạ đến rừng phòng hộ, khu nuôi trồng thủy sản của người dân sống gần bờ biển.

Mưa trắng trời, phố cổ Hội An lại chìm trong biển nước, người dân chật vật tránh lũ

Mưa lớn hai ngày qua khiến phố cổ Hội An (tỉnh Quảng Nam) lại chìm trong biển nước. Từ hôm qua, người dân phải đưa đồ đạc lên cao để tránh lũ.

Nhanh chóng tiếp cận hiện trường vụ sạt lở thủy điện ở Quảng Ngãi

Trong sáng 11/10, lực lượng chức năng sẽ tiếp cận hiện trường vụ sạt lở thủy điện Kà Tinh, xã Trà Lâm, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi.

Sau trận lũ quét kinh hoàng ở Nghệ An: Nỗ lực khắc phục, sớm ổn định đời sống dân sinh

Gần 10 ngày sau trận lũ quét kinh hoàng ở huyện miền núi Kỳ Sơn (Nghệ An), hàng trăm người dân vẫn đang phải tá túc ở nhà văn hóa cộng đồng và người thân. Nhiều bản làng vẫn ngổn ngang sau lũ dữ.

Quảng Nam: Mưa lớn, nhiều nơi ngập nặng, 2 người bị nước lũ cuốn trôi

Chiều 10/10, lãnh đạo Công an huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) xác nhận lực lượng chức năng cùng người dân đang tìm kiếm tung tích 2 người bị lũ cuốn khi vượt sông Na.

Đà Nẵng: Mưa lớn, nhiều nơi ngập lụt, học sinh 29 trường nghỉ học

Mưa lớn kéo dài từ chiều ngày hôm qua đến sáng nay (10/10) đã khiến nhiều tuyến đường, vùng trũng thấp trên địa bàn TP Đà Nẵng bị ngập. Học sinh 29 trường của huyện Hoà Vang phải nghỉ học.

Người dân xứ Thanh dầm mình trong biển nước gặt lúa sau mưa bão

Lúa đến mùa thu hoạch nhưng do ảnh hưởng của mưa bão gây lụt lội nên ngập sâu trong nước. Hạt lúa đã mọc mầm, người dân vẫn phải cố thu hoạch để vớt vát chút ít.

Chùm ảnh: Nhà cửa, công sở tan hoang sau trận lũ quét kinh hoàng ở huyện Kỳ Sơn

Trận lũ quét kinh hoàng đã làm cho nhiều nhà dân và trụ sở làm việc của nhiều cơ quan, doanh nghiệp ở huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) bị thiệt hại nặng nề. Hiện công tác khắc phục hậu quả vẫn đang được tiến hành khẩn trương.

Nỗ lực thông tuyến quốc lộ 7A để sớm đến tâm điểm trận lũ quét kinh hoàng

Ảnh hưởng của mưa lớn khiến một số vị trí trên quốc lộ 7A đang bị sạt lở nghiêm trọng. Hiện, lực lượng chức năng, đơn vị quản lý đường bộ đang nỗ lực thông tuyến.

Lũ quét kinh hoàng ở Nghệ An: Bé gái 4 tháng tuổi bị nước lũ cuốn trôi

Trận lũ quét kinh hoàng lúc rạng sáng nay (2/10) tại huyện miền núi Kỳ Sơn (Nghệ An) đã khiến 1 bé gái 4 tháng tuổi bị cuốn trôi, tử vong. Nhiều tài sản của người dân đã trôi theo dòng nước lũ.

Đang cập nhật dữ liệu !