Vụ kiện Philippines và Trung Quốc sẽ được thụ lý? (Bài 3)

Việc Philippines đưa vấn đề Biển Đông ra Tòa án Trọng tài Quốc tế về Luật biển đã tạo ra “bước chuyển” mới, hứa hẹn một hướng tháo gỡ mới cho vấn đề Biển Đông. Vậy vụ kiện này có được thụ lý hay không?

Philippines kiện Trung Quốc đã thu hút sự chú ý của toàn thế giới, người dân Việt Nam cũng dõi theo từng bước đi của vụ kiện này. Để giải đáp câu hỏi: “Liệu vụ kiện có được thụ lý hay không?”, PV báo điện tử Infonet đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Nguyễn Bá Diến, Chủ nhiệm Bộ môn Luật Quốc tế- Tư pháp Quốc tế, Giám đốc Trung tâm Luật Biển và Hàng hải Quốc tế, Khoa Luật- ĐHQG Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng Viện nghiên cứu Biển và Hải đảo về vấn đề này.

Vụ kiện Philippines và Trung Quốc sẽ được thụ lý? (Bài 3) - ảnh 1
PGS.TS Nguyễn Bá Diến đang trả lời phỏng vấn của Infonet

Thưa ông, là người nghiên cứu, giảng dạy Luật quốc tế, ông có theo dõi sát sao vụ kiện Philipines và Trung Quốc không? Ông có bình luận gì về vụ kiện này?

PGS.TS Nguyễn Bá Diến: Theo tôi, việc Philippines kiện Trung Quốc là hoàn toàn phù hợp với các quy định của luật quốc tế, thể hiện thái độ trách nhiệm và xây dựng, đáng được tôn trọng,  đặc biệt  là trong tình hình quốc tế hiện nay, nhất là tranh chấp ở Biển Đông ngày càng có nguy cơ đe dọa hòa bình, an ninh khu vực và quốc tế. Vì sao vậy? Trong thời đại ngày nay mọi tranh chấp , bất đồng trong quan hệ quốc tế phải được giải quyết trên cơ sở luật pháp quốc tế. Hành động khởi kiện Trung Quốc của Philippines  có thể nói là đã dựa trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế cũng như Công ước Luật Biển 1982. Các nguyên tắc cơ bản thể hiện trong Hiến chương Liên hợp quốc. Hiến chương Liên hợp quốc là đạo luật gốc, là bản “hiến pháp” của nhân loại, trong đó có cả Trung Quốc, Philippines!

Trong Hiến chương Liên hợp quốc có một nguyên tắc lớn đó là giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. Điều này đã ghi rõ trong lời nói đầu đồng thời được thể hiện bằng một chương lớn: Chương VI, Chương giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. Ngay điều 33 của chương VI quy định: Trong mỗi vụ tranh chấp nếu kéo dài có thể đe dọa đến duy trì hòa bình an ninh quốc tế, các đương sự phải tìm giải pháp. Trước hết, bằng con đường đàm phán, điều tra, trung gian hòa giải, trọng tài bằng con đường tư pháp. Đây là nội hàm của nguyên tắc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. Và  cũng chính nguyên tắc này định ra  trách nhiệm và nghĩa vụ của các quốc gia là thành viên LHQ cũng như các quốc gia trong cộng đồng quốc tế trong thời đại hiện nay trong việc giải quyết tranh chấp quốc tế. Tranh chấp ở Biển Đông, tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc càng thấy rõ nguy cơ đe dọa hòa bình an ninh quốc tế như tinh thần của điều 33. Philippines có quyền và có trách nhiệm sử dụng một trong các biện pháp này, trong đó có biện pháp đưa ra cơ quan trọng tài hoặc tòa án. Trong khi mọi biện pháp ngoại giao đã không thành, các giải pháp chính trị ngoại giao đã “đi vào ngõ cụt” thì Philippines sử dụng giải pháp này là một nước đi đúng hướng và khôn ngoan. Theo tôi, đây là hành động có trách nhiệm của Philippines dựa trên luật pháp quốc tế. Vì, trong thời đại ngày nay thì  không một quốc gia nào được quyền đứng trên luật, đứng ngoài vòng pháp luật quốc tế để sử dụng "luật của kẻ mạnh" nhằm giải quyết các tranh chấp bất đồng, càng không được phép sử dụng bất cứ hành động đe dọa sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực ngoài quy định của luật pháp quốc tế. Luật pháp quốc tế hiện đại quy định việc sử dụng vũ lực đơn phương là phi pháp, có thể bị coi là tội ác quốc tế và  bị nghiêm cấm, ngoại trừ trường hợp tự vệ chính đáng hoặc được Hội đồng Bảo an liên hợp quốc cho phép.  Bởi vậy, việc lựa chọn giải pháp trọng tài theo quy định của Công ước Luật biển 1982 là phù hợp với Hiến chương LHQ, thể hiện thái độ tuân thủ luật pháp quốc tế.

 Theo ông, Philipines đã dựa vào căn cứ pháp lý  nào để kiện Trung Quốc tại Tòa án Trọng tài Quốc tế?

“Nếu các bên tranh chấp không chấp nhận cùng một thủ tục để giải quyết tranh chấp, thì vụ tranh chấp đó chỉ có thể được đưa ra giải quyết theo thủ tục trọng tài đã được trù định ở Phụ lục VII, trừ khi các bên có thỏa thuận khác.”

Trích mục 5 điều 287, Công ước Luật biển 1982

“Trong trường hợp có sự tranh cãi về vấn đề một tòa án có thẩm quyền hay không, thì vấn đề này do tòa án đó quyết định”

Trích mục 4 điều 288, Công ước Luật biển 1982

Theo tôi, Công ước luật Biển quy định khá rõ ràng nhưng cũng rất phức tạp. Một quốc gia muốn khởi kiện một quốc gia khác, hay nói cụ thể như Philippines muốn khởi kiện Trung Quốc ra Tòa án Công lý Quốc tế, Tòa án quốc tế về luật biển  thì phải được sự đồng ý của bên liên quan. Tuy nhiên, Công ước Luật biển 1982 quy định tại điều 287, Cơ quan giải quyết tranh chấp có thẩm quyền giải quyết biển đảo, ngoài việc Tòa án Công lý quốc tế, còn có cơ quan tài phán khác đó là Trọng tài, Tòa trọng tài hoặc Tòa trọng tài đặc biệt. Cho đến thời điểm hiện nay, Philippines kiện Trung Quốc dựa trên điều khoản luật nào? Dựa trên cơ sở pháp lý quốc tế nào nhất là trong điều kiện Trung Quốc hầu như từ chối giải pháp quốc tế hóa, không công nhận thẩm quyền của các  thiết chế tài phán quốc tế đối với các tranh chấp trên Biển Đông? Theo quan điểm của tôi, căn cứ pháp lý đó chính là Điều 33 Hiến Chương LHQ, và các điều khỏan được quy định trong Công ước Luật Biển (UNCLOS), như: Điều 279 (Nghĩa vụ giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hòa bình), Điều 281( Thủ tục phải tuân theo khi các bên không đạt tới một cách giải quyết), Điều 283 (Nghĩa vụ tiến hành các cuộc trao đổi về quan điểm), Điều  287... của Công ước luật biển 1982.

          Hơn nữa, Phillippines và Trung Quốc đều là thành viên Liên Hợp quốc và của Công ước Luật Biển 1982, (Phillippines phê chuẩn Công ước vào ngày 08/05/1984 còn Trung Quốc vào ngày 07/06/1996). Do đó, cả hai Bên đã chấp nhận trước cơ chế giải quyết các tranh chấp liên quan đến việc giải thích và áp dụng Công ước theo các quy định tại phần XV của Công ước.

          Theo điều 279 UNCLOS: “các quốc gia thành viên giải quyết mọi tranh chấp xảy ra giữa họ về việc giải thích hay áp dụng Công ước bằng các phương pháp hòa bình theo đúng Điều 2, khoản 3 của Hiến chương Liên hợp quốc và, vì mục đích này, cần phải tìm ra giải pháp bằng các phương pháp đã được nêu ở Điều 33, khoản 1 của Hiến chương”. Vì Phillippines và Trung Quốc không thể giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình,  và thỏa thuận của các bên không loại trừ khả năng tiến hành một thủ tục khác nên theo Điều 281 khoản 1, các bên có thể sử dụng các thủ tục được trù định tại Phần XV của Công ước, bao gồm cả thủ tục bắt buộc dẫn đến quyết định ràng buộc theo Mục 2 của phần XV.

          Điều 283 khoản 1 yêu cầu thêm rằng khi một tranh chấp phát sinh, các bên nên tiến hành nhanh chóng việc trao đổi quan điểm về cách giải quyết tranh chấp bằng thương lượng hay bằng các biện pháp hòa bình khác. Phillippines đã tuân thủ một cách đầy đủ và thiện chí với các điều kiện theo Điều 279 và 283 khoản 1 và cũng đã tận dụng tất cả các khả năng về việc giải quyết thông qua thương lượng. Do vậy, theo Điều 286 Phillippines có quyền yêu cầu đưa tranh chấp ra trước Tòa án có thẩm quyền theo Mục 2.

Bên cạnh đó, Điều 287 quy định các quốc gia thành viên, thông qua tuyên bố bằng văn bản, có quyền lựa chọn một hay nhiều biện pháp như: Tòa án công lý của Liên hợp quốc, Tòa án Luật biển quốc tế (ITLOS), Tòa trọng tài và Tòa trọng tài đặc biệt  để giải quyết các tranh chấp liên quan tới việc giải thích hay áp dụng Công ước.

Trung Quốc chưa đưa ra tuyên bố theo Điều 287  mục 1 nên theo quy định tại mục 3 Điều 287,  quốc gia này được xem là đã chấp nhận thủ tục trọng tài theo Phụ lục VII.

          Đồng thời,  do Phillippines và Trung Quốc đều không chấp nhận cùng một thủ tục để giải quyết tranh chấp quy định tại khoản 1 Điều 287 và do hiện không có thỏa thuận nào khác giữa 2 bên, nên theo mục 5 Điều 287, tranh chấp này có thể đệ trình lên Tòa trọng tài theo Phụ lục VII của Công ước. Điều khoản này quy định: “Nếu các bên tranh chấp không chấp nhận cùng một thủ tục để giải quyết tranh chấp, thì vụ tranh chấp đó chỉ có thể được đưa ra giải quyết theo thủ tục trọng tài đã được trù định ở Phụ lục VII, trừ khi các bên có thỏa thuận khác”.

          Tòa Trọng tài thành lập theo phụ lục VII có thẩm quyền giải quyết bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến việc giải thích và áp dụng Công ước, phù hợp với các quy định tại Mục 3 phần XV. Tuy Trung Quốc đã có tuyên bố chính thức ngày 25 tháng 8 năm 2006 bảo lưu theo Điều 298 của UNCLOS nhưng nội dung khởi kiện của Phillippines không thuộc các trường hợp ngoại lệ mà Trung Quốc đã bảo lưu. Bởi Phillippines kiện phía Trung Quốc đã giải thích và áp dụng sai so với những quy định cuả Công ước Luật Biển 1982.

Mặt khác, Philippines dựa vào điều 288, Công ước Luật biển. Căn cứ điều 288, khi viết về thẩm quyền các cơ quan tài phán quốc tế. Mục 4 quy định: “Trong trường hợp có sự tranh cãi về vấn đề một tòa án có thẩm quyền hay không, thì vấn đề này do tòa án đó quyết định”. Cụ thể trường hợp này, Philippines kiện Trung Quốc tại Tòa án Trọng tài Quốc tế, mặc dù Trung Quốc từ chối nhưng cơ quan tài phán này vẫn có quyền tự mình quyết định thẩm quyền thụ lý của mình .

Theo tôi, đây là căn cứ pháp lý quan trọng  mà Philippines dựa vào. Không phải, ngẫu nhiên mà Philippines khởi kiện Trung Quốc trước Trọng tài quốc tế và không phải ngẫu nhiên mà các tổ chức luật gia quốc tế như Mỹ, EU ủng hộ Philippines sử dụng phương thức giải quyết tranh chấp biển này .

Đây là hành động dũng cảm, sáng suốt và trách nhiệm của Philippines.

Đây là một tiền lệ hay và thú vị  trong tranh chấp Biển Đông, làm phong phú thêm vai trò cũng như hiệu lực của các quy phạm pháp lý quốc tế, thức tỉnh và cảnh báo các bên tranh chấp, nhất là đối với những ai đã và đang mưu toan  áp dụng  thứ "luật rừng" đã từng bị loài người lên án, trừng phạt  và vứt vào sọt rác; là tiếng chuông cảnh tỉnh cho những thế lực đang cố tình dẫm đạp lên những nguyên tắc nền tảng của công lý quốc tế.  Đã đến lúc tinh thần thượng tôn pháp luật, hòa bình và công lý, lẽ phải và công bằng càng phải được mọi thành viên của cộng đồng quốc tế triệt để chấp hành, nhất là những quốc gia đã và đang được cộng đồng quốc tế giao cho những trọng trách và vinh dự chính trị to lớn như Trung Quốc!



Hồng Chuyên (thực hiện)

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !