Nuôi biển: Cánh đồng cuối cùng của hành tinh trong thế kỷ 21

Tiềm năng nuôi biển xa bờ là diện tích bề mặt biển nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ), tức ở khoảng cách từ 3 – 200 hải lý tính từ bờ biển, đáp ứng được ngưỡng giới hạn về độ sâu, tốc độ dòng chảy và chi phí hiệu quả thích hợp với các phương pháp nuôi.

Thế kỷ 21 là kỷ nguyên của kinh tế biển. Biển và đại dương chiếm 70% diện tích trái đất, nhưng mới chỉ đóng góp khoảng 1,7% khối lượng thực phẩm của thế giới. Trong đó, sản phẩm nuôi biển mới chỉ chiếm chưa đầy 0,5%.

Nguồn lợi sinh vật của đại dương đang bị khai thác quá mức, mất khả năng tự tái tạo, ảnh hưởng rất xấu đến tính cân bằng của hệ sinh thái biển và đại dương. Vì thế, nhân loại cần canh tác biển và đại dương để phát triển cánh đồng cuối cùng của hành tinh trong thế kỷ 21.

Trong khi đó, dân số thế giới ngày càng tăng nhanh, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm hải sản đang tăng cao và rất đa dạng, khiến cho mâu thuẫn cung – cầu về hải sản trên thị trường thế giới ngày càng trở nên gay gắt. Theo Tổ chức Nông lương thế giới (FAO), đến năm 2030, thế giới cần thêm 19 triệu tấn hải sản so với năm 2015 mới đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng. Dự báo đến năm 2050 thị trường thế giới cần sản lượng đạm động vật gấp 1,7 lần hiện nay, trong đó nguồn cung cấp chính là nuôi hải sản từ đại dương.

Theo PGS-TS. Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam (VSA), nuôi biển xa bờ là xu hướng phát triển chung trên thế giới và có khả năng tạo ra đột phá kinh tế. So với nuôi động vật trên cạn, nuôi biển được đánh giá cao hơn về hiệu quả kinh tế - môi trường, do có năng suất cao hơn, hệ số chuyển đổi thức ăn thấp hơn, lại ít gây tác hại tới môi trường.

Ngoài cá, có thể phát triển nuôi với sản lượng rất lớn những loại thủy sản ăn lọc, tận dụng thức ăn tự nhiên, như các động vật thân mềm (hàu, vẹm, nghêu, sò, ốc, trai,…).

Nuôi cá thương phẩm tại Phú Quốc, Kiên Giang.

Riêng trồng rong biển có thể đạt 400 kg protein/ha/năm (so với trồng cây trên đất chỉ thu 16kg/ha/năm) mà không hề tốn phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và nước tưới, lại có tác dụng rất lớn làm giảm CO2 và hấp thu các tác nhân gây ô nhiễm khác trong khí quyển và đại dương.

Theo FAO, trong giai đoạn 2004-2008, mới có 93/165 quốc gia và vùng lãnh thổ có biển tiến hành hoạt động nuôi biển, sản lượng trung bình hàng năm là 30 triệu tấn.

“Tuy nhiên, gần như toàn bộ hoạt động nuôi biển hiện đang diễn ra ở những khu vực tương đối hẹp, kín sóng gió ở gần bờ, nơi diễn ra nhiều hoạt động kinh tế, công nghiệp, thương mại, quốc phòng, an ninh. Những hoạt động này mang tính mâu thuẫn, xung đột với nuôi biển, làm giảm đi đáng kể diện tích ven bờ cho nuôi biển.” PGS-TS Nguyễn Hữu Dũng nói.

PGS-TS. Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam (VSA).

Tiềm năng nuôi biển xa bờ là diện tích bề mặt biển nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ), tức ở khoảng cách từ 3 – 200 hải lý tính từ bờ biển, đáp ứng được ngưỡng giới hạn về độ sâu, tốc độ dòng chảy và chi phí hiệu quả thích hợp với các phương pháp nuôi. Với các công nghệ nuôi biển hiện nay, khu vực đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí nói trên thường chỉ chiếm 0,1% tổng diện tích EEZ.

Kết quả đánh giá tiềm năng nuôi biển toàn cầu và nhiều quốc gia cho thấy tiềm năng nuôi biển xa bờ là rất lớn, ngay cả với trình độ công nghệ hiện tại. Đặc biệt, với đa dạng sinh học, tiềm năng nuôi biển xa bờ đối với các loài hải sản vùng nước cận nhiệt đới lớn hơn hẳn vùng nước ôn đới.

FAO cho rằng ngay cả với diện tích rất nhỏ ấy cũng có thể đóng góp bền vững vào việc tăng sản lượng thực phẩm cho nhân loại. Năng suất nuôi cá biển (dí dụ: cá chim, cá vược, cá hồng Mỹ, cá giò) ở vùng nhiệt đới hiện tại là khoảng 9.900-12.000 tấn/km2.

“Như vậy, chỉ với 1.000 km2 biển (tương đương 0,1% diện tích vùng EEZ của Việt Nam) cũng đã có thể cho sản lượng 10-12 triệu tấn cá biển nuôi mỗi năm”. PGS-TS Nguyễn Hữu Dũng nói.

Trong tương lai, những tiến bộ công nghệ sẽ mở rộng đáng kể tiềm năng nuôi biển xa bờ. Chẳng hạn, việc tăng độ sâu của hệ thống neo đối với lồng và dây treo, từ giới hạn 100m lên 150m sẽ giúp mở rộng diện tích phù hợp để phát triển nuôi biển lên 31%, hay gần 4,2 triệu km2. Các trại nuôi thả trôi ngoài khơi hoặc được trang bị động cơ đẩy cũng có thể mở ra một khu vực nuôi biển rộng lớn trong vùng EEZ, đến 158 triệu km2  trên toàn cầu.

Nguyễn Tuân

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !