Khám phá Hòn Khoai - Đảo cực đẹp phía Nam của Tổ quốc

Hòn Khoai nằm phía đông nam Mũi Cà Mau, cách đất liền (nơi gần nhất) 14,6 km, thuộc xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Hòn Khoai còn mang nhiều tên khác nhau như: Đảo Giáng Tiên, Hòn Độc Lập.

Đảo Hòn Khoai có diện tích 4km2. Đỉnh hòn cao 318 m so với mặt nước biển.

Theo thông tin cung cấp trên Cổng thông tin điện tử của UBND tỉnh Cà Mau, ngày 13/12/1940, Phan Ngọc Hiển lãnh đạo khởi nghĩa Hòn Khoai giành thắng lợi. Ngày 13/12/1940, ngày Khởi nghĩa Hòn Khoai được chọn làm Ngày truyền thống cách mạng của Đảng bộ và quân dân Cà Mau. Hòn Khoai được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia ngày 27/4/1990.

Cầu cảng Hòn Khoai. Ảnh: Ngọc Thu/Cổng thông tin điện tử tỉnh Cà Mau

Trên đảo có hai con suối lớn, nước ngọt chảy quanh năm, là nguồn cung cấp nước cho đảo, cho tàu đánh cá quanh khu vực. Khi xâm lược nước ta, thực dân Pháp xây ngọn hải đăng trên đỉnh hòn cao 12,05m, có công suất quét sáng bán kính 35 km, nằm trong hệ thống đèn biển Cần Giờ - Côn Đảo - Hòn Khoai - Phú Quốc để chiếu sáng cho tàu biển đi lại trên biển Đông.

Đảo có nhiều tên gọi, như đảo Giáng Tiên, Hòn Độc Lập. Nhưng người dân địa phương vẫn hay gọi là Hòn Khoai vì hình dạng của nó trông giống như một củ khoai khổng lồ.

Xung quanh Hòn Khoai còn có các hòn nhỏ khác như Hòn Lớn, Hòn Nhỏ, Hòn Tượng, Hòn Sao, Hòn Đồi Mồi. Hòn Khoai có 2 bãi cát, gồm Bãi Lớn ở phía Đông – Nam và Bãi Nhỏ ở phía Bắc. Đường đi lại trên đảo có một con đường chính từ Bãi Lớn đến đỉnh hòn, dài khoảng 3 km đã được trải nhựa từ thời kỳ thực dân Pháp chiếm đóng. Đường đi quanh đảo có nhiều vực dốc, với những viên đá nằm ngổn ngang, chồng chất lên nhau chạy dài khắp bãi.

Đảo Hòn Khoai nổi tiếng với khu rừng nguyên sinh, thuộc hệ sinh thái rừng nhiệt đới hải đảo. Trong đó, hệ thực vật rất phong phú, với hơn 1.400 loài và có nhiều loại cây có giá trị kinh tế rất cao.

Dưới tán rừng là nơi sinh sống, trú ngụ của nhiều loài động vật hoang dã như heo rừng, kỳ đà, trăn, rắn… Tại những khu rừng già, du khách còn có thể bắt gặp những chú sóc đen chuyền trên cành cây hay những đàn khỉ đang nô đùa cùng du khách. Trên đảo có rất nhiều hoa vong đỏ, bằng lăng tím. Đặc biệt, khi mùa xuân về, hoa mai nở vàng trên các cánh rừng trên đảo.

Hòn Khoai có bờ biển sạch, kín gió, là nơi neo đậu, trú bão cho nhiều phương tiện khai thác thủy sản trên biển và là nơi sinh sản, trú ẩn của nhiều loài sinh vật biển. Từ những loài sinh vật phù du nhỏ bé cho đến những loài tôm, cá có giá trị kinh tế cao như mực, tôm hùm, tôm tít, cá mú, cá bốp…

Bãi biển Hòn Khoai với những bãi cát rộng. Khi nước triều xuống, biển lặng, sóng yên du khách có thể đi bộ trên Bãi Lớn, Bãi Nhỏ tận hưởng không khí trong lành của rừng, của biển.

Du khách còn có thể ghé thăm ngọn hải đăng do thực dân Pháp xây dựng vào năm 1920. Ngọn hải đăng có hình khối vuông, mỗi cạnh dài 4 mét, cao 12,5 mét, được xây bằng đá hộc và ximăng, công suất quét sáng bán kính 35 km. Dù đã tồn tại gần 100 năm nhưng kiến trúc của nó vẫn còn khá nguyên vẹn.

Dù đã tồn tại gần 100 năm nhưng kiến trúc của ngọn hải đăng vẫn còn khá nguyên vẹn.

Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, tỉnh Cà Mau coi trọng việc khai thác những tiềm năng và lợi thế mà thiên nhiên đã ban tặng. Ngoài việc khai thác du lịch sinh thái biển đảo, Cà Mau còn kêu gọi đầu tư vào Dự án Cảng Hòn Khoai với tổng mức đầu tư khoảng 3,5 tỷ USD. Tỉnh Cà Mau đã công bố thông tin dự án để mời gọi đầu tư từ tháng 7/2016 đến nay.

Mục tiêu của dự án nhằm phát triển cảng biển cho tàu trọng tải lớn (cảng tổng hợp địa phương loại II, tải trọng tàu từ 5.000 tấn đến 250.000 tấn), tại khu vực cụm đảo Hòn Khoai, tỉnh Cà Mau phù hợp với nhu cầu, năng lực tài chính của nhà đầu tư .

Theo các chuyên gia, Cảng Hòn Khoai khi được đầu tư sẽ trở thành cảng tổng hợp nước sâu lớn nhất trong hệ thống cảng biển Việt Nam, có thể đáp ứng được tàu có tải trọng lên tới 250.000 tấn. Đồng thời, tạo thành thế kiềng ba chân vững chắc cho động lực phát triển kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm: Kiên Giang – Phú Quốc, Trà Vinh - Định An và Khu kinh tế Năm Căn – Hòn Khoai.

Hiền Anh

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !