Hà Tĩnh:Thông luồng lạch, cá về đầy khoang

Thời gian dài, luồng vào cảng Cửa Sót (Lộc Hà, Hà Tĩnh) cạn đến mức tàu thuyền luôn bị mắc cạn không thể cập bến. Dự án nạo vét luồng lạch cảng đang dần hoàn thiện, phục vụ cho thuyền vào bờ.

Niềm vui của ngư dân khi tàu cập bến, bội thu cá thu

Khó khăn do bồi lắng

Hiện tượng khi thủy triều rút, luồng lạch Cửa Sót gần như cạn trơ đáy, tàu thuyền ra vào rất khó khăn là một thực trạng nan giải tại đây. Vì vậy, nhiều năm liền, luồng chính cảng luôn bị bồi lấp gần như hoàn toàn. Tàu thuyền cập bến chị lách qua luồng phụ. Những chiếc tàu với công suất 40CV-90CV dường như không vào được cảng, chỉ có cách dùng sào chống, thậm chí là phải đẩy mới có thể trườn qua luồng để cập bến.

Đây là những lí do, làm giảm công suất cũng như tiền bạc cho việc đánh bắt thủy sản. Để khơi thông bến cảng, ý tưởng vét lạch cho thuyền vào bờ đã cơ quan chức năng và người dân đưa ra. Sau khi xin chủ trương của cấp trên, tháng 7/2014, BQL Cảng cá Hà Tĩnh đồng ý cho Hợp tác xã (HTX) Hải Hà (đóng ở xã Thạch Kim) nạo hút cát ở khu neo đậu cảng theo hình thức xã hội hóa. Kết quả, khu neo đậu tàu thuyền đã được hút cơ bản, tàu thuyền dễ neo đậu.

Cũng nhờ vậy, ngư dân hồ hởi, tàu thuyền ra khơi đánh bắt thủy sản nhiều hơn, giảm thiểu được kinh phí vận chuyển từ chỗ neo xa để vào cập bến. Lâu nay, thuyền cá 85CV của ngư dân Nguyễn Văn Hòa (thôn Long Hải, Thạch Kim) không thể cấp bến, phải đứng xa cảng hơn 1,5km, rồi thuê người cho thuyền nhỏ vận chuyển cá vào bờ. Rất tốn kém và gây nhiều cản trở. Nay, ông Hòa hồ hơi, khi những chuyến cá đầy ắp khoang thuyền cứ chạy thẳng vào tận bờ neo đậu.

Thông thoáng luồng lạch, tàu thuyền cập bến dễ dàng

Tuy nhiên, do HTX Hải Hà chỉ được phép hút cát ở vùng neo đậu tàu thuyền có chiều rộng 250m, dài hơn 400m mà không được hút ở luồng lạch tàu thuyền ra, vào nên vẫn chưa giải quyết triệt để vấn đề.

Từ đó, dự án nạo vét luồng lạch Cửa Sót cũng được UBND tỉnh đã phê duyệt bằng nguồn vốn WB5, có tổng mức đầu tư là 70 tỷ đồng, do Sở NN&PTNT làm chủ đầu tư, BQL dự án ODA ngành NN&PTNT thay mặt chủ đầu tư quản lý dự án, dự kiến đến hết 2017 hoàn thành.

Nhờ đó, BQL các cảng cá Hà Tĩnh đã quản lý tốt và khai thác có hiệu quả các cảng cá được giao, sử dụng có hiệu quả các cơ sở hạ tầng. Kêu gọi và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân mở rộng quy mô dịch vụ hoạt động tại cảng cá Cửa Sót  nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ tàu thuyền bà con ngư dân trong và ngoài tỉnh cập cảng. Việc vận hành cảng cá ngày một chuyên nghiệp, tàu thuyền vào cập cảng được phân luồng cụ thể bố trí bốc cá, xuống đá, lấy dầu thuận tiện, đồng thời các mặt hàng nhu yếu phẩm được bố trí chổ neo đậu riêng giúp ngư dân thuận lợi trong việc sử dụng các dịch vụ hậu cần nghề cá.

Thông luồng lạch, cá về đầy khoang

Tính đến 15/11/2017, số lượng tàu thuyền cập các cảng, các khu neo đậu trong điều kiện thời tiết bình thường và hàng hóa thông qua các cảng cá, khu neo đậu tốt lên như: Tổng số tàu thuyền cập cảng 19.023 lượt tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó: Cảng cá, Khu neo đậu Cửa Sót: 16.683 lượt chiếm 87,7%; Cảng cá Xuân Hội 2.340 lượt chiếm 12,3%.

Nhờ nạo vét kịp thời luồng lạch, năm 2017 số lượng tàu thuyền vào khu neo đậu tránh trú bão số 3 liên tiếp (số 2, 4, 10) và 6 đợt áp thấp nhiệt đới gió mùa với tổng số tàu thuyền 3.860 lượt (tăng 100% so với cùng kỳ năm trước), trong đó khu neo đậu tránh trú bão Cửa Sót lượng tàu thuyền vào trú 3500 lượt chiếm 91% .

Giao thương nơi cảng biển nhộn nhịp hơn

Đặc biệt thời gian qua, tại cảng Cửa Sót đã có một số lượng tàu lặn từ tháng 3 đến tháng 7 của các tỉnh lân cận về cảng cùng với một lượng người lên đến hàng 100 người thường xuyên cư trú để làm ăn.

Giám đốc Cảng cá Hà Tĩnh ông Bùi Tuấn Sơn cho biết, “Từ đầu tháng 1/2017 đến nay, tàu bè ra khơi là có kha khá hải sản mang về. Trung bình mỗi ngày có từ 90-100 tấn hải sản cập bến Cửa Sót, trong đó, chủ yếu là cá. Lượng tàu bè, hải sản cập cảng từ đầu năm dương lịch đến nay thậm chí nhỉnh hơn so cùng kỳ năm ngoái. Điều đáng mừng là ngư trường đã hồi phục, thị trường tiêu thụ ấm dần, dịch vụ hậu cần cảng Cửa Sót tốt nên tàu bè về cảng ngày càng đông”.

Hải sản đưa lên bờ được thương lái săn, mua hết

Cũng theo ông Sơn, niềm vui đến với cảng Cửa Sót là sau các trận lũ cuối năm 2017, luồng cũ của cảng vốn bị bồi lấp nhiều năm, nay được tự nhiên khơi thông trở lại nên tàu bè ra vào thuận lợi, rút ngắn khoảng cách trên 2 km. BQL cảng đã thuê đơn vị chuyên ngành khảo sát, biên vẽ định vị luồng mới và tiến hành in tờ rơi phát cho các chủ tàu nên tàu lớn vào cảng khá đông.

Hàng trăm thuyền bè cập bến, đưa về Cửa Sót trung bình 100 tấn hải sản mỗi ngày trong thời gian gần đây là điều rất phấn khởi. Phấn khởi hơn, khi Cửa Sót bỗng có một luồng tự nhiên, có thể đón tàu trên 800 CV cập bến. Đây thực sự là những tín hiệu tốt cho hoạt động khai thác hải sản của tỉnh nhà.

M.Hoa - H.Vũ

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !