Bí mật về ngôi làng vùng núi nhiều cư dân sống thọ 100 tuổi

Lerik, ngôi làng vùng núi ở Azerbaijan, khác biệt với phần còn lại của thế giới là nơi có nhiều cư dân sống thọ hơn 100 tuổi.

Quốc gia nam Caucasus nổi tiếng là nơi có một số khu vực nhiều người dân sống thọ trên 100 tuổi như Lankaran, Nagorno-Karabakh hay Lerik.

Trong đó, khu vực vùng núi cao Lerik với dãy Talysh hùng vĩ, phải đi hết vòng này đến vòng khác trên con đường ngoằn ngoèo, là nơi tập trung nhiều cư dân trường thọ hơn cả.

Lerik cũng là nơi có Bảo tàng Trường thọ duy nhất trên thế giới. Mọi người ở dây dường như đã khám phá ra bí mật để sở hữu cuộc sống lâu dài, khỏe mạnh.

Bảo tàng trường thọ

Bảo tàng độc đáo có một không hai trên thế giới lưu giữ hơn 2.000 hiện vật ghi lại cuộc sống, ký ức của những người sống thọ nhất trong vùng Lerik. Xây dựng năm 1991, bảo tàng có trưng bày nhiều đồ gia dụng cá nhân mà những người sống thọ nhất Lerik từng sử dụng như chiếc bàn là 3 thế hệ, khăn trùm đầu, áo sơ mi, bình bạc, bát bạc, thảm nhuộm thủ công vẫn sáng màu, những bức thư viết bằng tiếng Azerbaijan và tiếng Nga nhiều năm tuổi đến nỗi mực bắt đầu phai màu ...

Vật dụng trưng bày trong bảo tàng của cụ ông sống 152 tuổi

Trong đó, hình ảnh ấn tượng nhất là chân dung những ông cụ, bà cụ sống trăm tuổi phủ kín các bức tường. Những bức ảnh này được chụp từ những năm 30 của thế kỷ trước, do nhiếp ảnh gia Pháp Frederic Lachop gửi tặng.

Năm 1991, Lerik có dân số 63.000 người, trong đó hơn 200 người trên 100 tuổi. Sau đó, số người thượng thọ giảm dần, hiện nay, dân số của Lerik là 83.800 người, trong đó 11 người thọ trên 100 tuổi.

Cư dân giữ kỷ lục thọ nhất ở Lerik là cụ ông Shirali Muslumov, qua đời ở tuổi 168. Trong số những kỷ vật gia đình ông lưu giữ có bưu thiếp của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi cho Shirali Muslumov.

Dinh dưỡng tốt, thảo dược tự nhiên

Halima Qanbarova, 95 tuổi, sinh ra trong gia đình nhiều người sống thọ. Ông của bà sống đến 150 tuổi, cha sống đến 168 tuổi và cô của bà là 130 tuổi. 

Một ngày của bà Halima Qanbarova bắt đầu lúc bình minh, thức dậy ngay khi mở mắt. Sau đó, bà dành cả ngày để làm những công việc trong vườn, xung quanh nhà. Bữa ăn của bà gồm những thực phẩm từ trong trang trại của gia đình.

Căn phòng của bà được sắp xếp đơn giản nhất có thể, một tấm thảm dày mềm mại và những chiếc gối trên sàn. Cư dân ở Lerik thường ngủ trên sàn nhà, chỉ cần một tấm chăn mỏng và gối vì họ cho rằng đây chính là cách nghỉ ngơi thoải mái nhất dành cho bản thân và tốt cho phần lưng.

Cư dân Lerik dùng nhiều thảo mộc tự nhiên

Dinh dưỡng tốt đóng góp một phần trong bí quyết sống thọ của người dân Lerik. Người lại với suy nghĩ của nhiều người là muốn sống lâu thì phải hạn chế ăn thịt, những người sống thọ ở Lerik vẫn ăn thịt. Ngày trước, do khó khăn về kinh tế, họ không ăn thịt nhiều, thay vào đó là các sản phẩm từ sữa như pho mát, bơ, sữa tươi và sữa chua. Sau này, nhiều người vẫn giữ thói quen ăn uống đó.

Theo hướng dẫn viên ở bảo tạng trường thọ, bí quyết sống lâu là dinh dưỡng tốt, khoáng chất trong nước suối và thảo dược thêm vào trà để phòng bệnh. Vì vậy, người dân nơi đây không phải uống thuốc tây, chỉ sử dụng các phương thuốc tự nhiên. Halima Qanbarova khẳng định bà chưa bao giờ dùng bất kỳ loại thuốc nào.

Gia đình sống chung nhiều thế hệ

Nhìn bên ngoài, Lerik trông khá tĩnh lặng nhưng công việc của những cư dân  không hề nhẹ nhàng. Họ làm việc trong vườn, trên cánh đồng, xung quanh nhà từ bình minh tới hoàng hôn. Họ khâu vá, đan lát và chăm sóc đại gia đình 3 hay 4 thế hệ cùng chung sống.

Đó là phong cách sống của ông Mammadkhan Abbasov 103 tuổi cũng như nhiều người cao tuổi khác trong làng. Ông làm việc trên cánh đồng cả ngày trong gần một thế kỷ, và chỉ dừng làm việc từ 7 năm trước khi thị lực giảm dần và mù hẳn.

Ông Mammadkhan Abbasov cho rằng mình sống lâu là nhờ ăn thực phẩm từ tự nhiên, hoạt động thể chất thường xuyên, không đến mức kiệt sức nhưng vừa đủ để thách thức cơ thể. Ngoài thực phẩm bổ dưỡng từ nông sản địa phương, ông thường uống nước suối lạnh giàu khoáng chất.

Nghiên cứu của Đại học Navarra, Tây Ban Nha năm 2017 cho thấy sống ở vùng núi cao làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và đái tháo đường. Nghiên cứu của Đại học Colorado Denver, Mỹ năm 2011 cho thấy những người sống ở vùng núi cao thường sống thọ hơn.

Ở Lerik, bí quyết đơn giản giúp họ sống thọ hơn là duy trì hoạt động thể chất mỗi ngày, dinh dưỡng tốt, uống nhiều nước, tinh thần sống lạc quan, vui vẻ.

Hoàng Dung (lược dịch)

Ngôi nhà sàn được làm từ 500 khối gỗ lim, mất hơn 2 năm mới hoàn tất

Nhà sàn gỗ lim lớn nhất Việt Nam từ lâu đã trở thành một điểm đến hấp dẫn khi du khách đến với TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Ngôi làng ở Hưng Yên, người dân phất lên nhờ đi khắp cả nước mua thứ đồ 'bỏ đi'

Hơn 30 năm qua, kinh tế của người dân ở làng Khoai (huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên) phát triển mạnh mẽ, nhiều người thành tỷ phú nhờ đi khắp cả nước mua thứ người khác bỏ đi như nhựa, nilon.

Có con trâu hiếm, lão nông miền Tây thu hút hơn 200 người đến xem mỗi ngày

"Lúc đến mua, chỉ cần nhìn qua là tôi ưng ngay, bộ lông mượt, ánh mắt linh hoạt và khoang khoáy (xoáy trên mình trâu) rất đẹp", ông Càng kể về con trâu hiếm của mình.

Cụ ông 80 tuổi qua đời, con cháu phát hiện 'kho tiền' được chôn dưới lòng đất

Sau khi qua đời, gia đình ông tình cờ phát hiện ra số tiền lớn nhưng khi đào lên thì tiền bị mốc, hỏng hơn một nửa.

Ngôi làng tỷ phú ở Vĩnh Phúc, người dân 'hái ra tiền' xây lâu đài nhờ một nghề

Tại xã Vân Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc có một ngôi làng nhỏ nhưng biệt thự mọc lên như nấm. Người dân quanh đây gọi nơi này là làng tỷ phú.

Chuyện khó tin trong căn biệt thự bỏ hoang ở Vĩnh Phúc

Được xây dựng cách đây gần 20 năm, căn biệt thự trên thị trấn Tam Đảo, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc vẫn đang bị bỏ hoang.

Kỳ lạ phiến đá 'nở hoa' ở Quảng Nam, người dân hiếu kỳ lo hiện tượng thời tiết

Thời gian gần đây, người dân xứ Tiên Phước (tỉnh Quảng Nam) xôn xao chuyện một tảng đá "nở hoa" trên dòng sông Trạm.

Giấc mơ cứu cả làng và những huyền tích ly kỳ ở công trình 200 năm tuổi Cần Thơ

Ông Bảy kể, thời khai hoang mở đất, nhiều người bị bệnh nhưng chữa không khỏi. Một hôm, ông từ nằm mơ thấy cụ già bảo dân làng lấy vỏ cây nấu nước uống.

Huyền tích người phụ nữ đập đầu kêu oan cho chồng và phiến đá kỳ lạ ở Thanh Hoá

Quyết tâm tìm bằng được xác chồng để kêu oan, nàng Bình Khương hết lần này đến lần khác lao vào tường đá đến nỗi khắp người bầm tím, tứa máu.

Tico Travel - Điểm sáng trong ngành du lịch Việt

Với mục tiêu trở thành công ty du lịch dịch vụ nghỉ dưỡng cao cấp hàng đầu Việt Nam, đem tới những hành trình nghỉ dưỡng trọn vẹn, Tico Travel đã và đang góp phần mang tới những giá trị tốt đẹp cho mỗi khách hàng.

Đang cập nhật dữ liệu !