Mỹ:

Bi kịch nam sinh tự tử sau hình phạt của giáo viên trước lớp

Yêu cầu học sinh đứng trước lớp đọc to một lá thư do cậu viết, giáo viên muốn nam sinh này nhận được sự ủng hộ từ bạn bè. Tuy nhiên, hình phạt lại có tác dụng ngược hoàn toàn.
LỜI TÒA SOẠN 

Kỷ luật học sinh luôn là vấn đề gây nhiều tranh luận. Tại diễn đàn "Kỷ luật học đường như thế nào để phù hợp?", VietNamNet giới thiệu câu chuyện xảy ra tại Mỹ nhiều năm về trước, được xem là một bi kịch gây chấn động. Câu chuyện nêu bật tác động của nạn bắt nạt học đường, đáng buồn hơn giáo viên lại xử lý vấn đề bằng một hình phạt chưa phù hợp, dẫn đến hậu quả đau lòng.

Ryan Halligan (1989-2003) được đánh giá là cậu bé nhạy cảm và thông minh, sống tại TP Essex Junction (bang Vermont, Mỹ). Tuy nhiên, cậu luôn gặp khó khăn trong việc hòa nhập với các bạn cùng lớp.

 

Cậu bé Ryan Halligan ra đi mãi mãi ở tuổi 13.


Ryan được chẩn đoán mắc hội chứng tự kỷ chức năng cao Asperger, khiến cậu gặp khó khăn trong hiểu các tín hiệu phi ngôn ngữ như nét mặt, cử chỉ và không tương tác với người khác.

Những khó khăn trong giao tiếp xã hội khiến Ryan trở thành mục tiêu bắt nạt ở trường. Các bạn cùng lớp chế nhạo và cô lập cậu khỏi các hoạt động tập thể. Ryan rơi vào trầm cảm và lo lắng, bắt đầu xa lánh bạn bè và gia đình.

Tình hình càng trở nên tồi tệ hơn khi Ryan trở thành nạn nhân của bắt nạt trên mạng. Các bạn cùng lớp tạo tài khoản giả, gửi cho Ryan những tin nhắn gây tổn thương và lan truyền tin đồn thất thiệt về cậu. 

Một ngày, Ryan hỏi cha John P. Halligan, liệu ông đã bao giờ nghĩ đến chuyện tự tử chưa? "Có", là câu trả lời của người chưa nhưng John lập tức khuyên can con trai: "Ryan à, con hãy thử tưởng tượng nếu cha làm vậy, chúng ta chẳng thể nào là một gia đình".

Thế nhưng khi John bận đi công tác xa nhà, Ryan đã tự treo cổ ở tuổi 13.

Hình phạt sai lầm của giáo viên

Sau sự ra đi của Ryan, cảnh sát tiến hành điều tra vụ việc. Cảnh sát phát hiện một giáo viên đã trừng phạt Ryan theo cách khiến cậu càng cảm thấy bị cô lập và tuyệt vọng.

Theo đó, trong giờ học, giáo viên thấy Ryan không tập trung vào bài giảng mà hí hoáy viết một thứ gì đó. Sau khi phát hiện cậu viết thư về cuộc đấu tranh với nạn bắt nạt, giáo viên này đã phạt Ryan bằng cách bắt cậu đứng lên và đọc to lá thư ấy.

Giáo viên có ý định khiến cả lớp cảm thông và Ryan cảm thấy được ủng hộ, nhưng hình phạt lại có tác dụng ngược.

 Ryan và cha.


Theo ông John, hình phạt này khiến con trai cảm thấy vô cùng xấu hổ. Ryan trở nên cô lập và thu mình khỏi bạn bè và gia đình. Vụ việc đã tác động sâu sắc đến sức khỏe tinh thần và cảm xúc của Ryan, khiến cậu đi đến quyết định tự kết liễu đời mình.

Câu chuyện buồn của Ryan Halligan là một lời nhắc nhở về tác động tàn khốc của việc bắt nạt trực tiếp và trực tuyến đối với những người trẻ tuổi. Nó nhấn mạnh tầm quan trọng việc tạo ra văn hóa tôn trọng và hòa nhập trong trường học, trách nhiệm của nhà trường ngăn chặn tình trạng này xảy ra.

Trường hợp của Ryan nhấn mạnh tầm quan trọng việc xem xét các tác động lâu dài tiềm ẩn của hình phạt đối với sức khỏe tinh thần và cảm xúc của học sinh. Mặc dù hình phạt có thể cần thiết trong một số trường hợp, nhưng chúng phải luôn được thực hiện theo cách công bằng, phù hợp và hỗ trợ sức khỏe tổng thể của học sinh. 

Ý định của giáo viên tốt nhưng cách thức thực hiện không phù hợp có thể khiến các em xấu hổ, ức chế và tiến tới những suy nghĩ, hành động đáng tiếc.

Ông John vẫn thường đến các trường học, kể lại câu chuyện đau lòng của con trai với mong muốn nâng cao nhận thức của cả giáo viên và học sinh về tác động khôn lường những ngôn từ sát thương - dù là trực tiếp hay qua mạng ảo. Lời nói gió bay, nhưng hậu quả bi thảm sẽ còn mãi.

Tử Huy

Dòng họ nức tiếng có 3 cha con cùng đỗ tiến sĩ, nhiều năm làm quan lớn

Dòng họ Phan Huy ở Hà Tĩnh vang danh cả nước về truyền thống hiếu học, khoa bảng, có nhiều hiền tài được sử sách lưu danh. Trong đó, có 3 cha con Phan Huy Cẩn cùng đỗ tiến sĩ, đóng góp nhiều công trạng cho đất nước.

Ý kiến trái chiều về đề xuất người dưới 18 tuổi đi xe máy điện phải có bằng lái

Đại diện Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia đề nghị bổ sung quy định người từ 16 đến dưới 18 tuổi đi xe máy điện, xe máy dưới 50 phân khối (50cc) phải có bằng lái nhưng nhiều ý kiến không đồng tình.

Ngôi làng nhỏ có đến hàng trăm giáo sư, tiến sĩ

Làng Nguyệt Viên (xã Hoằng Quang, TP Thanh Hóa) được biết đến là “làng khoa bảng”, nơi đây vẫn còn tấm bia ghi danh 11 vị tiến sĩ. Tiếp bước truyền thống hiếu học, đến nay, làng Nguyệt Viên đã có hàng trăm giáo sư, tiến sĩ.

Lưu Hương Giang đẹp tựa nàng thơ, Ninh Dương Lan Ngọc thơ thẩn vẫn xinh

Lưu Hương Giang được khen thăng hạng nhan sắc, quyến rũ hơn kể từ sau khi chia tay Hồ Hoài Anh.

Thủ khoa tốt nghiệp sớm 1 năm, điểm cao nhất trong lịch sử Kinh tế Quốc dân

Hoàn thành chương trình tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân chỉ trong 3 năm với bảng điểm 100% đạt A và A+, Nguyễn Hoàng Dương trở thành thủ khoa có điểm cao nhất trong lịch sử của ngôi trường này.

Dòng họ có 2 cha con tiến sĩ làm quan to, cuối đời từ chức vì 'quá vinh hiển'

Trong số 82 văn bia tại Văn miếu Quốc Tử Giám có khắc tên hai cha con cùng đỗ đại khoa là Trạng nguyên Giáp Hải và Tiến sĩ Giáp Lễ. Những giai thoại kể về sự hiếu học và đỗ đạt vinh hiển ấy luôn là niềm tự hào của dòng họ Giáp tại Bắc Giang.

Bạn gái kém 8 tuổi mới được Hoài Lâm công khai ngoài đời quyến rũ

Bạn gái hiện tại của Hoài Lâm - người mẫu Kim Ngân có phong cách thường ngày nữ tính. Cô lựa chọn các trang phục tôn vóc dáng thon gọn, quyến rũ.

Nữ sinh Hà Nội được 6 đại học Mỹ chào đón, có trường cấp học bổng 8,4 tỷ

Là một trong 25 ứng viên nhận được học bổng toàn phần, xét chọn từ 12.500 hồ sơ, Trâm Anh sẽ được cấp 8,4 tỷ đồng nếu theo học tại Đại học Richmond (Mỹ).

Bộ Giáo dục: 'Ngừng tuyển sinh hệ THCS trong các trường chuyên là đương nhiên'

Đại diện Bộ GD-ĐT cho hay, mô hình khối THCS trong trường chuyên mà cụ thể là việc tồn tại hệ THCS ở Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam hay THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa không nằm trong quy định pháp lý nào.

Chỉ tốt nghiệp THPT, nữ CEO khởi nghiệp doanh thu chục tỷ, gây bão Shark Tank

18 tuổi, ngay sau khi tốt nghiệp THPT, Nguyễn Thị Thu Hoa (dân tộc Mường, Phú Thọ) quyết định khởi nghiệp khi nhìn thấy tiềm năng phát triển món ăn truyền thống của quê hương.

Đang cập nhật dữ liệu !