Bị ảo thanh, cô gái trẻ luôn coi chị gái là kẻ thù
Cô gái trẻ luôn có ảo thanh cho rằng chị gái là kẻ thù của mình, khi đi khám bác sĩ cho biết đó là bệnh rối loạn tâm thần.
Hút bóng cười 6 tháng, cô gái 20 tuổi không thể đi lại, lo sợ phải nằm xe lăn suốt đời
Hút bóng cười 6 tháng trời nhưng cô gái 20 tuổi không hề hay biết về tác hại của nó, chỉ khi không thể đi lại được mới cảm thấy lo sợ cho tương lai phải nằm xe lăn suốt đời...
Coi chị gái như kẻ thù
Số liệu thống kê cho thấy có khoảng 30% dân số Việt Nam mắc các bệnh rối loạn tâm thần. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều người mơ hồ về bệnh, chưa đến bệnh viện điều trị.
TS Tô Thanh Phương – nguyên Phó Giám đốc BV Tâm thần Trung ương, cho biết con số trên chỉ là bề nổi của tảng băng chìm về bệnh rối loạn tâm thần.
TS Phương chia sẻ, nhiều trường hợp có dấu hiệu trầm cảm nhưng gia đình không phát hiện ra và chỉ khi bệnh nhân có dấu hiệu tự sát, tìm tới cái chết thì lúc này bệnh điều trị đã quá muộn.
Ví dụ như trường hợp của bệnh nhân N.T.N. (21 tuổi, ngoại thành Hà Nội) là ví dụ điển hình. Bệnh nhân tìm tới bác sĩ Phương sau khi tự tử bất thành.
N. vốn là sinh viên giỏi ở Hà Nội. Sau khi học hết năm thứ 2 cô đột nhiên thay đổi. Lúc này, N. về nhà nghỉ ngơi và cô luôn có các hành động lạ nhưng người mẹ cho rằng N. nghiện điện thoại nên thế.
Ảnh minh họa. |
N. bắt đầu nghe thấy tiếng nói lạ, những âm thanh cứ hàng ngày vang lên trong đầu, vang bên tai cô. Lúc đầu là những lời nói thì thầm, sau đó là âm thanh rõ mồn một từng tiếng, xuất hiện từng lúc vời tần số ngày càng nhiều hơn.
N. nghe rõ âm thanh này và sợ hãi. Lúc nào cũng thu mình trong phòng, những tối mất ngủ liên miên khiến tình trạng của N. nặng hơn. Cô luôn nghe thấy ảo giác xui khiến rằng cô phải hại chị gái vì chị gái chính là kẻ thù đang muốn hại mình.
Lúc nào N. cũng nghĩ chị gái là kẻ thù của mình. Thậm chí, cô còn lên tiếng phải hại chị gái trước nếu không chị gái sẽ hại mình. Ảo thanh nghe rõ ngày càng nhiều hơn.
Chị gái của N. sợ hãi quá bỏ sang thành phố Hạ Long ở không dám về nhà. Còn N. ngày ngày ngồi thu mình và chỉ vào bức ảnh gia đình có mặt chị gái nói rằng chị muốn hại mình.
TS Tô Thanh Phương. |
Khi bố mẹ N. đưa cô tới gặp bác sĩ thì tình trạng của N. đã nặng. Bác sĩ Phương cho rằng trường hợp này thât đáng tiếc gia đình ở ngay Hà Nội nhưng vẫn bỏ qua các dấu hiệu của bệnh lý tâm thần lại đi chữa bằng các phương pháp phản khoa học.
Bệnh nhân thường trở nên xa lánh những người khác, ít nói chuyện với người thân, trở nên trầm tư, lo âu hoặc hay sợ hãi, và có các hoang tưởng nặng.
Đừng coi thường dấu hiệu tầm thần
Theo TS Phương, khi bị ảo thanh, người bệnh sẽ nghe thấy vang bên tai những câu nói với giọng điệu xúc phạm hoặc ra lệnh cho bệnh nhân phải thực hiện những hành vi tiêu cực hoặc nội dung tiêu cực khiến người bệnh cảm thấy dằn vặt nội tâm.
Nhiều trường hợp ảo thanh còn trực tiếp ra lệnh cho bệnh nhân phải có các hành động làm tổn thương mình, tổn thương người khác.
TS Phương cho biết, hiện nay người dân còn xem nhẹ các triệu chứng của bệnh tâm thần và bỏ qua khi ở giai đoạn đầu.
Theo Viện Sức khỏe Tâm thần, có khoảng 30% dân số Việt Nam mắc các bệnh rối loạn tâm thần, trong đó tỉ lệ trầm cảm chiếm 25%. Nhiều người vẫn còn mơ hồ về căn bệnh này, khiến việc chẩn đoán sớm và điều trị bệnh gặp rất nhiều khó khăn.
Nhiều gia đình thấy con có dấu hiệu tâm thần lại chỉ tập trung vào vấn đề cải thiện tâm lý cho bệnh nhân mà không đưa đi điều trị, dẫn đến bệnh nặng vì phát hiện muộn.
Nguy hiểm hơn, người nhà khó phát hiện ý niệm tự sát trong đầu bệnh nhân trầm cảm bởi vì người trầm cảm thường ít chia sẻ. TS Phương cho biết khi người thân có các dấu hiệu mất ngủ, vui buồn bất thường, cáu gắt, khóc cười tự nhiên, đập phá, hoang tưởng… người nhà nên chủ động đưa đi khám các chuyên khoa tâm thần thay vì đi chữa các bệnh viện đa khoa cuối cùng không điều trị bệnh đúng khiến bệnh năng hơn, điều trị khó hơn, lại dễ tái phát.
K.Chi