Bệnh viện miền núi vừa phát triển, vừa đỡ đầu cơ sở
Từ khi ra đời, Bệnh viện đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam liên tục phát triển để phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao chất lượng y tế cho tuyến dưới.
Bệnh viện Đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam là Bệnh viện hạng II trực thuộc Sở Y tế Quảng Nam; có nhiệm vụ khám chữa bệnh cho nhân dân các huyện miền núi phía Bắc của tỉnh Quảng Nam; đa số người dân là người dân tộc thiểu số bao gồm các huyện: Đại Lộc, Nam Giang, Đông Giang, Tây Giang, Phước Sơn và các xã cận kề của huyện Duy Xuyên, thị xã Điện Bàn.
Hiện tại bệnh viện được giao 500 giường bệnh, bệnh nhân điều trị nội trú trung bình 1.000 bệnh nhân/ngày, khám bệnh 600-700 bệnh nhân/ngày.
Trong những năm qua được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và sự nỗ lực của Bệnh viện về việc tập trung đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng chuyên môn và tinh thần trách nhiệm phục vụ nên thu hút ngày càng đông bệnh nhân đến khám bệnh, chữa bệnh.
Hiện nay bệnh viện có một hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị đồng bộ và hiện đại, một đội ngũ bác sĩ có tay nghề chuyên môn kỹ thuật cao và điều trị chuyên sâu các bệnh lý về tim mạch, mổ nội soi, chấn thương chỉnh hình.
Bệnh viện miền núi vừa phát triển, vừa đỡ đầu cơ sở |
Bác sĩ Tô Mười – Giám đốc Bệnh viện Đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam cho biết đây là địa bàn miền núi và trung du, có số lượng dân số đông (khoảng 400.000 người), trong đó có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống nên từ nhiều năm trước, đặc biệt là kể từ khi chia tách tỉnh (1997), Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Quảng Nam đã xác định phải tập trung đầu tư cho khu vực 6 huyện miền núi và trung du phía Bắc của tỉnh.
Trong những nỗ lực đầu tư phát triển địa bàn này, đáng kể là việc xây dựng Bệnh viện ĐKKV phía Bắc Quảng Nam vào năm 2019. Sau khi Bệnh viện này ra đời cho đến nay, công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho Nhân dân trên địa bàn, nhất là tại các khu vực biên giới giáp với nước bạn Lào, các địa bàn nông thôn vùng sâu, vùng xa được nâng cao hơn một bước.
Để nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành Y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh. Nay Bệnh viện Đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam thực hiện nâng cấp phần mềm quản lý bệnh viện và khám chữa bệnh bảo hiểm y tế từ phiên bản 3.0 tiến tới phiên bản cao hơn để tiến tới mục tiêu bệnh viện thông minh, bệnh án điện tử.
Phần mềm quản lý bệnh viện Viettel là hệ thống quản lý các thông tin tổng thể của bệnh viện. Với nhiều tính năng nổi bật, có sự phân cấp rõ ràng va đồng bộ quản lý bệnh viên xuyên suốt ngay từ khâu lấy số tự động cho tới khâu thu phí, quản lý tổng thể.
Nơi đỡ đầu của tuyến cơ sở
Khi dịch Covid-19 xảy ra, Bệnh viện ĐKKV miền núi phía Bắc Quảng Nam trở thành đơn vị nòng cốt hỗ trợ chuyên môn và triển khai công tác phòng chống dịch tại 06 huyện miền núi, trung du phía Bắc của tỉnh.
Bệnh viện đã cử nhiều lượt cán bộ trực tiếp đến TTYT các huyện và về trạm Y tế các xã để hướng dẫn các kiến thức có liên quan đến công tác phòng, chống dịch; tổ chức tập huấn, đào tạo, chuyển giao kỹ thuật chuyên môn cho đội ngũ cán bộ Y tế cơ sở tiếp cận chuyên môn, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho Nhân dân nói chung và công tác phòng chống dịch ở các địa phương nói riêng.
Vì vậy, thời điểm hiện tại, tại các huyện miền núi phía Bắc Quảng Nam, đội ngũ y tế ở các TTYT địa phương đã có khả năng phẫu thuật mổ đẻ hoặc phẫu thuật ruột thừa cấp cứu, chữa thai ngoài tử cung bị vỡ cũng như đáp ứng những kỹ thuật cấp cứu cho bệnh nhân gãy xương, các chấn thương…
Những trường hợp được cấp cứu kịp thời này sẽ hỗ trợ đáng kể không để người bệnh phải di chuyển đoạn đường xa xôi, hiểm trở để lên tuyến trên chữa bệnh.
Về nhiệm vụ trong thời gian tới, theo bác sĩ Tô Mười, trước diễn biến của dịch Covid-19 trên địa bàn, nhất là tình trạng có sự lây lan bệnh trong cộng đồng tại 06 huyện miền núi và trung du phía Bắc Quảng Nam, mấy ngày qua UBND tỉnh và Sở Y tế tỉnh đang tập trung chỉ đạo mỗi huyện phải có 01 bệnh viện dã chiến để sẵn sàng ứng phó với dịch bệnh theo diễn biến mới.
Trên cơ sở chỉ đạo này, Bệnh viện ĐKKV miền núi phía Bắc Quảng Nam đã làm việc với TTYT các huyện để xây dựng, vận hành các bệnh viện dã chiến; chậm nhất là cuối tháng 11 đến đầu tháng 12/2021, các huyện phải có bệnh viện dã chiến theo chỉ đạo trên.
K.Chi