'Bệ phóng' để con cao lớn tuổi dậy thì

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sau giai đoạn 1.000 ngày đầu đời thì giai đoạn trẻ dậy thì là thời kỳ 'vàng' để trẻ phát triển chiều cao.

Ăn gì cho con cao lớn luôn là chủ đề nhiều bà mẹ quan tâm. Nhiều người sẵn sàng đầu tư để con thoát lùn. Trường hợp của chị Lê Hằng (Triều Khúc, Hà Nội) là điển hình. Chị Hằng than thở vợ chồng chị so với bạn bè không thấp nhưng cô con gái lớn đang học lớp 8 lại thấp hơn các bạn. Các bạn đều cao vọt lên 1,6 mét thì con gái chị vẫn lẹt đẹt được 1,53 mét.

Suốt thời gian qua, chị Hằng cố gắng tìm đủ các loại sữa tăng trưởng chiều cao thậm chí chị còn mua cả hooc môn tăng trưởng chiều cao về cho con uống với hi vọng “gỡ gạc” cao tý nào cũng tốt. Tuy nhiên, cô bé vẫn như  “chim chích bông”.

Chị Vũ Quỳnh Chi (Thanh Xuân, Hà Nội) than thở con gái học lớp 7 đã dậy thì nhưng con vẫn nhỏ thó. Chị Chi cho biết từ bé chị đã không tiếc tiền mua các loại sữa ngoại giàu canxi để cho con uống với hi vọng sau này cao hơn mẹ nhưng đến hiện tại chiều cao của bé vẫn khá khiêm tốn so với bạn bè cùng trang lứa.

Theo TS BS Dương Công Minh – chuyên gia dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM, bố mẹ coi sữa là cứu cánh duy nhất cho chiều cao của con đó là sai lầm.

BS Minh cho biết con có chiều cao tốt, hay không tốt, phụ thuộc nhiều yếu tố: di truyền, môi trường (con có hay ốm không, có được tiêm chủng đủ không), vận động thể thao thời kì tiền dậy thì và dậy thì (các môn như bóng rổ, bơi lội) và các bệnh lý nội tiết (nếu mắc).

Do đó, để đạt được chiều cao tốt, cha mẹ cần tìm nguyên nhân vì sao trẻ thấp lùn và phải phối hợp “sửa chữa” từ các yếu tố đó mới có thể giúp con đạt được chiều cao như mong muốn.

{keywords}
Ảnh minh họa. 

Bác sĩ Minh cho biết trẻ có 2 giai đoạn cao vọt lên là lúc mới sinh và dậy thì. 1000 ngày đầu đời từ 9 tháng 10 ngày trong bụng mẹ và 2 năm đầu đời được xem là giai đoạn “kim cương” để trẻ cao lớn. Nếu trẻ được chăm sóc, dinh dưỡng tốt là tiền đề cho trẻ có thể phát triển.

Trong các giai đoạn “vàng” phát triển chiều cao cha mẹ cần tận dụng triệt để và cách tốt nhất đó là dinh dưỡng đủ. Ngay cả khi mang thai bạn cũng cần cố gắng dinh dưỡng để con có thể ra đời ít nhất chiều dài đạt được 50 cm.

Trong 12 tháng đầu tiên trẻ có thể tăng 25 cm. Trẻ từ 12 – 24 tháng tăng thêm 10 cm. Trẻ 2 tuổi chiều cao trung bình phải đạt 85 cm, đến năm 3 tuổi phải đạt 95 cm. BS Minh cho rằng không có giai đoạn nào mà trẻ cao nhiều như vậy nên cha mẹ cố gắng tận dụng để con có thể “lấy được” chiều cao trong giai đoạn này.

Giai đoạn thứ 2 là giai đoạn trẻ dậy thì. BS Minh cho biết trẻ còn duy nhất cơ hội tăng trưởng chiều cao đó là dậy thì. Trước dậy thì 1 năm dinh dưỡng đầy đủ thì trẻ có thể cao vọt được 8 đến 12 cm/năm.

Dấu hiệu nhận biết con sắp dậy thì là trẻ trai có hiện tượng mộng tinh, vỡ giọng. Con gái có biểu hiện ngực phát triển, bắt đầu có kinh. Nếu chăm sóc được dinh dưỡng tốt từ khoảng 1 năm trước đó, con sẽ tận dụng được giai đoạn này.

Tuy nhiên, nhiều phụ huynh không biết con mình khi nào dậy thì, BS Minh cho biết hầu hết cha mẹ không thể nắm được điều này. Vì vậy từ khi trẻ ra đời, bạn can thiệp dinh dưỡng tốt cho trẻ sẽ là “bệ phóng” để con bạn phát triển chiều cao tốt. 

Ví dụ, ở trẻ em gái thường trải qua giai đoạn tăng trưởng nhanh nhất vào khoảng 11-12 tuổi. Sau khi bắt đầu có kinh nguyệt, trẻ thường cao thêm 7 cm và đạt đến chiều cao trưởng thành vào khoảng 14 hoặc 15 tuổi. Trong quá trình này, có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến chiều cao của bé gái. Trẻ bị suy dinh dưỡng hoặc không đủ dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu cơ thể thường có chiều cao thấp hơn so với các bạn cùng lứa tuổi. 

BS Minh khuyến cáo thêm phụ huynh không chỉ quan tâm tới chiều cao mà bỏ qua cân nặng. Nếu cân nặng của trẻ giảm, trẻ không đủ năng lượng dẫn đến trẻ nhẹ cân thì trong quá trình dậy thì trẻ cũng khó “cao vọt” lên.

Cha mẹ cần luôn theo dõi bảng cân nặng và chiều cao của trẻ phải song hành, tăng cân đúng, đủ thì chiều cao cũng phát triển tốt.

Ngoài ra, trong quá trình sinh hoạt, cha mẹ nên cho trẻ thói quen ngủ sớm. Trẻ phải ngủ tốt từ 9 tới tới 3h đêm vì đây là giai đoạn các hooc môn grow hoạt động nhiều nhất, giúp trẻ cao lớn hơn.

Cho trẻ tăng cường luyện tập thể dục thể thao đặc biệt các bài tập đối kháng như cầu lông, bóng chuyền… có thể cho trẻ nhảy dây. Trẻ luyện tập nhiều sẽ tăng cường trao đổi chất và giúp cho việc phát triển chiều cao tốt hơn.

Khánh Chi 

Thói quen teen nào cũng làm khiến tình trạng trứng cá tuổi dậy thì thêm trầm trọng

Thói quen teen nào cũng làm khiến tình trạng trứng cá tuổi dậy thì thêm trầm trọng

Khi bị mụn ở tuổi dậy thì, nhiều em đã có những xử lý không đúng như hay sờ tay lên mụn, nặn mụn sẽ làm lan tràn bụi bẩn, vi khuẩn trên da và làm mụn nặng hơn, dễ gây sẹo...

Dấu hiệu dậy thì ở bé gái và bé trai, khi nào là dậy thì sớm quá?

Dấu hiệu dậy thì ở bé gái và bé trai, khi nào là dậy thì sớm quá?

Các bác sĩ cho rằng giai đoạn trẻ dậy thì rất dễ "nổi loạn", nếu cha mẹ không kiên trì cùng con thì trẻ khó dậy thì thành công hơn.

Tin rằng 'sữa mẹ muôn năm', nhiều bà mẹ cho con bú tới tuổi dậy thì?

Tin rằng 'sữa mẹ muôn năm', nhiều bà mẹ cho con bú tới tuổi dậy thì?

Nhiều bà mẹ có niềm tin mù quáng rằng sữa mẹ là tốt nhất cho sức khoẻ và sự phát triển của trẻ nên sẵn sàng cho con bú lâu, thậm chí có bà mẹ cho con bú tới 18 tuổi.

 

Cuộc điện thoại lúc nửa đêm giành giật sự giống cho người đàn ông trẻ

Người đàn ông 34 tuổi vào viện lúc nửa đêm trong tình trạng đau ngực dữ dội, huyết áp tụt. Các bác sĩ đã bỏ dở giấc ngủ, nhanh chóng đến viện tham gia cấp cứu bệnh nhân.

4 điểm bất thường trong vụ bệnh nhân tử vong liên quan 3 bác sĩ BV Bạch Mai

Theo báo cáo của Sở Y tế Đắk Lắk, ca tử vong sau thay van động mạch chủ liên quan tới 3 bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai còn nhiều yếu tố chưa đúng quy trình.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Hành trình hơn 8 năm vượt qua 'cơn ác mộng' bị chồng tưới xăng đốt

Hơn 8 năm trước, khi bị chồng tưới xăng đốt, sự sống của Thùy Dung rơi vào tình cảnh "ngàn cân treo sợi tóc", bác sĩ báo gia đình chuẩn bị hậu sự cho cô. Dung từng là một cô gái xinh đẹp, sau biến cố đau đớn, hai đứa con cũng không nhận ra mẹ.

Yếu tố làm tăng 56% nguy cơ đột quỵ

Sự cô đơn kéo dài có thể khiến một người đối mặt với nguy cơ đột quỵ cao giống như khi mắc bệnh nền hay có chế độ ăn uống thiếu lành mạnh.

PGS Nguyễn Lân Hiếu: Tác hại của đơn thuốc 'dày đặc' thuốc bổ

Các loại thuốc bổ được kê nhiều hơn thuốc điều trị đã vô hình gây tác hại cho người bệnh như tốn kém, dễ nhầm lẫn, dẫn đến quên hoặc bỏ thuốc.

Loại cá rẻ tiền có vô số tác dụng với sức khỏe

Cá diếc có nhiều giá trị dinh dưỡng, thịt thơm không tanh, tốt cho nhiều người kể cả bệnh nhân ung thư.

Mức hưởng bảo hiểm y tế của người dân thay đổi ra sao khi tăng lương cơ sở?

Khi mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng, mức hưởng bảo hiểm y tế của người đi khám chữa bệnh có thay đổi.

Nhiều bệnh nhân đã được BHYT thanh toán hàng chục tỷ đồng

Nhiều bệnh nhân đã được quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả hàng chục tỷ đồng trong quá trình điều trị, đặc biệt là các bệnh hiếm.

Uống bao nhiêu cà phê để ngăn ngừa sỏi thận?

Bắt đầu mỗi ngày với 1-2 tách cà phê có thể giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh khác nhau bao gồm sỏi thận, bệnh tim, tiểu đường loại 2, một số loại ung thư.

Đang cập nhật dữ liệu !