Bé ba tuổi suy dinh dưỡng, chậm phát triển chỉ vì mẹ bữa nhớ bữa quên cho con ăn dầu
Ngoài 3 tuổi con chị Phượng vẫn ốm yếu, còi cọc, chưa được 10 kg. Đưa con đi khám, bác sĩ nói con chị bị chậm tăng trưởng và thiếu dinh dưỡng.
Chất béo có vai trò quan trọng hình thành não bộ của trẻ. |
Vốn chị Phượng không ăn được mỡ, nên từ ngày cho con ăn dặm mặc dù được khuyến cáo bổ sung dầu ăn vào cháo cho con nhưng chị Phượng thường bữa nhớ bữa quên.
"Tôi cũng từng thử mua dầu oliu, dầu cá về nhưng cứ ngửi thấy mùi là muốn nôn. Mà người lớn còn không ăn được làm sao trẻ con ăn nổi", chị Phượng phân trần. Có lẽ là vậy mà ngoài 3 tuổi con chị Phượng vẫn ốm nhe ốm nhách, chưa được 10 kg. Đưa con đi khám, bác sĩ nói con chị bị chậm tăng trưởng và thiếu dinh dưỡng.
Những biến chứng nguy hiểm khó lường với con nếu mẹ bị thủy đậu khi mang thai
Những bà mẹ mang thai ở tuần thứ 36 trở đi mà bị nhiễm virus thủy đậu sẽ có nguy cơ lây nhiễm cho con. Giai đoạn nguy hiểm nhất là mẹ bị mắc thủy đậu từ 5 ngày trước sinh cho đến 2 ngày sau sinh.
Chia sẻ về vấn đề này, PGS. TS Nguyễn Xuân Ninh, Phó Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam cho biết, các nghiên cứu đã chứng minh tầm quan trọng của chất béo đối với não bộ trẻ nhỏ trong giai đoạn 3 năm đầu đời. Có thể nói nếu não bộ trẻ là căn nhà thì chất béo chính là những viên gạch nền tảng mà nếu thiếu, não bộ trẻ không thể phát triển hoàn thiện.
Bởi vì, 3 năm đầu đời là thời gian não bộ phát triển rất nhanh với sự gia tăng trọng lượng đáng kể, cụ thể trọng lượng não ở trẻ sơ sinh nặng khoảng 400g, đến 1 tuổi nặng 900-1000g, đến 8 tuổi não nặng 1200-1300g, khi trưởng thành là 1400g.
“Có thể thấy 3 năm đầu đời là giai đoạn não trẻ hoàn thiện 80% cấu trúc chức năng so với người trưởng thành”, PGS. TS Nguyễn Xuân Ninh nói.
Trong khi đó, trong lượng não tăng là kết quả của quá trình myelin hóa. Myelin hóa là quá trình chất béo bao bọc dần xung quanh dây thần kinh. Quá trình này đóng vai trò chủ chốt trong việc phát triển và hoàn thiện hệ thần kinh vì các tế bào thần kinh sẽ không hoạt động nếu không được myelin hóa hoàn toàn. Trong suốt quá trình này, chất béo đóng vai trò chính trong việc myelin hóa tổ chức thần kinh. Do đó, việc cung cấp đủ chất béo để não phát triển là vô cùng quan trọng, đặc biệt là các chất béo không bão hòa DHA, EPA (thuộc nhóm Omega-3).
Chất béo ngoài việc đóng vai trò quan trọng trong việc myelin hóa tổ chức thần kinh thì còn ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình xử lý tín hiệu và truyền dẫn thần kinh. Tóm lại trong não bộ, chất béo chiếm đến 60% thành phần vật chất.
“Vì vậy, nếu thiếu chất béo, đặc biệt trong 3 năm đầu đời thì cha mẹ không thể “quay ngược thời gian” để bù đắp, ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ toàn diện của con trẻ”, PGS. TS Nguyễn Xuân Ninh nói.
Vị chuyên gia dinh dưỡng này cũng nhấn mạnh, mặc dù trong sữa mẹ đã có sẵn chất béo, và hàm lượng này đã đủ cung ứng nhu cầu của trẻ trong 6 tháng sau sinh. Tuy nhiên, sau 6 tháng tuổi, trẻ không còn bú mẹ hoàn toàn mà bắt đầu làm quen với các loại thực phẩm đa dạng. Đây là lúc cần bổ sung chất béo cho trẻ từ thực phẩm.
Bên cạnh đó, trong độ tuổi từ 6 tháng đến 3 tuổi, cách bổ sung chất béo từ thực phẩm vẫn có thể chưa cung cấp đủ hàm lượng cần thiết cho sự phát triển não bộ của trẻ (do thói quen chế biến thực phẩm của từng gia đình khác nhau, sự ưa thích của trẻ đối với từng loại thực phẩm khác nhau, lượng ăn mỗi bữa của trẻ cũng không đồng nhất.
TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện y học ứng dụng Việt Nam bổ sung thêm, bữa ăn hàng ngày thiếu hụt chất béo sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của nhiều cơ quan trong cơ thể trẻ, đặc biệt là não bộ và hệ thần kinh.
Bởi chất béo (Lipid) là nguồn dinh dưỡng chính để cấu trúc não bộ trẻ trong giai đoạn vàng 3 năm đầu đời (60% thành phần vật chất của não bộ là chất béo), đồng thời hỗ trợ hấp thu các vitamin A, D, E, K vốn chỉ tan trong dầu. Bữa ăn hàng ngày thiếu hụt chất béo sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của nhiều cơ quan trong cơ thể trẻ, đặc biệt là não bộ và hệ thần kinh. Hậu quả là trẻ chậm tăng trưởng và thiếu dinh dưỡng.
Do đó, để đảm bảo cung cấp đúng và đủ các chất béo cần thiết, cha mẹ cần cho trẻ ăn đa dạng thực phẩm như các loại mỡ (mỡ bò, lợn và cừu), thịt, trứng, sữa, đặc biệt là các loại cá béo (cá hồi, cá ngừ, cá trích…) do đây là nguồn cung cấp Omega 3 (EPA và DHA) dồi dào.
Tuy nhiên, lượng thực phẩm trẻ nhỏ ăn được chưa nhiều cha mẹ nên bổ sung dầu ăn dinh dưỡng đặc chế cho trẻ vào khẩu phần ăn. Ưu tiên dầu từ các loại cá béo, nhất là cá hồi để cung cấp lượng đủ nguồn DHA, EPA quý giá cho trẻ phát triển não bộ. Ngoài ra, dầu đậu nành, dầu mè, dầu gạo… là những loại dầu thực vật tốt cho trẻ.
Có thể chọn các loại dầu dinh dưỡng đặc chế có phối trộn thành phần giữa dầu cá hồi và các loại dầu này để trẻ được cung cấp nguồn chất béo cân bằng với liều lượng 2 muỗng (10ml) vào 2 khẩu phần ăn/ngày để đảm bảo trẻ được bổ sung đầy đủ lượng chất béo cần thiết.
N. Huyền
Ăn cả bát yến, quý ông hồi hộp chờ 'cậu nhỏ' chào cờ nhưng kết quả đắng chát
Nhiều nam giới thấy nhu cầu sinh lý của mình giảm nên âm thầm mua các loại thực phẩm bổ dưỡng giúp phái mạnh tăng cường bản lĩnh về ăn, thậm chí có trường hợp ăn rất nhiều yến để bồi bổ nhưng kết quả chỉ mất tiền.
Uống thuốc nam chữa đau cột sống, bệnh nhân thủng dạ dày thức ăn tràn vào ổ bụng
Uống thuốc nam dài ngày điều trị đau cột sống thắt lưng, người bệnh bị tình trạng viêm dạ dày và biến chứng thủng dạ dạy, thức ăn tràn vào ổ bụng qua lỗ thủng phải đi viện cấp cứu.