Bất ngờ diễn tập hộ tống trên Biển Đông, Trung Quốc muốn chứng minh điều gì?

Sau khi hoàn thành sứ mệnh chống hải tặc tại vịnh Aden, hải quân Trung Quốc còn tiến hành diễn tập hộ tống trong khu vực quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) trên Biển Đông.

 

Mỹ điều 4 oanh tạc cơ B-1B ‘dằn mặt’ Trung Quốc sau loạt tàu chiến tới Biển Đông

Mỹ điều 4 oanh tạc cơ B-1B ‘dằn mặt’ Trung Quốc sau loạt tàu chiến tới Biển Đông

Sau sự xuất hiện liên tiếp của các tàu chiến trên Biển Đông, Mỹ đã điều động 4 máy bay ném bom hạng nặng B-1B cùng hàng trăm binh sĩ tới đảo Guam để tiến hành “sứ mệnh ngăn chặn” trước Trung Quốc.

Giới phân tích nhận định, sứ mệnh được hạm đội hộ tống số 35 của hải quân Trung Quốc thực hiện hôm 2/5 nằm trong chương trình huấn luyện ngoài khơi xa nhằm tăng cường năng lực chiến đấu cho các chiến hạm, cũng như thúc đẩy khả năng ngăn chặn hải tặc để bảo vệ đội tàu thương mại Trung Quốc.

{keywords}
Hải quân Trung Quốc diễn tập chống hải tặc trên Biển Đông. (Ảnh: SCMP)

Lấy cớ chống Covid-19 và cướp biển?

Theo tờ PLA Daily, sau khi di chuyển qua eo biển Miyako và eo biển Ba Sĩ, hạm đội hải quân Trung Quốc gồm tàu khu trục Taiyuan và tàu hộ vệ Jingzhou đã tiến hành diễn tập giải cứu các tàu bị bắt cóc và điều phối hoạt động chống hải tặc gần quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam).

Sĩ quan hải quân Trung Quốc Yang Aibin cho biết, hạm đội Trung Quốc tập trung vào tăng cường các cuộc tập trận chiến đấu theo đội hình để nâng cao năng lực phản ứng trước những tình huống trên biển và trên không.

“Nhằm ứng phó trước tình hình mới liên quan tới dịch Covid-19 trên toàn cầu và nạn cướp biển, chúng tôi thường xuyên nâng cấp kế hoạch và triển khai huấn luyện để tăng khả năng thực hiện nhiệm vụ hộ tống cho hạm đội”, ông Yang nói thêm.

Hôm 4/5, tờ PLA Daily tiếp tục đăng tin, các máy bay chống ngầm thuộc Chiến khu miền Nam của quân đội Trung Quốc đã tiến hành sứ mệnh tuần tra và chống ngầm trên khu vực Biển Đông.

Chia sẻ với tờ Thời báo Hoàn Cầu hôm 5/5, chuyên gia quân sự tại Bắc Kinh, ông Wei Dongxu cho biết thêm, Mỹ đang điều động các máy bay trinh sát tới chuỗi đảo thứ nhất để thu thập thông tin tình báo về Trung Quốc.

Do đó, theo ông Wei, để ngăn chặn Mỹ, Trung Quốc sẽ cho tăng cường thêm hoạt động và đưa ra các phản ứng. Thậm chí, Trung Quốc có thể điều động chiến đấu cơ để xua đuổi máy bay Mỹ hoặc dùng các biện pháp chiến tranh điện tử nhằm làm gián đoạn hoạt động của máy bay quân sự Mỹ. 

Còn theo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP), hạm đội hộ tống số 35 của hải quân Trung Quốc diễn tập trên Biển Đông sau khi thực hiện nhiệm vụ chống hải tặc tại vịnh Aden, ngời khơi Somalia vào cuối tháng Tư nằm trong khuôn khổ sứ mệnh gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc.

Hạm đội số 35 gồm 690 quân nhân, 2 trực thăng cùng tàu khu trục Taiyuan và tàu hộ vệ Jingzhou. Quân đội Trung Quốc cũng cho hay các lực lượng vẫn triển khai nhiệm vụ như đã định bất chấp dịch Covid-19.

Gián tiếp gửi cảnh báo tới Mỹ

Ông Collin Koh, nhà nghiên cứu tại Đại học Công nghệ Nanyang ở Singapore nhận định cuộc diễn tập ở khu vực quần đảo Trường Sa và việc đề cập tới dịch Covid-19 từ phía Trung Quốc dường như có liên quan tới hoạt động của hải quân Mỹ trên Biển Đông thời gian gần đây.

“Đây là lần đầu tiên tàu khu trục Taiyuan và tàu hộ vệ Jingzhou thực hiện sứ mệnh chống hải tặc. Đây cũng là cơ hội đầu tiên để hai chiến hạm Trung Quốc có thời gian cọ sát huấn luyện ở vùng khơi xa trên hành trình được triển khai tới vịnh Aden”, ông Koh nói.

“Điểm khác biệt chính là những diễn biến gần đây trên Biển Đông, do đó cuộc tập trận ở khu vực quần đảo Trường Sa mà hải quân Trung Quốc tiến hành mang hàm ý mới. Bắc Kinh rõ ràng muốn phô trương sức mạnh nhân chuyến đi của hạm đội hộ tống để khẳng định những tuyên bố chủ quyền đơn phương và phản đối hoạt động của Mỹ trong khu vực”, ông Koh chia sẻ.

Còn theo ông Song Zhongping, chuyên gia bình luận quân sự tại Hong Kong, hải tặc đang nhân cơ hội dịch Covid-19 hoành hành để tấn công các tàu thuyền, do đó năng lực hỗ trợ của các hạm đội hộ tống càng cần được nâng cao.

“Hạm đội hộ tống của hải quân Trung Quốc cần tăng cường năng lực đối phó trước mối đe dọa nhằm vào các tàu được chính phủ Trung Quốc tài trợ. Điều này đồng nghĩa với việc hải đội của hải quân Trung Quốc sẽ còn tiếp tục đẩy mạnh chương trình huấn luyện”, ông Song nhận định.

Trước đó, hôm 30/4, nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh của hải quân Trung Quốc cũng đã kết thúc đợt huấn luyện trên Biển Đông.

Tới ngày 1/5, Tân Hoa Xã đưa tin sau khi hoàn thành đợt diễn tập kéo dài gần một tháng, nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh đã trở về quân cảng ở thành phố Thanh Đảo thuộc tỉnh Sơn Đông.

Theo Trung Quốc, cuộc diễn tập của tàu sân bay Liêu Ninh đã được lên lịch từ trước và thực hiện nhiều bài tập tăng cường liên quan tới các tình huống phức tạp trên biển và trên không.

Trước đó, Bộ Quốc phòng Nhật Bản và truyền thông Đài Loan đưa tin hôm 11/4, một nhóm tàu chiến Trung Quốc gồm tàu sân bay Liêu Ninh, 2 tàu khu trục tên lửa dẫn đường Type 052D, 2 tàu hộ vệ tên lửa dẫn đường Type 054A và 1 tàu hỗ trợ Type 901 được phát hiện có mặt trên eo biển Miyako vào chiều ngày 10/4. 

“Tôi cho rằng, Trung Quốc sẽ tận dụng những thách thức từ dịch Covid-19 mà Mỹ đang phải đối mặt để tăng cường vị thế ở Biển Đông bằng sự xuất hiện ở hiện tại và tương lai trong khu vực, giữa lúc Mỹ đang bị tê liệt”, ông Carl Schuster, một cựu thuyền trưởng hải quân Mỹ nhận định.

Cuộc tập trận hôm 2/5 của Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh thời gian gần đây, Mỹ liên tiếp điều chiến hạm tới Biển Đông thực hiện sứ mệnh tuần tra nhằm đảm bảo tự do hàng hải trong khu vực.

Cụ thể, hồi tuần trước, hải quân Mỹ cho hay, tàu tuần dương tên lửa dẫn đường USS Bunker Hill đã “thực hiện hoạt động tự do hàng hải qua khu vực quần đảo Trường Sa và hành động này phù hợp với luật pháp quốc tế”.

Ngoài ra, tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Barry cũng đã tiến hành sứ mệnh tuần tra đảm bảo tự do hàng hải gần quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam). Chiến khu miền Nam của quân đội Trung Quốc đã lớn tiếng cáo buộc tàu khu trục USS Barry “trái phép xâm phạm vùng biển xung quanh quần đảo Hoàng Sa”. Chiến khu miền Nam còn điều động lực lượng tuần tra trên không và trên biển để “theo dõi, giám sát, nhận diện và xua đuổi tàu chiến Mỹ”.

Trong khi đó, theo USNI News, các quan chức hải quân Mỹ xác nhận tàu USS Barry tiến hành tuần tra tự do hàng hải trong khu vực gần quần đảo Hoàng Sa. Ngoài ra, một quan chức hải quân Mỹ khẳng định, hoạt động của tàu chiến Mỹ vẫn được tiến hành theo kế hoạch mà không gặp phải bất kỳ hành vi thiếu an toàn hay thiếu chuyên nghiệp nào từ phía máy bay hoặc tàu chiến của Trung Quốc.

Giới phân tích cho rằng, thông qua những cuộc tập trận gần đây, quân đội Trung Quốc muốn nhấn mạnh dù ở bất cứ thời điểm nào, lực lượng này cũng có đủ năng lực để bảo vệ những tuyên bố chủ quyền đơn phương trên Biển Đông. 

Lâu nay, Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền trên phần lớn diện tích Biển Đông thông qua cái gọi là bản đồ “đường chín đoạn”. Thậm chí, trong những năm gần đây, Trung Quốc không ngừng cải tạo, xây dựng các hòn đảo nhân tạo và tiến hành quân sự hóa trái phép trên các thực thể này để bảo vệ những tuyên bố chủ quyền phi lý ở Biển Đông.

Tuy nhiên, Mỹ cùng các đối tác và đồng minh gồm Australia, Nhật Bản, Anh, Pháp và Ấn Độ thường xuyên có những hành động nhằm thách thức việc Trung Quốc đưa ra những tuyên bố chủ quyền phi lý và mở rộng quân sự hóa ở Biển Đông.

Ngoài ra, Mỹ cũng cáo buộc Trung Quốc tiến hành quân sự hóa trên Biển Đông như đưa các tên lửa hành trình chống hạm và tên lửa đất đối không tầm xa ra các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng trái phép trước đó.

Minh Thu (lược dịch)

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Đang cập nhật dữ liệu !