Bản tin Hoàng Sa ngày 19/5: Hàng trăm ngư dân xin tham gia Kiểm ngư

Thời gian qua Trung tâm thông tin của Cục kiểm ngư đã nhận được rất nhiều câu hỏi về tình hình hiện trưởng của ngư dân. Nhiều người đã xung phong xin tham gia ra hiện trường để hỗ trợ lực lượng kiểm ngư đuổi giàn khoan.

* Tính đến cuối ngày 18/5, số lượng tàu Trung Quốc có mặt tại khu vực giàn khoan Hải Dương 981 đã tăng lên 134 tàu, so với trước đó đã tăng thêm 15 tàu cá vỏ sắt. Các tàu Trung Quốc đã liên tục có biểu hiện hung hăng, tìm cách va chạm với các tàu CSB Việt Nam đang thực hiện quyền chấp pháp. 

Sáng 19/5 cũng không phải ngoại lệ.

Bản tin Hoàng Sa ngày 19/5: Hàng trăm ngư dân xin tham gia Kiểm ngư - ảnh 1

Trung Quốc huy động số lượng tàu lớn cản trở tàu cảnh sát biển Việt Nam làm nhiệm vụ. Ảnh: VTC

Trong khi tàu CSB Việt Nam 4032, thuộc Bộ Tư lệnh CSB VN tiến hành tuần tra tại khu vực đặc quyền kinh tế Việt Nam thì rất nhiều tàu hải cảnh, hải giám Trung Quốc uy hiếp, tăng tốc độ nhằm đâm vào tàu CSB Việt Nam.

Tàu cảnh sát biển và tàu kiểm ngư Việt Nam luôn tìm cách tiếp cận giàn khoan và đưa ra các thông báo theo cách hòa bình yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan khỏi vùng biển Việt Nam. Tuy nhiên, đáp trả lại là hành động hung hăng, ngang ngược của Trung Quốc dùng tàu đâm vào mạn thuyền của tàu Việt Nam.

Ghi nhận tại từ thực địa, tàu cảnh sát biển 4032 của Việt Nam liên tiếp bị Trung Quốc dùng vòi rồng tấn công từ nhiều ngày nay.

Trong khi đó, Trung Quốc đã cho sử dụng các tàu đánh cá bằng vỏ sắt chủ động khiêu khích ngư dân Việt Nam. Riêng tàu cá mang số hiệu 71015 của Trung Quốc đã tìm cách va chạm trực tiếp và đâm liên tiếp là 4 tàu ngư dân Việt Nam mang số hiệu ĐN905406, ĐN9235, QNA91559 và QNA91297 bị hỏng phần sau của ca-bin. Theo các kiểm ngư viên thuộc Cục Kiểm ngư Việt Nam, các tàu cá bọc sắt của Trung Quốc có tải trọng lớn (450-500 tấn), chuyên chở nhiều thuyền viên - ngư lưới cụ và lương thực thực phẩm nhằm đánh bắt lâu ngày trên biển.

Bị gây hấn, nhưng lực lượng CSBVN đã tỏ ra bình tĩnh, kiên quyết không mắc mưu và vẫn kiên trì thực hiện quyền chấp pháp. Với các ngư dân, họ cũng không nao núng trước sự khiêu khích nói trên mà vẫn tiếp tục bám biển, khai thác hải sản. 

* Trên đất liền, các hoạt động phản đối hành động trái phép của Trung Quốc khi đưa giàn khoan Hải Dương-981 vào vùng đặc quyền kinh tế biển Việt Nam vẫn tiếp tục diễn ra khắp mọi nơi.

Cộng đồng người Việt đang học tập và sinh sống tại nước ngoài cùng nhiều người bạn quốc tế đã xuống đường diễu hành phản đối hành động phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông.

Hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ có học sinh, sinh viên, Việt kiều tham gia tổ chức biểu tình, bao gồm: Bỉ, Anh, Australia, Hàn Quốc, Hà Lan, Pháp, Đức, Angola, Mỹ, Hungary, Slovakia, Ba Lan, CH Séc, Nhật Bản, Đài Loan, Philippines, Ukraine, Thái Lan, Italia.

Bản tin Hoàng Sa ngày 19/5: Hàng trăm ngư dân xin tham gia Kiểm ngư - ảnh 2

Tại Pháp ngày 16/5,khoảng 1.000 người Việt các thế hệ ngày 16/5 đã tham gia cuộc biểu tình hòa bình tại quảng trường Trocadero ở thủ đô Paris, phản đối hành động của Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Đông đảo bạn bè Pháp và quốc tế đã cùng hưởng ứng hoạt động này.

* Các chuyên gia quốc tế tiếp tục bình luận về hành động ngang ngược của Trung Quốc ở Biển Đông. Philip Bowring, một nhà báo và nhà bình luận Hồng Kông nói rằng chính sự “mặc cảm tự tôn” và trò “đọc lịch sử có chọn lọc” tại Đông Nam Á của Bắc Kinh đã gây ra căng thẳng trên Biển Đông.

Hành vi hiện tại của Trung Quốc đối với các nước láng giềng ở Biển Đông rất hung hăng, ngạo mạn và sặc mùi chủ nghĩa sô vanh đại Hán (tư tưởng coi người Hán là thượng đẳng so với các dân tộc khác), chủ nghĩa vị chủng. Và đó là một âm mưu nguy hiểm.

Chuyên gia trong nước, ông Bùi Văn Tiếng, Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Đà Nẵng nhấn mạnh, địa điểm Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải dương 981 không phải vùng biển tranh chấp mà hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam theo Công ước quốc tế về luật biển năm 1982.

“Việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trên vùng biển Hoàng Sa không chỉ để khoan thăm dò dầu khí mà cái chính là thăm dò sức chịu đựng và lòng yêu nước của người Việt Nam. Chúng ta là một nước văn minh, thể hiện lòng yêu nước sôi sục với khí thế của Bạch Đằng, Đống Đa nhưng phải hết sức phân biệt giữa tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc với chủ nghĩa dân tộc cực đoan". 

Theo ông, chúng ta cần phải có “trái tim nóng và cái đầu lạnh” để đủ sức kìm chế trước mọi sự khiêu khích của Trung Quốc nhằm tạo cớ gây thất thế cho Việt Nam về mặt đấu tranh ngoại giao; và làm cho thế giới thấy Hoàng Sa là yết hầu của biển Đông.

Vụ việc giàn khoan Hải Dương-981 cũng đã được đưa vào đề thi của các trường THPT khắp cả nước. Đây cũng là cơ hội để các học sinh thể hiện lòng yêu nước có chừng mực và phù hợp với tuổi học sinh.

* Ngư dân cũng tiếp tục thể hiện hành động hỗ trợ cho các tàu chấp pháp của Việt Nam đuổi giàn khoan Hải Dương-981 về nước. 6 tàu cá công suất lớn ở Đà Nẵng cùng hơn 100 ngư dân trai tráng bên cạnh việc bám biển, giữ ngư trường Hoàng Sa còn tham gia cùng các tàu cảnh sát biển, kiểm ngư tiến sâu vào khu vực Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép. Ngư dân Đà Nẵng cũng đã chuẩn bị các băng rôn, biểu ngữ, loa phóng thanh để phản đối hành vi bạo ngược của Trung Quốc, yêu cầu rút ngay giàn khoan.

* Ông Nguyễn Văn Trung, Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư Việt Nam (Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), cho biết, sự phối hợp giữa các lực lượng chấp pháp của Việt Nam trong công tác đấu tranh bảo vệ chủ quyền rất nhịp nhàng, nhuần nhuyễn và phát huy hiệu quả.

Ông Trung cho biết thời gian qua Trung tâm thông tin của Cục kiểm ngư đã nhận được rất nhiều câu hỏi của nhân dân. “Bình quân mỗi ngày chúng tôi nhận được khoảng 100 cú điện thoại. Người dân gọi điện hỏi diễn biến ngoài hiện trường, bày tỏ bức xúc với hành vi ngang ngược, hung hăng của Trung Quốc”- ông Trung cho hay.

Nhiều người dân xung phong xin tham gia ra ngoài khu vực hiện trường để hỗ trợ lực lượng kiểm ngư. Ông Trung nói giọng đầy tự hào: “Có những người là cựu thanh niên xung phong, có những người bày tỏ sẵn sàng tham gia bất cứ khi nào cần. Không ít thanh niên nam, nữ hỏi thủ tục làm thế nào để được gia nhập lực lượng này, bảo vệ chủ quyền đất nước”.

* Trong buổi sáng nay, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã phát động chiến dịch nhắn tin “Chung sức vì Biển Đảo quê hương”. “Soạn tin nhắn BD gửi 1409, để tiếp thêm sức mạnh cho quân dân biển đảo gìn giữ chủ quyền”- Đó là nội dung phát động tại buổi lễ. Như vậy, với mỗi tin gửi tới đầu số 1409, người dân đã đóng góp 18.000 đồng vào quỹ bảo vệ Biển đảo quê hương. Còn với đầu số 1407, số tiền tương ứng sẽ là 14.000 đồng.

PHAN SƯƠNG (tổng hợp)

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !