Bác sĩ bị hành hung vẫn chưa nhận được lời xin lỗi, có thương tích còn sẹo tới giờ

Là bác sĩ cấp cứu, bác sĩ Thiên đã nhiều lần bị hành hung, chứng kiến bác sĩ khác bị hành hung. Anh mong có điều luật những người hành hung bác sĩ phải làm công ích, ví dụ vào bệnh viện làm tại khoa cấp cứu, để hiểu thế nào là quá tải, chờ đợi.

Không lời xin lỗi

Đêm trực ngày 27/7, BS Phạm Hoàng Thiên – Khoa Cấp cứu,  Bệnh viện Nhân dân Gia Định, TP.HCM đã bị bố của một bệnh nhi hóc xương cá hành hung.

Sự việc đã được cơ quan chức năng vào cuộc. Đối tượng hành hung BS Thiên đã được triệu tập lên cơ quan công an làm việc và anh ta đã thừa nhận trong phút bốc đồng đã không kiềm chế được bản thân mình.

Một tuần xảy ra sự việc, BS Thiên cho biết anh vẫn chưa nhận được lời xin lỗi của người đàn ông đã hành hung mình dù là trực tiếp hay qua điện thoại. Chỉ có vợ của đối tượng hành hung BS Thiên có gọi điện và nói lời xin lỗi.

Điều khiến BS Thiên buồn nhất khi sự việc xảy ra là những lời bình luận từ cộng đồng. Nhiều người cho rằng do bác sĩ trịch thượng, cao ngạo, chửi mắng, rồi không có lửa làm sao có khói… bác sĩ phải như thế nào mới liên tục bị hành hung.

Hay các lý do nguỵ biện - trường hợp bệnh nhân này là bệnh nhân cấp cứu, phải làm nhanh không sẽ trở nên nguy kịch hay tử vong...

Trong cuộc đời hành nghề của mình, BS Thiên khẳng định tất cả trường hợp cấp cứu, cần xử trí nhanh chóng, đừng nói tới tình huống nguy kịch như ngừng tim, ngừng thở, dao đâm thấu tim hay sắt đâm xuyên cổ, hay bệnh rất nặng như nhồi máu cơ tim, đột quỵ não... mà kể cả những ca suy hô hấp, bụng ngoại khoa, hay gãy xương hở, ngủ gà... chưa từng có trường hợp mình cấp cứu chậm trễ.

Ngay kể cả trong đại dịch Covid-19 tại TP.HCM năm 2021, chỉ  cần bệnh nhân đúng tính chất cấp cứu thuộc phân loại đỏ và vàng bác sĩ Thiên sẽ chịu trách nhiệm hết.

Nếu bệnh nhân ở phân vùng xanh thì không, vì phân loại xanh có nghĩa là bệnh nhân đó không phải tình trạng cấp cứu khẩn, có thể xử trí trong vòng 60 phút, còn theo nền y khoa thế giới thì có thể can thiệp trong 60-120 phút tùy quốc gia.

Trường hợp bé gái hóc xương này được phân loại là xanh. BS Thiên đã giải thích rất rõ ràng, và bố bé cũng biết rõ bé sẽ không có vấn đề gì khi chờ.

Ngoài ra, tại thời điểm đó, khoa cấp cứu vẫn còn nhiều bệnh nhân cấp cứu khác, không tính mấy ca gãy xương, chấn thương đầu, chấn thương ngực do tai nạn giao thông, bệnh nhân ngoại khoa hay suy hô hấp, suy tim cấp thì vẫn có bệnh nhân nặng phải thở máy vẫn đang được xử trí chờ nhập khoa.

{keywords}
Đối tượng tấn công bác sĩ Phạm Hoàng Thiên. 

Nhiều năm làm bác sĩ cấp cứu, BS Thiên nhớ lại nhiều trường hợp rất “hài” và cũng thấy buồn vì ý thức của nhiều người Việt. 

Lần tệ hại nhất, BS Thiên và ekip đang hồi sức tim phổi cho bệnh nhân ngưng tim ngưng thở thì nam bệnh nhân trẻ đến kéo áo bác sĩ Thiên, nhất quyết đòi khâu vết thương cẳng tay khoảng 3cm cho anh ta dù đã được khám và cho giảm đau, SAT, chụp film không gãy xương, vào khoa được tầm 45phút. Bệnh nhân trẻ còn đe dọa là sẽ gọi lãnh đạo để đuổi việc bác sĩ nếu không làm ngay.

Đang bận cấp cứu, BS Thiên dẫn bệnh nhân tới cái bảng mà chỉ vào số đường dây nóng của bệnh viện, của Sở Y tế, Bộ Y tế bảo bệnh nhân “cứ gọi đi”… và anh ta gọi thật. Sau đó 1 ngày bác sĩ Thiên đã nhận được thông báo là phải viết tường trình.
 
Cướp đi thời gian vàng cho người khác
 
Bác sĩ Thiên cho rằng bản thân mình luôn làm đúng tôn chỉ cấp cứu, kể cả người nhà nhập viện cấp cứu đều tuân theo thứ tự đỏ - vàng – xanh. Chị gái của BS Thiên cũng từng phải chờ 2 tiếng mới tới lượt, không có chen ngang.

Tại khoa cấp cứu luôn có bảng phân loại và xử trí cấp cứu và các dấu hiệu cấp cứu nhưng không ai đọc. Mỗi ca trực, BS Thiên chia sẻ, riêng anh đã phải khám trăm lượt bệnh nhân, đó là còn chưa tính khám xong phải có giải thích.

Đa phần bệnh nhân không có tính chất cấp cứu khẩn nhưng mọi người không nhận ra, vì ai ai cũng chỉ chăm chăm lo cho bản thân/thân nhân mình, chứ không hề nghĩ đến bản chất việc họ gây rối, chửi bới và hành hung nhân viên y tế.

BS Thiên cho rằng hành vi đó của họ đang cướp đi thời gian vàng cũng như sức khỏe và tính mạng của những bệnh nhân nặng cần xử trí cấp cứu nhanh chóng.

Đa số các ca người nhà hành hung bác sĩ đều ở phân loại xanh, không phải nhóm phải cấp cứu ngay. Họ vào viện la hét, khoe có tiền, nghĩ rằng bác sĩ phải có tiền mới cấp cứu. Bản thân BS Thiên nhiều lần bị hành hung và thậm chí còn 3 lần để lại thương tích, có 1 lần còn để lại sẹo đến bây giờ. Có người hành hung bác sĩ xong thản nhiên không một lời xin lỗi.

BS Thiên cho rằng bản thân anh thấy sự bạc bẽo. Nếu vì tiền làm bác sĩ chắc chắn anh đã bỏ nghề đi làm nghề khác sẽ nhiều tiền hơn. Thu nhập của bác sĩ hiện tại chỉ đủ sống, anh còn không dám nghĩ tới lấy vợ. Bố mẹ ở quê cũng không thể báo hiếu. Nhưng điều đáng sợ hơn nữa, là một phần không nhỏ trong xã hội đã coi ngành y như kẻ thù, đáng đánh, đáng chửi...

Khoa cấp cứu luôn là nơi đầu sóng, ngọn gió hứng chịu nhiều nhất các vụ bạo hành. Vì vậy, tại khoa của BS Thiên có hơn 70% bác sĩ cấp cứu sau khi làm vài năm đã không chịu nổi mà rời đi, đến viện tư hoặc chuyển sang chuyên khoa khác hoặc ngành khác.

BS Thiên mong có những điều luật cho những người hành hung nhân viên y tế phải làm công ích cho xã hội trong 1 khoảng thời gian nhất định, chẳng hạn như phải vào bệnh viện làm công tác hộ lý, chỉ cần hoàn thành tốt trách nhiệm và vai trò như một hộ lý của khoa cấp cứu, thì họ sẽ hiểu nhân viên y tế đã phải gánh chịu những gì, biết thế nào là quá tải, biết trường hợp nào là phải chờ đợi.

Thậm chí có người nghĩ rằng đánh nhân viên y tế chỉ cần xin lỗi, hay bù tổn thất tinh thần bằng tiền là qua chuyện. Chỉ khi đánh đến tử vong, hay tổn thương nặng hơn 11% thì mới truy tố. 

Khi nhân viên y tế như chim sợ cành cong, người thiệt thòi là bệnh nhân và người nhà của chính những người hành hung, lăng mạ bác sĩ.

Khánh Chi

Cuộc gọi lúc nửa đêm cứu 2 trẻ nhỏ nguy kịch vì tay chân miệng

Trẻ bị tay chân miệng quá nặng, bác sĩ ở tỉnh gọi điện giữa đêm cho chuyên gia tại TP.HCM xin chuyển lên tuyến trên. Tuy nhiên, trẻ có nguy cơ tử vong rất cao trên đường cấp cứu.

Cách phân biệt huyết áp thấp và hạ đường huyết

Người bị huyết áp thấp cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, thiếu tập trung; trong khi nếu hạ đường huyết, bệnh nhân lại có cảm giác đói, run rẩy, đổ mồ hôi.

Trẻ 17 tháng tuổi phải lọc máu khi mắc tay chân miệng

Chỉ trong 4 giờ chuyển viện lên TP.HCM, trẻ chuyển nặng từ bệnh tay chân miệng độ 3 sang độ 4, suy hô hấp.

Cho điều hòa, quạt điện phả thẳng vào mặt: Thói quen cần bỏ ngay

Thói quen đang ở ngoài nóng về bật quạt mạnh, điều hòa lạnh sâu thậm chí thổi thẳng gió vào người gây ra rất nhiều nguy hiểm cho sức khỏe.

Nguy cơ dịch chồng dịch, TP.HCM ra văn bản khẩn

UBND TP.HCM yêu cầu ngành y tế thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng, đặc biệt ở các điểm trông giữ trẻ, trường mầm non, tiểu học.

Bộ Y tế: Sắp nhập thuốc điều trị các ca mắc tay chân miệng nặng

Dự kiến, tháng 7 và 8 tới, các loại thuốc điều trị bệnh tay chân miệng nặng sẽ được nhập về Việt Nam.

Mùa vải đã đến, ăn thế nào để không gây hại sức khỏe?

Quả vải có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng lại không nên ăn quá nhiều. Một số trường hợp có thể bị đau bụng, nổi mề đay, nôn nao sau khi ăn loại quả này.

Không muốn rước bệnh, tuyệt đối không ăn dưa muối xổi

Dưa muối xổi là món được nhiều người yêu thích nhưng ăn nhiều không tốt, có thể gây ung thư dạ dày.

Nhiều bệnh viện miền Tây thiếu máu vì khó khăn đấu thầu, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn

Khó khăn trong đấu thầu, mua sắm vật tư, sinh phẩm xét nghiệm, thiếu từ túi lấy máu, hóa chất sàng lọc máu, kit thu nhận tiểu cầu, Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Cần Thơ không thể cung cấp máu cho nhiều bệnh viện tại miền Tây.

Loại virus nguy hiểm nhất gây bệnh tay chân miệng

So với nhiều tác nhân gây ra bệnh tay chân miệng, Enterovirus 71 là virus nguy hiểm nhất, có thể gây tử vong sau 4 tiếng người mắc xuất hiện biến chứng.

Đang cập nhật dữ liệu !