Ba nhóm tàu sân bay Mỹ cùng xuất hiện ở cửa ngõ Biển Đông

Lần đầu tiên kể từ năm 2017, hải quân Mỹ điều động 3 nhóm tác chiến tàu sân bay tới cửa ngõ Biển Đông giữa lúc căng thẳng Mỹ - Trung tiếp tục gia tăng.

Giới phân tích nhận định, việc Mỹ điều động ba nhóm tác chiến tàu sân  bay tới Tây Thái Bình Dương dường như muốn gửi thông điệp tới Trung Quốc rằng, bất chấp dịch Covid-19, quân đội Mỹ vẫn duy trì hiện diện quy mô lớn trong khu vực.

Hôm 21/6, Hạm đội Thái Bình Dương của hải quân Mỹ cho hay hai nhóm tác chiến tàu sân USS Theodore Roosevelt và USS Nimitz đã triển khai các sứ mệnh hoạt động ở biển Philippines.

{keywords}
Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt của hải quân Mỹ hoạt động gần cửa ngõ Biển Đông. (Ảnh: Hải quân Mỹ)

Theo tuyên bố từ Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, hai nhóm tác chiến tàu sân bay đã thực hiện các cuộc diễn tập phòng không, trinh sát trên biển, tiếp liệu trên biển, huấn luyện chiến đấu phòng không, tập trận tấn công tầm xa, phối hợp di chuyển và nhiều bài tập khác.

“Đây là cơ hội lớn để chúng tôi cùng nhau huấn luyện theo một kịch bản phức tạp. Bằng việc cùng nhau hoạt động trong khu vực, chúng tôi đang cải thiện năng lực chiến thuật và khả năng sẵn sàng đối phó trước những sức ép ngày càng gia tăng trong khu vực và dịch Covid-19", Japan Times dẫn lời Thiếu tướng Doug Verissimo, chỉ huy Nhóm tác chiến tàu sân bay số 9.

Ngoài ra, theo những bức ảnh được Hạm đội Thái Bình Dương của hải quân Mỹ công bố, nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan cũng đang hoạt động ở biển Philippines. Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan đóng quân tại thành phố cảng Yokosuka thuộc tỉnh Kanagawa của Nhật Bản.

Cho tới ngày 21/6, vẫn chưa có thông tin về vị trí hoạt động cụ thể của ba nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ trên biển Philippines, cũng như kế hoạch di chuyển trong thời gian tới. Nhiều khả năng, các tàu sân bay Mỹ có thể di chuyển tới eo biển Luzon nằm giữa Đài Loan và Philippines và là cửa ngõ để tiến vào Biển Đông.

Hồi tuần trước, truyền thông Trung Quốc cũng đã đưa thông tin về sự xuất hiện liên tiếp của ba nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ ở Thái Bình Dương.

Trong một bài báo, tờ Thời báo Hoàn Cầu còn nhấn mạnh hoạt động triển khai tàu chiến của Mỹ có thể đặt quân đội Trung Quốc vào nguy hiểm.

Theo ông Li, để đối phó với Mỹ, Trung Quốc có thể tổ chức các cuộc tập trận hải quân trên Biển Đông vào cùng thời điểm.

Ông Li nhấn mạnh thêm, trong kho vũ khí của Trung Quốc còn có những vũ khí được phát triển để đánh chìm tàu sân bay hay còn được mệnh danh là “sát thủ diệt tàu sân bay” như DF-21D và DF-26.

Quân đội Trung Quốc cũng cho biết hai loại tên lửa “khủng” có thể trở thành mối đe dọa lớn đối với quân đội Mỹ gồm “sát thủ diệt tàu sân bay” DF-21D và tên lửa chống hạm DF-26 với tầm bắn là 4.000 km. Với phạm vi này, căn cứ hải quân Mỹ ở đảo Guam hoàn toàn nằm trong tầm bắn của tên lửa Trung Quốc.

Lầu Năm Góc xác nhận, một trong hai tên lửa DF-21D và DF-26 có thể đã được lực lượng tên lửa của quân đội Trung Quốc cho phóng thử trên Biển Đông hồi tháng 6/2019.

Điều đáng nói, cả ba tàu sân bay USS Theodore Roosevelt, USS Nimitz và USS Ronald Reagan của Mỹ từng phát hiện nhiều trường hợp thủy thủ mắc Covid-19. Điều này  khiến nhiều giới chuyên gia đặt câu hỏi về khả năng sẵn sàng chiến đấu của ba tàu sân bay Mỹ.

“Hoạt động của chúng tôi thể hiện khả năng hồi phục và sẵn sàng của lực lượng hải quân. Đây là thông điệp mạnh mẽ về những cam kết liên quan tới an ninh và ổn định của khu vực mà chúng tôi đang bảo vệ”, Thiếu tướng James Kirk, Chỉ huy nhóm tác chiến tàu sân bay số 11 của Mỹ nói.

Trong vài năm qua, Mỹ từng duy trì hai nhóm tác chiến tàu sân bay ở Tây Thái Bình Dương để hoạt động ở Biển Đông, biển Hoa Đông và biển Philippines. Tuy nhiên, hoạt động triển khai tới Thái Bình Dương trong tháng Sáu này có quy mô lớn nhất kể từ năm 2017, khi có sự tham gia của ba nhóm tác chiến tàu sân bay. Hoạt động triển khai của Mỹ diễn ra giữa lúc căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên cũng không ngừng gia tăng.

Lâu nay, Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền trên phần lớn diện tích Biển Đông thông qua cái gọi là bản đồ “đường chín đoạn”. Thậm chí, trong những năm gần đây, Trung Quốc không ngừng cải tạo, xây dựng các hòn đảo nhân tạo và tiến hành quân sự hóa trái phép trên các thực thể này để bảo vệ những tuyên bố chủ quyền phi lý ở Biển Đông.

Tuy nhiên, Mỹ cùng các đối tác và đồng minh gồm Australia, Nhật Bản, Anh, Pháp và Ấn Độ thường xuyên có những hành động nhằm thách thức việc Trung Quốc đưa ra những tuyên bố chủ quyền phi lý và mở rộng quân sự hóa ở Biển Đông.

Trong thời gian gần đây, Mỹ liên tục điều thêm chiến đấu cơ, oanh tạc cơ và tàu chiến làm nhiệm vụ tuần tra và đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông, biển Hoa Đông và eo biển Đài Loan. hành động này được xem nhằm thách thức quân đội Trung Quốc.

Theo Mỹ, Trung Quốc có thể sử dụng các đảo nhân tạo ở Biển Đông để ngăn cản hoạt động tự do đi lại trong vùng biển chiến lược vốn mang lại giá trị thương mại toàn cầu khoảng 3 ngàn tỉ USD/năm.

Tướng Mỹ lên án Trung Quốc tăng cường hoạt động quân sự ở Biển Đông

Tướng Mỹ lên án Trung Quốc tăng cường hoạt động quân sự ở Biển Đông

Trung tướng Kevin Schneider, Chỉ huy Lực lượng Mỹ tại Nhật Bản cảnh báo, Trung Quốc sẽ vẫn tiếp tục gia tăng hoạt động hàng hải ở Biển Đông sau đại dịch Covid-19.

Minh Thu (lược dịch)

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Đang cập nhật dữ liệu !