Áp lực bán mạnh, thị trường chứng khoán đã về đáy chưa?

Thị trường đang chịu áp lực bán tương đương thời điểm khủng hoảng do đại dịch Covid-19 hồi tháng 3/2020. Cùng với những biến động vĩ mô như lãi suất, tỷ giá, trái phiếu... dẫn tới việc khó xác định liệu thị trường đã hình thành đáy dài hạn hay chưa.

Sau tuần giảm mạnh trước đó, thị trường đã phục hồi nhẹ trong tuần vừa qua dù VN-Index chỉ tăng 7,54 điểm (0,7%) lên 1.027,36 điểm. Bù lại, thanh khoản đã được cải thiện so với tuần trước đó, cao hơn mức trung bình 20 tuần cho thấy lực cầu bắt đáy đã xuất hiện khá tốt.

Giá trị giao dịch trên HoSE tăng 12,2% so với tuần trước đó lên 57.173 tỷ đồng, tương ứng với khối lượng giao dịch tăng 24,4% lên 2.956 triệu cổ phiếu.

Có thể nói tuần vừa qua là một tuần nhà đầu tư bị “thao túng tâm lý” khi VN-Index giảm mạnh về 962,45 điểm trước khi phục hồi trở lại ở mức 1.027,36 điểm. Nếu tính từ đỉnh giá cao nhất năm 2022 tương ứng 1.536,24 điểm thì VN-Index đã giảm tới 37,35% tại đáy 962,45 điểm, lớn hơn cả đợt suy giảm mạnh xảy ra do đại dịch Covid-19 đầu năm 2020.

Áp lực bán tháo, giải chấp tăng lên trong quá trình thị trường giảm điểm, nhà đầu tư cũng bị tác động tâm lý tiêu cực  dưới những động thái về lãi suất, tỷ giá và thị trường trái phiếu.

Thị trường chỉ hồi phục nhẹ trong phiên tuần qua nên các nhóm ngành cổ phiếu cũng có sự phân hóa sâu sắc.

Nhóm cổ phiếu trụ cột thị trường là ngân hàng có mức tăng mạnh nhất với 5% giá trị vốn hóa sau khi một số ngân hàng công bố kết quả kinh doanh quý 3. Đây là nhóm đã dẫn dắt đà tăng của thị trường trong tuần qua.

Các cổ phiếu tiêu biểu có thể kể đến như VCB của Vietcombank tăng 5,3%, BID của BIDV tăng 3,7%, CTG của VietinBank tăng 11,1%, TCB của Techcombank tăng 6,6%, VPB của VPBank tăng 5,1%, MBB của MB tăng 9,6%, ACB tăng 9,3%,...

Bên cạnh đó, nhóm hàng tiêu dùng tăng 1,7% để hỗ trợ cho thị trường với các mã tiêu biểu như VNM của Vinamilk tăng 1,3%, MSN của Masan Group tăng 12,2%,..

Ở chiều ngược lại, nhóm cổ phiếu dầu khí giảm mạnh nhất với 6,5% giá trị vốn hóa với các mã như PLX của Petrolimex giảm 7,9%, OIL của PVOil giảm 11,2%, BSR của Lọc hoá dầu Bình Sơn giảm 5,8%, PVD của PVDrilling giảm 7,5%, PVC của PVChem giảm 7,8%,...

Khối ngoại bán ròng mạnh trên hai sàn trong tuần qua với giá trị ròng đạt hơn 3.500 tỷ đồng. Xét theo khối lượng ròng, EIB của Eximbank là mã chứng khoán bị bán ròng nhiều nhất với 74,4 triệu cổ phiếu.

Tiếp theo là HPG của Tập đoàn Hoà Phát và VND của VNDirect với lần lượt 19,4 triệu cổ phiếu và 15,5 triệu cổ phiếu. Ở chiều ngược lại, MSN là mã chứng khoán được mua ròng nhiều nhất với 3,4 triệu cổ phiếu.

Nhận định về thị trường trong thời gian tới, Công ty Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS) cho rằng xu hướng trung hạn vẫn chưa cải thiện khi VN-Index chưa thể vượt lên vùng giá quanh 1.100 điểm. 

“Thị trường đang chịu áp lực bán tương đương thời điểm khủng hoảng do đại dịch Covid-19 tháng 3/2020. Cùng với những biến động vĩ mô liên quan đến lãi suất, tỷ giá, thị trường trái phiếu... dẫn tới việc khó xác định liệu thị trường đã hình thành đáy dài hạn hay chưa...”, SHS thừa nhận khó xác định được diễn biến tiếp theo của thị trường.

Do đó, nhà đầu tư được khuyến nghị duy trì tỷ trọng hợp lý, chờ thị trường chung ổn định trở lại. Trong thời gian này có thể xem xét, lên lại danh mục theo dõi đầu tư, ưu tiên các mã cơ bản tốt, tỷ trọng tiền mặt cao trong các nhóm ngành như: khu công nghiệp, cảng biển, năng lượng..., các mã ít chịu ảnh hưởng từ diễn biến của tình hình trái phiếu doanh nghiệp hiện nay. 

Trong khi đó, với cái nhìn ngắn hạn hơn, Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho rằng VN-Index có thể kiểm định lại vùng hỗ trợ 988-1.002 điểm trong tuần tới. Nhà đầu tư chủ động bán ra để thực hóa lợi nhuận khi thị trường tăng điểm. 

Mặc dù thị trường có tín hiệu hỗ trợ khá tốt nhưng với nguồn cung vẫn đang gây sức ép và thị trường chưa có động thái tích lũy tích cực, nên Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) nhận định tạm thời có khả năng VN-Index sẽ cần thêm thời gian để thăm dò trên vùng 1.000 điểm. 

Diễn biến của thị trường trong thời gian gần tới sẽ ảnh hưởng nhiều đến trạng thái thị trường, nếu có động thái tích lũy tích cực trên vùng 1.000 điểm của VN-Index thì sẽ mở ra cơ hội xu thế tăng điểm cho thị trường trong thời gian tới. Do vậy, VDSC cho rằng nhà đầu tư tạm thời vẫn nên hạn chế mua đuổi và cần quan sát khả năng tích lũy để đánh giá lại trạng thái của thị trường. 

Hiền Anh

Kiến nghị dừng đề xuất quy định sở hữu nhà chung cư có thời hạn

Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh kiến nghị Bộ Xây dựng xem xét không nên tiếp tục đề xuất “quy định sở hữu nhà chung cư có thời hạn” trong dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) tới đây.

Kho ứng dụng và trung gian thanh toán khiến game lậu tràn vào Việt Nam

Với việc các kho ứng dụng giảm chiết khấu cùng với sự hỗ trợ từ các bên thanh toán như thẻ tín dụng, ví điện tử (MoMo), game lậu của các nhà phát hành quốc tế, đặc biệt là Trung Quốc dễ dàng vào thị trường Việt Nam.

Năm 2022, một doanh nghiệp du lịch thu hơn 33 tỷ mỗi ngày

Năm 2022, Saigontourist Group đạt doanh thu 12.200 tỷ đồng, tức bình quân mỗi ngày thu 33,4 tỷ đồng. Lãnh đạo TP.HCM lưu ý nếu doanh nghiệp không năng động, không thay đổi thì vị thế đầu đàn chưa chắc giữ được

HĐQT Hòa Phát nhận 0 đồng thù lao trong năm 2022

Năm 2022, hoạt động kinh doanh của Tập đoàn Hòa Phát gặp nhiều khó khăn, HĐQT nhận 0 đồng tiền thù lao, trong khi con số của năm ngoái lên đến cả trăm tỷ đồng.

Thêm một 'nữ tướng' của tỷ phú Phạm Nhật Vượng nhận lương tiền tỷ

Năm 2022, với 7 tháng ngồi ghế Tổng giám đốc Vinhomes cùng 5 tháng làm Phó Tổng giám đốc doanh nghiệp này, bà Nguyễn Thu Hằng được trả lương và thù lao gần 11,7 tỷ đồng.

Ban chỉ đạo 389 lập tổ công tác chống buôn lậu qua đường hàng không

Bộ Trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, vừa ký quyết định thành lập tổ công tác liên ngành để chống buôn lậu qua đường hàng không.

Hạn chế 'doanh nghiệp sân sau', 'doanh nghiệp thân hữu'

Trong số những điểm sáng của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) lần này là thực hiện đấu giá, đấu thầu và hạn chế giao đất, cho thuê đất góp phần minh bạch hóa thị trường đất đai, hạn chế các doanh nghiệp sân sau, doanh nghiệp thân hữu đầu cơ, trữ đất.

Dân buôn xe vẫn lo 'ế' dù có được giảm 50% lệ phí trước bạ

Giới kinh doanh lo sợ dù đề xuất giảm 50% phí trước bạ ô tô được thông qua cũng khó có thể vực dậy thị trường đang trên đà lao dốc nghiêm trọng.

Phạt 2 doanh nghiệp hơn 130 triệu đồng vì mua xăng dầu ngoài hệ thống

Cục Quản lý thị trường tỉnh Nam Định vừa có báo cáo về việc phát hiện và xử phạt 2 doanh nghiệp về hành vi mua xăng dầu ngoài hệ thống.

Kinh tế số được dự báo đạt 49 tỷ USD vào năm 2025

Kinh tế số Việt Nam được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ kép hàng năm là 31%, chạm mốc 49 tỷ USD vào năm 2025.