Ai cũng sợ ung thư nhưng không biết rằng ung thư cũng 'sợ' 5 điều này
Ai cũng sợ ung thư, nhưng mọi người có biết ung thư sợ gì không?
Mọi người đều sợ ung thư bởi vì bất kể họ có địa vị bình thường, cao sang hay giàu có đến đâu thì đều có khả năng mắc bệnh. Ung thư không phân biệt tuổi tác, giới tính, và hậu quả nó gây ra cực kỳ nghiêm trọng và khó đoán, dễ dàng lấy đi sinh mạng của người.
Ung thư là một khối u được hình thành do sự tăng sinh bất thường hoặc đột biến của các tế bào dưới tác động của nhiều yếu tố, cả yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan từ môi trường.
Một khi ung thư hình thành, nó sẽ dần nhân lên ở một mức độ nhất định, sau đó xâm nhập, phá hủy các mô xung quanh và thậm chí xảy ra di căn toàn thân, từ đó dẫn đến suy giảm hoặc làm mất chức năng của các cơ quan trong cơ thể. Cuối cùng bệnh nhân sẽ tử vong do suy cơ quan hoặc suy toàn thân.
Theo nghiên cứu, hầu hết bệnh nhân ung thư rất hiếm khi tự khỏi mà không qua điều trị, trừ một số trường hợp phát hiện khi bệnh mới chớm phát triển.
Đột biến trong cơ thể có thể không có vấn đề lớn nhưng cũng có thể gây bệnh. Nếu đột biến gen xảy ra trong gen sinh ung thư thì ung thư hoàn toàn có thể xảy ra.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các bệnh ung thư không phải do tế bào ung thư trong cơ thể gây ra, bởi cơ thể có hệ miễn dịch mạnh.
Hệ thống miễn dịch có thể nhận biết và tiêu diệt các tế bào bất thường và vi sinh vật lạ trong cơ thể, và ung thư sẽ không xảy ra vào thời điểm này. Tuy nhiên, một số tế bào ung thư mạnh mẽ “trốn tránh” hệ thống miễn dịch.
Các tế bào này phát triển cục bộ không giới hạn trong cơ thể, hình thành sự tăng sinh bất thường và trở thành tổn thương tiền ung thư. Lúc này, tế bào ung thư chưa phá vỡ màng cơ bản giữa tế bào và mô nên sẽ không di căn, và chúng sẽ bị đào thải ra khỏi cơ thể nếu hệ miễn dịch đủ mạnh.
Để ngăn chặn sự phát triển liên tục của các tế bào ung thư, chúng ta có thể thực hiện các biện pháp dưới đây:
1. Không quá căng thẳng, mệt mỏi
Căng thẳng là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh ung thư. Căng thẳng dẫn đến làm việc quá sức và suy nhược cơ thể, từ đó khiến suy giảm chức năng miễn dịch, rối loạn nội tiết, rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, lắng đọng các chất độc hại trong cơ thể. Bên cạnh đó, căng thẳng cũng có thể dẫn đến trì trệ tinh thần, huyết ứ, hỏa độc, v.v.
2. Tăng cường vận động thể lực
Tăng cường thể lực giúp nâng cao khả năng miễn dịch. Đồng thời, vận động nhiều dưới ánh nắng mặt trời, mồ hôi ra nhiều có thể bài tiết các chất độc hại trong cơ thể theo mồ hôi.
3. Sinh hoạt đều đặn
Những người có thói quen sinh hoạt không đều đặn như hát karaoke thâu đêm, chơi mạt chược, thức đêm sẽ làm tăng axit hóa trong cơ thể và dễ bị ung thư. Nên hình thành thói quen sinh hoạt tốt, để giữ gìn vóc dáng và tránh xa các loại bệnh ung thư.
4. Không ăn thực phẩm độc hại
Tránh xa các thực phẩm độc hại như nguồn nước ô nhiễm, hoa màu, thức ăn bị mốc, quá hạn sử dụng,…
Nên ăn một số thực phẩm hữu cơ xanh (nhất là rau xanh). Tăng cường bảo hộ lao động, bảo vệ môi trường và vệ sinh thực phẩm, giảm thiểu hoặc loại bỏ các yếu tố gây ung thư trong môi trường.
5. Chủ động đi khám sức khỏe kiểm tra ung thư hằng năm
Mọi người đều có tế bào gen ung thư trong cơ thể, nhưng không phải ai cũng sẽ bị ung thư. Khi chức năng miễn dịch của bạn thấp, các tế bào bình thường bị suy giảm, và các tế bào ung thư sẽ tăng lên.
Những người có tiền sử gia đình mắc ung thư tốt nhất nên kiểm tra cơ thể 2 lần một năm; những người khỏe mạnh nên kiểm tra 1 lần mỗi năm.
Theo baogiaothong